- Thật ngạc nhiên! Ai bảo ngươi tham làm chi, lại đòi một quan tiền, nếu là ta ta chỉ nói mười văn tiền thôi.
Phạm Ninh tiện tay cầm một văn tiền ném cho cậu ta nói:
- Ta muốn tiền là để trả nhân tình cho ngươi, nếu ngươi đã không chê ít, vậy khi nào tới kinh thành mua kẹo ăn đi!
Có lẽ tối hôm qua uống nước trà quá nhiều nên trời chưa sáng Phạm Ninh bị buồn tiểu đến nghẹn. Trong chăn ấm áp vô cùng, hắn luyến tiếc đứng lên.
Thật sự không nhịn được nữa hắn mới phải vén chăn lên, tay chân nhẹ nhàng đi ra ngoài khoang thuyền, sợ đánh thức giấc ngủ say của tổ phụ.
Đi ra ngoài khoang thuyền, không khí lạnh bên ngoài thổi tới khiến thân thể hắn có chút run rẩy.
Hắn vội khom lưng nhanh như chớp chạy đến mép thuyền, thống khoái hướng dòng nước trong sông mà tiểu, rồi nhanh chóng xoay người chạy về phía khoang thuyền.
Đúng lúc này Phạm Ninh phát hiện trên bờ có mấy bóng đen lén lút, trong lòng hắn cả kinh, có kẻ trộm.
Quân tử không đứng dưới bức tường nguy hiểm, phát hiện kẻ trộm hắn đương nhiên không thể lộ mặt. Phạm Ninh lặng lẽ đến đầu thuyền, khẽ đẩy đẩy người chèo thuyền đang ngủ say:
- Đại thúc!
Người chèo thuyền đang mơ đi kinh thành được ăn thịt kho tàu, hương thơm ngát, đúng lúc này lại bị Phạm Ninh đánh thức.
- Chuyện gì?
Người chèo thuyền mơ mơ màng màng hỏi.
- Dường như trên bờ có kẻ trộm, đại thúc đi thăm dò một chút, tôi đi tìm thêm người.
- Đó không phải là kẻ trộm, chỉ là những sĩ tử gần đến kỳ thi, tìm đến Phạm đại quan thỉnh giáo, đã đến từ nửa đêm.
Người chèo thuyền ngáp, lại lật người, mơ mơ màng màng đi ngủ.
Hóa ra không phải là kẻ trộm, vậy hắn sợ cái gì chứ! Phạm Ninh lại đứng thẳng lên, sờ soạng lấy bộ quần áo người chèo thuyền mặc thêm lên rồi nghênh ngang đi về phía đuôi thuyền.
.....
Tờ mờ sáng, Phạm Trọng Yêm liền bị tiếng nói rôm rả làm cho tỉnh ngủ, ông ngóc đầu lên nhìn chỉ thấy Tiểu Phúc cuộn mình trong góc ngủ say, Phạm Ninh thì chẳng biết đã đi đâu.
Phạm Trọng Yêm cả kinh, ông ta vội vàng ngồi dậy, lúc này bên ngoài truyền đến tiếng nói của Phạm Ninh:
- Ngươi viết cái gì đây, bài như thế này mà ngươi cũng muốn thi đỗ cử nhân?
Dường như thằng nhóc đang quở trách người nào? Phạm Trọng Yêm hết sức hiếu kỳ, ông ta nhẹ nhàng mở một góc cửa sổ, chỉ nhìn thấy bóng lưng non nớt của Phạm Ninh.
Hắn ngồi mép thuyền, mặt thêm kiện quần áo của người chèo thuyền, trong tay cầm quyển sách.
Lại nhìn xuống phía dưới, hóa ra trên bờ có năm sáu sĩ tử trẻ tuổi mặc áo xanh.
Sĩ tử bị nói vẻ mặt xấu hổ, một đám nơm nớp lo sợ.
Sĩ tử bị trách cứ cãi lại:
- Văn chương của ta cũng hỏi qua đại nho rồi, được đánh giá là không kém, tiểu quan nhân nói nó không tốt ít nhất cũng phải nói được lý do thuyết phục chứ!
Phạm Ninh hừ một tiếng nói:
- Văn chương của huynh từ đầu tới cuối đều dùng từ ngữ hoa lệ trau chuốt đắp lên cảnh sắc, có lẽ như thế huynh sẽ cho là tốt, nhưng nội dung của nó là cái gì?
- Không có cái gì!
Phạm Ninh giơ giơ bản thảo trong tay:
- Nội dung trống rỗng, cứng nhắc, bài văn chỉ nói đến vật, nếu tả tình yêu huynh chỉ cần tả Hổ khâu kiếm trì, sơn thạch kỳ tuấn sơ lược là được, điều mấu chốt là từ kiếm trì huynh ngộ ra được điều gì?
- Hẳn là quăng kiếm đi, khắp thiên hạ không có đánh nhau, vì dân chúng trong thiên hạ cầu hòa bình, hẳn là có ý chí khát vọng như vậy huynh mới có thể tu thân tề gia bình thiên hạ, nếu không huynh tham gia cuộc thi có ý nghĩa gì?
Sĩ tử bị trách cứ xấu hổ, tiếp nhận bài văn dài thi lễ:
- Nghe tiểu quan nhân nói chuyện có lẽ đã đọc sách mười năm, Trương Minh cảm kích vạn phần.
- Các huynh đi đi, ông nội ta thân thể cảm nhẹ không tiện tiếp đãi các ngươi, để tùy ta cùng các huynh nói chuyện.
Năm sáu danh sĩ cúi người thật sâu thi lễ, xoay người rời đi.
Nghe Phạm Ninh nói chuyện một phen, trong lòng Phạm Trọng Yêm khiếp sợ vạn phần, ông chậm rãi buông cửa sổ thuyền, nhẹ nhàng bịt miệng, thiếu chút nữa không kiềm chế được cất tiếng cười to.
Thiên đạo tuần hoàn, tổn hại có thừa mà được việc không đủ, trên triều làm cho ông ta ngộ ra cuộc sống còn ngày càng đi xuống, mất đi chí hướng và lý tưởng.
Nhưng trời xanh rồi cũng mở ra cho ông ta một cánh cửa nhỏ, để ông ta tìm được người thừa kế của mình ở quê nhà.
........
Thuyền chở khách đi được nửa tháng, Phạm Ninh và Tiểu Phúc trên đường đi không ngừng đấu võ mồm đã làm cho Phạm Trọng Yêm vô cùng vui vẻ, ông đã lâu rồi không được vui vẻ như thế.
Chiều hôm đó rốt cuộc thuyền chở khách cũng đến kinh thành, cũng chính là Đông Kinh Biện Lương, hiện nay là Khai Phong.
Bên bờ xuất hiện một toàn nhà lớn, Phạm Ninh đứng đầu thuyền mở to mắt quan sát xung quanh, hắn chỉ hận trong tay không có camera, không thể quay lại cảnh vật hai bên bờ sông.
Hai bên bờ sông có nhiều thuyền lớn nhỏ neo đậu, trên bờ người đi đường và thương nhân tới lui.
Tửu quán, nhà hàng, quán trà, tiệm tạp hóa, hiệu thuốc bắc, giải kho, chất kho, vải vóc, y quán.... từng cửa hàng lần lượt hiện lên, càng đến gần thành trì thì càng phồn hoa náo nhiệt, cờ bay phấp phới, nhân khẩu đông đúc, vô cùng sinh động.
Nơi này là ngoài thành Biện Lương nhưng đã hết sức phồn hoa, thật không hiểu trong thành sẽ phát triển đến mức nào?
Lúc này phía trước xuất hiện một chiếc cầu gỗ hình vòm, Phạm Ninh liếc mắt một cái liền nhận ra, hắn lập tức kích động hô to:
- Mau nhìn kia, là cầu vồng thì phải.
Tiểu Phúc phía sau bĩu môi, ánh mắt tràn đầy khinh bỉ:
- Một cây cầu gỗ thôi mà, sao ngạc nhiên thế? Là người đọc sách, một chút kiềm chế cũng không có vậy?
- Ngươi thì biết cái đếch gì? Cây cầu kia sẽ lưu truyền muôn đời.
Phạm Ninh khoanh tay thản nhiên nhìn cầu gỗ hình vòm, đi ngang qua đỉnh đầu, đây là cầu vồng trong bức Thanh Minh Thượng Hà Đồ.
Rốt cuộc là người bước vào tranh, hay bức tranh trở thành cảnh thật?
Lúc này Phạm Trọng Yêm nhẹ nhàng đi lên trước nắm bả vai non nớt của Phạm Ninh cười nói:
- Đây là kinh thành, kỳ thật không khác lắm so với phủ Bình Giang chúng ta.
Phạm Ninh ngạc nhiên nói:
- Con ngay cả Ngô huyện cũng chưa đi qua, một bước liền đến kinh thành, thật sự chân đã đủ dài rồi.
Phạm Trọng Yêm nghe hắn nói thú vị như thế không khỏi cười, lại vỗ vỗ ót hắn:
- Dọc đường đi cháu có nói muốn đi gặp danh nhân trong kinh, hiện tại đến kinh thành rồi, nói xem cháu muốn gặp ai?
Phạm Ninh đang thưởng thức phong thái cưỡi lừa yểu điệu của mỹ nữ, nhất thời thốt ra:
- Lý Sư Sư!
Phạm Ninh biết mình lỡ miệng, hắn ngượng ngùng gãi đầu, vội giải thích:
- Lý Sư Sư là hàng xóm của con, cùng con thanh mai trúc mã từ nhỏ, năm trước cả nhà nàng đã đến kinh thành, con rất nhớ nàng.
Phạm Ninh tự cho rằng mình giải thích cặn kẽ, đáng tiếc trên đường đi lên phía bắc Phạm Trọng Yêm đã sớm biết rõ ràng thói quen của hắn, chỉ cần thấy hắn vò đầu là biết hắn nói xạo.
Trong lòng Phạm Trọng Yêm vừa bực mình vừa buồn cười, gõ đỉnh đầu hắn nói:
- Nghiêm chỉnh mà nói.
- Tô Đông Pha thì sao?
Phạm Trọng Yêm ngẩn ra:
- Tô Đông Pha là ai?
Phạm Ninh lập tức nghĩ đến lúc này Tô Đông Pha còn đang trên cây đào bắt tổ chim.