Chương 36: Tiểu nương cùng họ. - Đương… Tiếng chuông bắt đầu trận chung kết vang lên, Lý Quỳ cũng ngồi thẳng sống lưng, y rất hứng thú với Lý Diên Khánh này, ‘Thiên Trúc quốc thiêm vị Như Lai’, câu đối của Lý Diên Khánh khiến y lau mắt mà nhìn. Nhạc Phi rút được thăm hỏi, do họ hỏi đối phương đáp. Nhạc Phi đứng dậy đọc đề: - Đề thứ nhất chúng ta hỏi thơ, xin nghe rõ đề. Thi Thánh Đỗ Phủ viết ra tam lại tam biệt vào năm nào, bối cảnh cụ thể là gì? Cũng xin đọc thuộc lòng hoàn chỉnh. Đề mục không khó, thậm chí hơi đơn giản. Khoa cử triều Tống tôn trọng thơ Đỗ, thơ Đỗ Phủ bình thường đều yêu cầu thuộc lòng toàn bộ, coi như cũng là một loại kiến thức cơ bản. Nhưng chính đề mục đơn giản như vậy lại làm cho bốn tên học sinh học đường trấn Dũ Lý quá sợ hãi, tình báo mà họ nhận được thì đổi phương hẳn là hỏi Vương Duy viết bao nhiêu bài thơ trước ba mươi tuổi, đọc thuộc lòng hai mươi bài trong đó, họ chuẩn bị cả một đêm, kết quả vấn đề của đối phương hoàn toàn không giống. Bốn người nhìn nhau, trong mắt đều lộ vẻ phẫn hận, họ bị chơi xỏ. Họ thương lượng một lát, một tên học sinh đứng dậy nói: - Tam lại tam biệt viết vào năm Càn Nguyên thứ hai, bối cảnh là quân Đường đang đại bại ở Tương Châu, Thi Thánh từ Đông Đô trở về Hoa Châu thấy được hết thảy. Học sinh lập tức đọc thuộc lòng, ‘Tân an lại’, ‘Thạch hào lại’, ‘Đồng quan lại’, ‘Tân hôn biệt’, ‘Thùy lão biệt’, ‘Vô gia biệt’, một chữ cũng không sai. Một tiếng kháng vang lên. Học đường trấn Dũ Lý dẫn đầu một điểm. Sau đó học đường trấn Dũ Lý đặt câu hỏi. - Loại đề của chúng ta là đọc kinh, xin đọc thuộc lòng hai thiên Đãng binh và Chấn loạn của ‘Mạnh thu quý’ trong ‘Lữ thị xuân thu’. Bốn người Lý Diên Khánh rốt cuộc thấy được sự vô sỉ của học đường trấn Dũ Lý, bản thân ‘Lữ thị xuân thu’ đã rất hiếm, nếu hỏi một chút vấn đề thường thức trong đó còn phù hợp độ khó đề thứ nhất, thế nhưng lại để họ đọc thuộc hai thiên khô khan nhất trong đó, coi như đề thứ ba cũng không khó khăn như vậy. Nhưng không chờ đám người Lý Diên Khánh phản đối, quan chủ thầm liền hô: - Đổi đề! Lưu Tri Huyện thấp giọng giải thích quy tắc cho Lý Quỳ. Lý Quỳ gật đầu, y cũng cảm thấy đề này ra quá xảo trá, làm người không phúc hậu. Bất đắc dĩ, học đường trấn Dũ Lý đành phải lấy đề dự bị ra hỏi: - Vẫn là ‘Lữ thị xuân thu’, xin nói ra ‘Lữ thị xuân thu’ tổng cộng có mấy quyển mấy thiên, cũng tùy ý đọc một thiên trong đó. Đề này đơn giản hơn một chút, mọi người bàn bạc một lát, Lý Diên Khánh liền đáp: - Cuốn sách này tổng cộng chia làm mươi hai kỷ, tám lãm, sáu luận, tổng cộng mười hai quyển, một trăm sáu mươi thiên. Sau đó Lý Diên Khánh liền đọc ‘Lữ thị xuân thu – Sát Kim’, ‘Sở nhân hữu thiệp giang giả, kỳ kiếm tự chu trung trụy vu thủy, cự khế kỳ chu, viết: "Thị ngô kiếm chi sở tòng trụy." Chu chỉ, tòng kỳ sở khế giả nhập thủy cầu chi. Chu dĩ hành hĩ, nhi kiếm bất hành, cầu kiếm nhược thử, bất diệc hoặc hồ? ’ Đương! Tiếng khánh gõ vang, học đường trấn Lộc Sơn cũng được một điểm. … Bởi vì có Tri Châu quan sát, vì để Lý Quỳ rõ ràng quy tắc hơn, liền nghỉ ngơi một khắc đồng hồ sau khi kết thúc hai vòng, lúc này hai vòng đã chiến, hai bên chiến hòa. Trong phòng nghỉ ngơi, bốn người đang thương lượng đề thứ ba, Lý Cửu Chân lại lặng lẽ chui vào, Vương Quý vừa thấy nàng, lập tức hớn hở: - Tiểu nương tử, sách xem hay không? - Rất hay! Tối hôm qua ta xem xong, còn có bản tiếp theo hay không? Lý Cửu Chân cũng đọc tới say mê, lại muốn bản tiếp theo, Vương Quý gãi đầu: - Còn chưa bán nữa! Lý Diên Khánh khẽ cười nói: - Bản tiếp theo gọi là ‘Đại Thánh Tróc Yêu Ký chi Hỏa Diệm Sơn’, mùa xuân sang năm sẽ in ra. Vương Quý và Thang Hoài cùng hỏi: - Làm sao ngươi biết? - Ở hiệu sách ngày đó không phải ta lên lầu sao? Vừa vặn tác giả Lộc Sơn Tiêu Tiêu Tử cũng ở đó, La Chưởng quỹ liền dẫn ta gặp hắn. Nghe nói ngày đó Lộc Sơn Tiêu Tiêu Tử cũng ở trên lầu, Vương Quý giậm chân đấm ngực, hối hận vạn phần, gã kéo Lý Diên Khánh hỏi: - Khánh ca nhi, lúc nào hắn lại đến? - Hắn ở tại Phủ Đại Danh, lúc nào đến ta không biết, chẳng qua ngươi tìm hắn làm gì? - Ta… ta muốn xuất hiện trong sách, để mọi người đều biết tên ta. Lý Diên Khánh lập tức cười: - Nói không chừng ta có thể truyền lời thay ngươi, ngươi muốn làm người thế nào trong sách? Vương Quý vỗ ngực một cái: - Phiêu Kỵ Đại tướng quân Vương Quý. - Không được! Lý Diên Khánh tức giận nói: - Nhiều nhất làm tiểu yêu, Bôn Ba Nhi Bá Thập yêu. - Vậy được rồi! Vương Quý lập tức thỏa hiệp: - Vậy liền gọi… Bôn Ba Nhi Quý đi! Thang Hoài cũng nhảy ra: - Còn có ta, ta gọi Bôn Ba Nhi Thang! - Còn có ta! Còn có ta! Lý Cửu Chân vội vàng đến độ giậm chân: - Ta là muội muội của họ Bôn Ba Nhi Chân. Lý Diên Khánh cười ha ha: - Được! Trở về ta sẽ viết thư cho hắn. Lúc này, Nhạc Phi ôn hòa hỏi: - Lý cô nương tìm chúng ta còn có chuyện khác sao? Một câu nhắc nhở Lý Cửu Chân, nàng vội vàng nói: - Cha để cho ta tới hỏi Khánh ca nhi một chút, vết thương thế nào rồi? - Đã tiêu sưng toàn bộ, kết vảy rồi, hôm qua may mắn có cha ngươi, thay ta tạ ơn hắn. Lúc này tiếng chuông bắt đầu vòng thứ ba gõ vang, Lý Cửu Chân khẽ nói với Lý Diên Khánh: - Cha ta muốn ra một bài thơ thất ngôn cho mọi người viết, miêu tả phong thổ quê hương mình, ai viết tốt người đó sẽ thắng. Nói xong, nàng chạy đi như một làn khói. … Học Chính Tương Châu Dương TÍn ám hiệu Lưu Tri Huyện, Lý quan nhân có hào hứng ra một đạo đề quyết thắng. Lưu Tri Huyện lập tức ngầm hiểu, liền thông báo quan chủ thẩm, để họ sắp xếp đề thứ ba cho Tri Châu ra đề. Ngay từ đầu vòng tranh tài thứ ba, quan chủ thẩm liền tuyên bố quy tắc mới. - Đề thứ ba của hai phương đều chọn là sáng tác tức thời, chẳng qua đây là trận quyết chiến cuối cùng, vì công bằng, khiến tất cả mọi người tâm phục khẩu phục, chúng ta quyết định đề thứ ba do quan bình thẩm đưa ra, chỉ ra một đề, người giỏi hơn sẽ thắng. Lý Diên Khánh nhớ tới lời Lý Cửu Chân vừa nói, đây cũng là Lý Quỳ phụ thân nàng ra đề. Lúc này một suy nghĩ bông dưng nảy ra trong đầu. Có lẽ đây là một cơ hội kể ra oan tình cho phụ thân mình, mình nhận được ưu ái của Lý quan nhân, xin y nghe một chút oan tình của phụ thân. Quan chủ thẩm tuyên bố đề mục: - Mỗi người đều có thể viết một bài thơ hoặc bài từ, miêu tả phong phạm cảnh sắc dân tình nhân sinh quê hương mình, thời gian là nửa canh giờ, bắt đầu! Đề mục rất rộng, thơ từ đều được, để đám học sinh biểu hiện đầy đủ tài hoa của mình, chẳng qua trong này cũng giấu diếm cơ hội gian lận. Bốn tên học sinh học đường trấn Dũ Lý vui mừng trong lòng, sư phụ họ chuyên môn viết mười mấy bài thi từ miêu tả cảnh sắc Dũ Lý cho họ tham khảo, mỗi người họ đều có thể lựa chọn một bài trong đó. Bốn người học đường trấn Lộc Sơn cũng cảm xúc dâng lên, mỗi người đều muốn biểu hiện vẻ tài hoa tốt nhất của mình trước mặt Tri Châu, khát vọng nhận được Tri Châu ưu ái.