Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 292: Từ Cống viện tới Cựu viện (3).

Chương 297: Từ Cống viện tới Cựu viện (3).


Chu Nguyên Trương để ba sáu họ Mân địa di dân tới Lưu Cầu không phải vì muốn xâm chiếm Lưu Cầu, mà nghe theo lời mời của Lưu Cầu Vương, phái qua đều là những người có tay nghề giỏi, giúp đỡ người dân Lưu Cầu phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp.

Qua nhiều thế hệ quân chủ Trung Quốc đều phá lệ khoan hồng độ lượng, đối với ngoại phiên, để thể hiện rõ khí thế của đại quốc mênh mông, đều là đòi ít mà ban cho rất nhiều, cái muốn chính là danh phận của một Tông chủ quốc.

Đảo Tân Thị hàng năm phải trưng trên nghìn dân phu đi Lộc Nhi đảo phục dịch, còn muốn Lưu Cầu vương tiến công hải ngư, bàn chân gấu, dược liệu, khoáng sản… Dù sao chỉ cần Lưu Cầu đảo sản xuất ra cái gì, thì Đảo Tân Thị liền muốn cái đó… cực kỳ tham lam.

Thượng Ninh vương chịu nhẫn nhục, bốn năm trước từng cử Trần Tình Thông sự đường xá xa xôi tới Bắc Kinh cầu cứu hoàng đế Vạn Lịch, nhưng sau khi các chư thần thảo luận xong, cảm thấy Lưu Cầu ở hải ngoại xa xôi, nằm ngoài tầm tay với, cho dù có phái Thủy sư trợ giúp Lưu Cầu Vương đánh đuổi những Oa Khấu (giặc Oa; giặc lùn - bọn hải tặc người Oa Nhật Bản, thường quấy phá vùng ven biển Triều Tiên, Trung Quốc, thế kỷ XIV-XVI) kia, nhưng Thủy sư Đại Minh không thể ở lâu tại Lưu Cầu, một khi về nước, Oa Khấu sẽ ngóc đầu lên, Oa Khấu cách Lưu Cầu gần… thật khó lòng phòng bị.

Cuộc chiến đánh đuôi Oa năm Vạn Lịch thứ hai mươi đã khiến Đại Minh tổn thương nguyên khí nặng nề. Lưu Cầu đối với Đại Minh mà nói, đương nhiên mãi mãi không quan trọng bằng Triều Tiên. Cho nên Diệp Hướng Cao đối với sứ thần Lưu Cầu chỉ có những lời an ủi rồi điều về nước .

Từ năm Hồng Vũ thứ mười sáu, Lưu Cầu thường phái quan sinh tới Nam Kinh Quốc Tử Giám để học. Nam Kinh Quốc Tử Giám có Quang Triết đường chuyên môn cung cấp chỗ ở cho học sinh Lưu Cầu…

Con thứ của Thượng Ninh vương Thượng Phong rất căm hận đối với việc sưu cao thuế nặng của Đảo Tân Thị ở Lưu Cầu, cho nên năm ngoái gã đã thỉnh cầu Thượng Ninh vương đến Đại Minh triều Nam Đô để đọc sách, kết bạn, những thứ này có lẽ sẽ giúp ích cho Lưu cầu sau này. Thượng Phong vì không cam tâm chịu người Oa nô dịch, nhưng mà ở Kim Lăng, thông qua sự kết giáo với giám sinh Đại Minh, Thượng Phong phát hiện tuyệt đại đa số giám sinh không hề có hứng thú với Lưu Cầu, chỉ khi nói đến Oa Khấu, mới cất tiếng măng vài tiếng, không hơn không kém.

Trương Nguyên là người đầu tiên có hứng thú sâu sắc với Lưu Cầu mà Thượng Phong gặp được khi đến Kim Lăng, hơn nữa kiến thức của Trương Nguyên khiến Thượng Phong vô cùng kinh ngạc. Trương Nguyên vô cùng quen thuộc đối với vị trí địa lý của Lưu Cầu, với cả quan hệ giữa Đại Minh và Nhật Bản. Tuy Trương Nguyên chỉ là một giám sinh, không quyền không thế, đối với Lưu Cầu lực bất tòng tâm, nhưng có thể gặp một chư sinh Đại Minh hiểu và đồng tình với Lưu cầu như thế, đã khiến cho Thương Phong thấy vô cùng an ủi.

Mà đối với Trương Nguyên mà nói, giúp đỡ Lưu Cầu chống lại Oa Khâu cũng không nằm trong mục tiêu phấn đấu của hắn. Mục đích mà hắn xác định nhất, đó là làm cho Đại Minh vương triều quốc tác trường viễn, tuyệt không để cho người Mãn Thanh nhập chủ Trung Nguyên. Nhưng giao hảo với một Lưu Cầu Vương tử là có lợi không hại, them một người bạn là them một con đường, chỉ cần không phải là kẻ thù, thì hãy tận lực kết làm bằng hữu.

Hai người Trương Đại và Trương Ngạc nghe Trương Nguyên và Thượng Phong nói chuyện, nghe đến mức phát buồn ngủ, không hiểu sao Giới Tử lại có hưng trí như vậy, nói chuyện rất ăn ý với Phiên quốc Vương tử hải ngoại này!

Khó khăn lắm mới nhịn hết một canh giờ, Trương Ngạc đứng lên nói:

- Được rồi, cơm nước no nê, Thượng huynh, chúng ta tái kiến ở Quốc Tử Giám, về sau đều là đồng học, cơ hội gặp mặt còn nhiều, hôm khác sẽ nói chuyện tiếp nhé.

Thượng Phong cũng là người cực kỳ biết điều, biết hai tộc huynh này của Trương Nguyên đang nóng long đi thăm danh kỹ, bèn đứng lên nói:

- Hôm nay được gặp ba huynh đệ, tại hạ xem như có phúc ba đời, chúng ta ngày khác sẽ gặp lại.

Mệnh cho Thái Khải Tường đi thanh toán tiền, lại được biết người hầu của Trương Ngạc Phúc Nhi đã thanh toán rồi, Thượng Phong liên miệng nói “Hổ thẹn”, chỉ đành hôm khác gặp lại sẽ mời ba huynh đệ Trương thị.

Hai người Trương Đại và Trương Ngạc nghe Trương Nguyên và Thượng Phong nói chuyện, nghe đến mức phát buồn ngủ, không hiểu sao Giới Tử lại có hưng trí như vậy, nói chuyện rất ăn ý với Phiên quốc Vương tử hải ngoại này!

Khó khăn lắm mới nhịn hết một canh giờ, Trương Ngạc đứng lên nói:

- Được rồi, cơm nước no nê, Thượng huynh, chúng ta tái kiến ở Quốc Tử Giám, về sau đều là đồng học, cơ hội gặp mặt còn nhiều, hôm khác sẽ nói chuyện tiếp nhé.

Thượng Phong cũng là người cực kỳ biết điều, biết hai tộc huynh này của Trương Nguyên đang nóng long đi thăm danh kỹ, bèn đứng lên nói:

- Hôm nay được gặp ba huynh đệ, tại hạ xem như có phúc ba đời, chúng ta ngày khác sẽ gặp lại.

Mệnh cho Thái Khải Tường đi thanh toán tiền, lại được biết người hầu của Trương Ngạc Phúc Nhi đã thanh toán rồi, Thượng Phong liên miệng nói “Hổ thẹn”, chỉ đành hôm khác gặp lại sẽ mời ba huynh đệ Trương thị.

Ba người Thượng Phong tự trở về Quang Triết đường ở Quốc Tử Giám. Lúc này đã cuối giờ Mùi, ánh mặt trời tuy đã ngả về tây, nhưng vẫn gay gắt, nóng đến kinh người. Năm người nhóm Trương Nguyên lên một chiếc thuyền nhỏ, đi về phía Cựu viện bên kia bờ.

Cựu viện chính là Giáo phòng Ti phú nhạc viện được xây dựng đầu nhà Minh, người ta gọi là khúc trung. Cửa trước đối diện với cầu Võ Định, cửa sau nằm trên phố Sao Khố, kỹ gia san sát nhau. Khúc trung kỹ gia không khác với thanh lâu kỹ viện nơi khác là bao, khúc trung kỹ gia thường là một tú bà nuôi hai ba cô gái, có người là con đẻ, có người là con nuôi. Một Kỹ gia chỉ có hai ba kỹ nữ như vậy, chứ không phải là một đàn đứng xếp hàng khắp hành lang oanh oanh yến yến mời chào khách. Cựu viện khúc trung tương đương với một nơi để giao lưu, các hội thơ văn của văn sĩ thích đến nơi này, thương nhân nói chuyện buôn bán cũng thích đến đây. Có danh kỹ cho toàn, không khí sẽ khác, có thể khiến cho khách chủ vui đến tận cùng, đùa vui quên mệt mỏi, cũng không bừa bãi, tuyệt không phải phải thứ trao đổi da thịt như ở hậu thế.

Ba huynh đệ Trương Nguyên lên bờ, theo sự hướng dẫn của thuyền công, đi về phía cầu Chu Tước, thấy cảnh sắc nơi đây, Trương Ngạc khen:

- Thật là nơi đệ nhất phồn hoa của nhân gian, không đến Cựu viện, thật uổng phí làm người.

Đi qua một cây cầu bằng đá phiến, men theo tường viện mấy chục bước, bỗng nhiên ngửi thấy mùi hoa lan Phúc Kiến, Trương Nguyên nói:

- Đây chính là U Lan quán rồi.

Phúc Nhi đi gõ cửa, gõ cả nửa ngày, mới có một đồng tử tóc dài ra mở cửa, chính là Tiết Đồng, cậu cười nói:

- Ba vị tướng công đến thật không đúng lúc rồi, nữ lang nhà ta không có ở trong quán. Tuy nhiên vẫn mời ba vị tướng công vào trong uống trà.

Nước sông Tần Hoài xanh biếc, tà dương khói liễu, mùi hương của hoa nhài, hoa lan theo gió thoảng tới. Sau khi gõ cửa rất lâu, thằng bé mới ra mở cửa nói nữ lang không có ở đó, Trương Ngạc rất mất hứng, hỏi Tiết Đồng:

- Nữ lang nhà ngươi đi đâu rồi?

Tiết Đồng nói:

- Cánh Lăng Đàm tiên sinh đã tới Kim Lăng, nữ lang nhà ta đi tới bến tàu Bạch Lộ Châu bái kiến Đàm tiên sinh.

Trương Ngạc buồn bực nói:

- Đàm tiên sinh nào?

Tiết Đồng nói:

- Là thầy giáo của nữ lang nhà ta, làm thơ đấy.

Trương Đại nói:

- Chắc là Đàm Nguyên Xuân rồi.

Trên thuyền từ Thanh Phổ tới Kim Lăng, khi Vương Vi luận thơ với Trương Đại và Trương Nguyên vô cùng tôn sùng Lăng Chung Tinh và Đàm Nguyên Xuân. Trương Nguyên nói thơ của Chung và Đàm chẳng qua chỉ thường thôi, Vương Vi rất không phục.

Trương Nguyên nói:

- Thôi vậy, chúng ta về thuyền đi.

Rồi quay người liền đi.

Trương Đại, Trương Ngạc đuổi theo, tên hầu Phúc Nhi còn đứng lại nói nhỏ với Tiết Đồng điều gì đó.

Trương Ngạc phẫn nộ nói:

- Cô nàng này giả vờ giả vịt, tính nết lẳng lơ không đâu với đâu cả.

Trương Ngạc tức giận, đó là vì y rất để ý tới Vương Vi, định đột ngột tới thăm, lại bị nói là đi gặp một tài tử danh sĩ khác, Trương Ngạc đương nhiên không vui.

Trương Nguyên cười nói:

- Tam huynh đúng là cho rằng Vương Vi trông mong chúng ta tới à, trước khi kết bạn với chúng ta, cô ta đã kết bạn với các danh sĩ Giang Nam rồi. Đàm Nguyên Xuân từng dạy cô ta làm thơ, cũng là thầy giáo của cô ta, tới bái kiến thầy giáo cũng là điều đương nhiên.

Trương Ngạc thất vọng nói:

- Thầy giáo của cô nàng này khá nhiều, vừa là Trần Kế Nho, vừa là Đàm Nguyên Xuân.

Trương Đại nói:

- Đàm Nguyên Xuân làm sao có thể so bì được với Trần Mi Công, còn kém xa.

- Cỏ bức hàn ([URL]http://baike.baidu.com/view/3340183.htm[/URL]), hoa nhài, mười văn tiền một bó đây.

Hai thiếu niên khoảng mười bốn, mười lăm, đi guốc gỗ, mặc áo đơn không có tay mang theo một cái giỏ, lớn tiếng giao hàng. Kỹ gia dọc sông có hầu gái nhẹ nhàng cuốn mành, bỏ tiền tranh mua, thiếu niên bán hoa là rất thường thấy, lúc nào cũng cười nói xôn xao, đầu tóc rất duyên dáng.

Ba người Trương Nguyên đi theo hai thiếu niên bán hoa kia dần dần tới chỗ đông đúc, chợt thấy một cô gái khoảng mười hai mười ba tuổi, đi ra từ một tòa ẩn mình dưới mai trúc thấp thoáng, cô gái này để tóc mái ngố, mặt mày như vẽ, màu da trắng nõn, rất đáng yêu. Lòng bàn tay phải có cầm một cái khăn lụa, trên chiếc khăn có hai xếp tiền đồng, giòn giòn giã giã nói:

- Quần Kịch tiểu ca, cỏ bức hàn, hoa nhài mỗi thứ nhà ta mua một bó.




trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Nạp Lịch Thạch