Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 375: Tường Đầu Mã Thượng (1).

Chương 383: Tường Đầu Mã Thượng (1).


Cuối năm trước cửa hàng gạo “Dương Hòa” khai trương, Phạm Trân có góp vốn mở của hàng gạo đó với Trương Thụy Dương. Lúc này con gái nuôi của Trương Thụy Dương là Y Đình xuất giá, vợ chồng Phạm Trân tất nhiên là muốn đến đó chúc mừng rồi.

Trước kia, lúc vẫn làm tỳ nữ ở Tây Trương, Thu Lăng vẫn luôn cho mình là loại người thuộc cấp bậc cao hơn những người như Y Đình bên Đông Trương. Thu Lăng nàng cũng không phải làm việc nặng nhọc vất vả gì. Nhìn thấy Y Đình một năm bốn mùa đều phải ra sông Đầu Lao giặt quần áo, Thu Lăng thường dựa vào gốc cây liễu bên bờ sông, vừa nhấm hạt dưa vừa nhàn nhã nhìn Y Đình mải miết giặt quần áo. Có một khoảng thời gian, Thu Lăng cố ý so sánh với Y Đình xem tay ai đẹp hơn, Y Đình lao động nhiều hơn nên bàn tay nào có được mịn màng, mềm mại như Thu Lăng được, Thu Lăng rất là đắc ý vì việc đó.

Ngày hôm nay, nhìn thấy Y Đình với thân phận là tiểu thư nhà họ Trương, đầu đội mũ phượng, vai quàng khăn xuất giá, Thu Lăng cảm thấy rất là mất mặt. Chồng của Y Đình là Tông Dực Thiện, nghe đồn rằng y là con trai của một nô bộc, nhưng thiếu gia Giới Tử coi trọng tài năng học vấn của y, vì thế những người khác cũng coi Tông Dực Thiên như là một nhân vật danh giá.

Những cử nhân, tú tài tham dự hôn lễ hôm nay cũng có đến hơn một trăm người, kèn trống vô cùng náo nhiệt, ngay cả Đại lão gia bên Tây Trương và Lưu Tri huyện cũng sai người mang lễ vật đến tặng. Không giống cô ta ngày trước, được Phạm Trân đón về một cách yên lặng không một tiếng động. Hiện nay tuy là đã trở thành chính thê, nhưng Phạm Trân đã là lão già hơn năm mươi tuổi rồi. Đúng là núi đã cao còn có núi khác cao hơn!

Y Đình lại không biết mình được Thu Lăng hâm mộ và ghen tị. Mấy ngày nay hết sức chú ý từng cử chỉ lời nói của Trương Nhược Hi và cố ý bắt chước sao cho giống nhất. Hôm nay là ngày vui lớn, từng cử chỉ động tác của Y Đình tỏ ra rất có phong thái đạo đức. Vì Tông Dực Thiện, nàng nguyện ý thay đổi chính bản thân mình, nàng phải đọc sách và học cách quản lý sổ sách.

Từ mười năm trước, sau khi Trương Nhược Hi lấy chồng ở Thanh Phổ xa xôi, việc trong nhà đều là do Y Đình giúp Trương mẫu Lã thị quản lý. Bây giờ Y Đình đã được gả cho người ta rồi, Trương mẫu Lã thị thiếu đi một người tri kỷ, rất nhiều việc cảm thấy khó khăn. Có khi muốn tìm một đồ vật gì đó nhưng lại không tìm thấy, cảm thấy không đủ người, bận tối mắt tối mũi. Trong nhà thì người làm nam có Lai Phúc, Lai Vượng, Phù Thành, Phù Đại Công, Vũ Lăng, còn có cha con Thạch Song, nhưng tỳ nữ ở trong nội viện thì hiện tại chỉ còn lại có một người là tiểu nha đầu Thỏ Đình, mà Thỏ Đình vẫn còn khá là ngây thơ, không quản lý được việc gì cả, vì thế Trương mẫu Lã thị có chút lo âu. Trương Nhược Hi cười an ủi:

-Mẫu thân việc gì phải buồn về việc nội viện không có người sai bảo chứ, chỉ mấy ngày nữa, tiểu thư Thương Đạm Nhiên sẽ trở thành người nhà họ Trương ta rồi, chắc chắn cô ấy sẽ mang của hồi môn là tỳ nữ hoặc vú già đến đây. Đến lúc đó việc cần phải buồn và lo lắng là không đủ chỗ ở cho họ mới phải.

Trương mẫu Lã thị lập tức từ buồn bã trở nên vui vẻ, nói:

-Vậy thì phải nhanh chóng sắp xếp, dọn dẹp toàn bộ lầu phía Tây cho bọn họ, khi đến còn có chỗ ở.

Mấy ngày nay Trương Nguyên bận rộn khỏi phải nói, bạn bè từ xa không ngừng đến chúc mừng. Mồng chín tháng tư, có sáu người quan sai từ xa đến, mang tới hai phần lễ vật chúc mừng và giao cho Trương Nguyên hai phong thư, rồi rời đi luôn trong ngày hôm đấy.

Khách của Đông Trương rất nhiều, sáu người quan sai này đến và đi vẫn chưa khiến cho người khác phải chú ý đến. Bọn họ là thủ hạ do thái giám Hình Long trấn giữ Nam Kinh phái đến, hai phần quà chúc mừng đấy một phần là của Hình Long thái giám, một phần là Hình Long thái giám thay mặt thái giám Chung Bản Hoa mang đến tặng. Trương Nguyên lấy làm lạ là làm sao mà Chung thái giám lại biết được ngày hôn lễ của hắn chứ.

Đọc lá thư của Chung thái giám gửi cho, mới biết được là Chung thái giám nghe anh vợ ông ta là Tả Thiêm Đô Ngự Sử tên là Thương Chu Phúc nói, biết được hắn sắp tổ chức hôn lễ, cho nên viết thư cho Hình Long, nhờ ông ấy chuẩn bị quà mừng mang đến tặng Trương Nguyên hộ mình.

Trong thư, Chung thái giám mơ hồ nói cho Trương Nguyên biết tình hình của Thái tử Chu Thường Lạc rất xấu. Trịnh Quý Phi hết sức kiêu ngạo, luôn chèn ép người khác, các thái giám hầu hạ bên cạnh Thái Tử đều phải lo lắng đề phòng bà ta. Trái lại hàng ngày ông ấy đi theo hầu Hoàng trưởng tôn, cũng được coi như là yên ổn. Ông ấy nghe theo sự chỉ bảo của Trương Nguyên, sau khi trở về cung liền chủ động xin hoàng thượng cho mình được đến hầu hạ Hoàng trưởng tôn, ông ấy là một trong mười tài tử của tầng lớp nội quan, nên Ti Lễ Giám (bộ phận quản lý thái giám trong cung) liền sắp xếp cho ông ấy đến dạy chữ cho Hoàng trưởng tôn. Bởi vì thái tử bị đối xử lạnh nhạt, chưa biết chừng một lúc nào đó sẽ bị phế, cho nên con của Thái tử-Hoàng tử tôn năm nay đã mười một tuổi rồi, mà không có ai quan tâm đến việc dạy chữ cho nó cả. Mặc dù ở những nhà dân bình thường mà có gia cảnh tốt một chút thì con cái họ bảy, tám tuổi đã đến trường làng học chữ rồi. Nhưng hoàng trưởng tôn mười một tuổi chưa được đi học nên mới chỉ biết được vài chữ, Trưởng tôn chỉ nhận biết được mười mấy chữ cái đó là tên của mình, tên của cung điện nơi mình đang ở, và người bạn thân Lý Tiến Trung nữa thôi.

Chung thái giám kể khổ với Trương Nguyên, nói rằng trong cung có rất nhiều thái giám nghe nói ông ấy đi hầu hạ Hoàng trưởng tôn liền cười nhạo ông ấy, nói ông ấy muốn bấu víu nhờ vả Thái Tử, cũng coi như đánh cược một phen, không biết ngu ngốc bám víu vào Hoàng trưởng tôn làm gì. Chung thái giám đã hơn bốn mươi tuổi rồi, Thái tử mới ba mươi trở ra, thế này thì phải đợi đến bao giờ đây?

Còn nữa, suốt ngày Hoàng trưởng tôn Chu Do Hiệu phải ở trong thâm cung, không có chỗ nào để đi, lại không chịu đọc sách không biết thế nào lại sinh ra sự yêu thích với việc làm mộc, thích kéo dây thừng, gọt tranh chữ. Chùy, đục, cưa, bào đều là những vật tùy thân của Hoàng trưởng tôn, có nói thế nào cũng không chịu học chữ đọc sách, chỉ thích chơi đùa với thái giám Lý Tiến Trung. Điều này làm cho Chung Thái giám rất là đau đầu không biết làm thế nào. Cho rằng Hoàng tử tôn này không có bộ dạng của một người quân vương trong tương lai. Chung thái giám tự cảm thấy tiền đồ sau này của mình rất là mong manh, chỉ ngồi ăn rồi chờ chết thôi.

Nhìn thấy trong thư Chung thái giám đang oán giận mình, Trương Nguyên không nén nổi cười, thật là có cảm giác mình đã lừa được Chung thái giám, thầm nghĩ:

-Hoàng trưởng tôn Chu Do Hiệu mới mười một tuổi mà đã say mê với nghề làm mộc rồi ư? Một đứa trẻ mười tuổi luôn bị giam lỏng trong cung cũng thật là buồn chán a – Người thái giám tên là Lý Tiến Trung kia chính là Ngụy Trung Hiền. Chung thái giám có khí chất của một người văn nhân, Ngụy Trung Hiền có khí chất của một tên lưu manh. Chung thái giám sợ là đấu không lại Ngụy Trung Hiền. Nhũ mẫu của Chu Do Hiệu chắc hẳn là cũng đang ở trong cung rồi chứ nhỉ.

Trong thư của Hình thái giám thì không có chuyện gì quan trọng đáng nói cả, chỉ có vài lời nói khách sáo mà thôi. Trương Nguyên viết một bức thư hồi âm cho Hình thái giám để tỏ lòng cảm ơn. Còn với Chung thái giám, Trương Nguyên không biết làm cách nào để hồi âm lại được, không thể chỉ bảo con đường đi tiếp theo cho ông ấy, chỉ đành để ông ấy ở trong lãnh cung chờ đợi vậy. Hiện nay Ngụy Trung Hiền cũng sẽ không gây khó dễ cho ông ấy, bởi vì không có cái gì đáng để tranh giành cả.

Điều làm cho Trương Nguyên và Thương Đạm Nhiên cảm thấy cực kỳ tiếc nuối chính là chị em Cảnh Lan, Cảnh Huy không kịp về để tham gia hôn lễ của họ. Đáng lẽ đầu năm hai chị em họ có viết thư bảo là muốn về Thiệu Hưng để tham dự hôn lễ rồi đấy. Nhưng tháng trước Thương Chu Tộ có viết thư nói rằng, vợ mình Phó thị không thể mang hai nữ nhi về Thiệu Hưng được, bởi vì Phó thị đẻ non phải nằm trên giường tĩnh dưỡng. Phó thị vẫn muốn sinh cho Thương Chu Tộ một đứa con trai, không dễ dàng gì mới mang thai được, nhưng lại bị sinh non, rất là đau buồn. Cho nên chỉ có thể sai người hầu ở kinh thành mang lễ vật đến chúc mừng anh chị hạnh phúc, sống với nhau đến đầu bạc răng long, sớm sinh quý tử.

Ngày mồng mười tháng tư, Tần Dân Bình mang theo đứa cháu ngoại là một nam hài mười hai tuổi tên là Mã Tường Lân từ Thạch Trụ -Trùng Khánh. Vượt qua chặng đường dài hơn bốn nghìn cây số để đến Sơn Âm, mất hơn một tháng đi đường mới đến nơi. Thổ dân người Miêu rất coi trọng tình nghĩa. Trương Nguyên là ân nhân của người dân Thạch Trụ bọn họ. Cũng không biết làm sao mà Tần Dân Bình và Tần Lương Ngọc biết được ngày hôn lễ của Trương Nguyên, không sợ đường xá xa xôi, trèo sông vượt núi đến Sơn Âm chúc mừng Trương Nguyên. Điều này làm cho Trương Nguyên vui mừng không sao kể xiết.

Tần Dân Bình không khác hai năm về trước là bao, vẫn thân hình cao lớn, vạm vỡ đó, nhưng cháu ngoại y Mã Tường Lân lại thay đổi rất nhiều. Đây là một thiếu niên mười hai tuổi cao lớn, chỉ thấp hơn Trương Nguyên một tí. Tay to khỏe, tuổi còn nhỏ nhưng sức lực thì hơn nhiều người khác nhưng trên mặt vẫn còn có nét trẻ con, cổ đeo vòng bạc. Nhìn thấy Trương Nguyên thì lập tức quỳ xuống thi lễ, miệng nói:

-Thế thúc!

Tần Dân Bình nói cho Trương Nguyên biết rằng, anh rể Mã Thiên Thừa của mình năm trước bị ốm nặng nên đã qua đời rồi. Mã Tường Lân tuổi hãy còn nhỏ, nên Tuyên Phủ Sử ở Thạch Song đành phải để chị gái mình – Tần Lương Ngọc quản lý mọi việc.




trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Tải APP đọc truyện OFFLINE và nghe AUDIO khi mua combo. Điểm danh hàng ngày nhận Lịch Thạch