Chương 55: Ngắm hoa giữa hổ. Trương Ngạc không cưỡi được bạch la, nổi trận lôi đình, quát tháo sai bọn đầy tớ tỏa đi tìm la.
Một lão nô bộc năn nỉ Trương Nguyên:
- Giới Tử thiếu gia khuyên giải công tử nhà ta với, việc đi Thương Đào viên quan trọng hơn, thái thái nhà chúng tôi rất xem trọng việc cầu thân này đó.
Đảm hạ nhân nhà Tây Trường đều biết Trương Ngạc rất nể Trương Nguyên.
Trương Nguyên liền đi tới nói: - Tam huynh, có đi Thương Đào viên nữa hay không đây? Đệ đã gắt cả việc họ sang một bên để đi cùng huynh đó.
Trương Ngạc nghe vậy thì cũng nguôi nguôi, khoát tay nói:
- Thôi, về đã rồi xủ lý con la chết tiệt kia sau. Nói rồi hắn ngồi vào kiệu mây lên đường.
Đoàn người hướng về phía Tây, qua sông Phủ, đi từ phía đông nam Kê Sơn môn ra khỏi Hội Kê thành.
Thương Đào viên nằm cách Thành nam Hội Kê bốn dặm đường, đó là tư gia lâm viên của Hạ thị.
Theo lời của một gia nô nhà Tây Trường thì Hạ thị và Thương thì có quan hệ thống gia, cũng có qua lại với Truong thị ở Sơn Âm, nên phải tới Thượng Đào viên của Hạ thị để ra mắt gia đình bên đó.
Hoa cúc và hải đường của Thượng Đào viên rất nổi tiếng, mùa thu lại là mùa thích hợp nhất để thăm quan nơi này.
Trời thu trong xanh cao vút, sắc thu hợp với lòng người. Trương Nguyên cũng leo lên ngôi kiệu rồi đeo kính ngắm cảnh. Cảnh vật giống như một tấm kính vừa được gọt rửa hết bụi trần, toàn khung cảnh hiện lên vô cùng tươi đẹp và mới mẻ.
Trương Ngạc thấy vậy liền vỗ đùi kêu lên:
- Ha ha, suýt thì quên mật kính viễn vọng của ta.
Rồi hắn vội vàng ra lệnh cho Năng Trụ trở về lấy kính viễn vọng đến.
Xưa nay lệnh của Trương Ngạc vừa ban là phải được lập tức thực hiện ngay, Năng Trụ ba chân bốn cẳng chạy một mạch về nhà.
Trương Nguyên hỏi:
- Kính viễn vọng đã sửa xong rồi ư?
Trương Ngọc gật đầu nói:
- Ba ngày trước mới chuyển từ Hàng Châu về đó. Nhìn từ bên ngoài thì vẫn như mới, không tổn hại gì, vẫn có rút được, còn bên trong thì không biết có hỏng hóc gì không. Giới Tử, lát nữa để xem lại giúp ta xem.
Vừa ngắm cảnh vừa tán gẫu, chẳng mấy chốc mà đã tới Thượng Đào viên. Gia nhân nhà họ Hạ chạy tới vái chào Trương Ngọc và Trương Nguyên rồi đón đoàn người vào trong, nói:
- Mây vị công tủ xin cứ tự nhiên, tiểu nhân còn phải đứng gác ngoài của.
Trương Ngạc cảm thấy như bị hất hủi, có phần không thoải mái, nói:
- Hôm nay xuất hành không thuận, mọi việc đều không được như ý, đến con la kia còn dám làm khó ta, hôn sự này không ổn rồi, Thương thị nữ lang và ta bát tự không hợp.
Trương Nguyên và Trương Trác Như ngơ ngác nhìn nhau.
Trương Trác Như hỏi:
- Tam huynh, Thương thị nữ lang kia ở đâu?
Trương Ngạc tức giận nói:
- Làm sao ta biết được. Chỉ nói hôm nay phải tới Thượng Đào viên thôi. Hay họ định giỡn mặt với ta chăng?
Trương Nguyên an ủi:
- Tam huynh đùng sốt ruột, vườn này cảnh trí đẹp đẽ như vậy, dạo một vòng cũng hay mà.
Trương Ngạc tâm trạng không vui, với hắn bây giờ cảnh đẹp mấy cũng thành xấu: - Vườn này làm sao bì được với vườn nhà ta. Các người muốn đi thì đi đi, ta qua đình kia ngồi uống trà giải sầu đây.
Rồi quay sang mắng Năng Trụ:
- Tên lười biếng đáng chết này, còn không mau mang kính viễn vọng tới cho ta.
Vũ Lăng thầm oán trách: "Năng Trụ vừa đi chẳng được bao lâu, đến chim cũng chẳng bay nhanh được như vậy.” Rồi quay sang nói với Trương Nguyên: - Thiếu gia, vậy chúng ta qua bên kia đi dạo một chút, bên đó cảnh sắc không tệ, còn có một cái hồ nữa.
Trương Nguyên thích nước, nghe nói có hổ thì lập tức theo Vũ Lăng men theo con đường nhỏ đi xuống hồ, tiện tay đua kính cho Vũ Lăng cất vào hộp.
Thương Đào viên rất rộng nhung cảnh trí thì cũng không phải quá đặc sắc.
Chỉ có điều các chủng loại cây cối ở đây thì rất đa dạng. Trời đã sang thu, cây lá đã rụng nhiều những khu vườn vẫn toát lên vẻ rực rỡ của hải đường, vạn thọ phù dung và hoa ngọc trâm. Hoa cúc cũng rất nhiều, đáng tiếc là hầu hết vẫn còn chưa nở.
Một hồ nước lớn hiện ra trước mắt. Hồ này to gấp mấy lần hồ Bàng Công, phải tầm mấy trăm khoảnh. Giữa hồ còn có một đảo nhỏ, trên đảo có xây một lầu các bằng gỗ để nghỉ chân. Trời quang hồ rộng, nước thu trong xanh, nhìn từ xa lâu các nghỉ chân trên đảo giống như một tòa tháp lung linh hiện lên giữa bức tranh thủy mặc xinh tươi đẹp đẽ.
Trương Nguyên nói: - Nếu có một con thuyền nhỏ để ra đảo xem quanh hồ thì tốt biết bao, Tiểu Vũ ngươi có biết chèo thuyền không?
- Biết ạ. Thiệu Hưng ta chẳng ai là không biết chèo thuyền cả.
Vũ Lăng đáp.
Trương Nguyên cười nói:
- Ta có biết đâu?!?
Vũ Lăng nói: - Thiếu gia đâu cần chèo, chỉ cần ngồi thuyền là được rồi. Nói rồi nó chợt chạy men theo phía bờ Đông, nói: - Thiếu gia, để em đi tìm thuyền. Hồ to như vậy, nhất định là có thuyền.
Trương Nguyên chậm rãi bước đi, ngắm hố, ngắm cây, ngắm hoa. Nhìn cảnh thiên nhiên tươi đẹp trước mắt, cậu quên đi tất cả, văn bát cổ, vụ cá cược...tất cả đều không còn quan trọng nữa. Tam huynh Trương Ngọc đúng là chẳng biết thưởng thức gì cả.
Một tiếng bì bõm vang lên. Một chiếc thuyền nhỏ theo dòng nước trôi tới, ngồi trên chèo lái chính là tiểu hề nô Vũ Lăng, y cười hì hì nói với Trương Nguyên:
- Mãi mới tìm được một chiếc, vừa hay ngồi đủ hai người. Thiếu gia, lên đi.
Nói rồi y lái thuyền áp vào bờ.
Trương Nguyên cẩn thận lên thuyền, ngồi yên. Vũ Lăng ra sức chèo, thuyền nhỏ vạch nước bơi nhanh, được non nửa dặm thì tới đảo. Hòn đảo rất nhỏ, chu vi không quá sáu, bảy mươi trượng. Thây một chiếc thuyền ở bông hai mái chèo đang đậu ở đó, Vũ Lăng nói:
- Bên bờ kia cũng có một chiếc thuyền lớn kìa.
Nói rồi nó vội vàng chèo tới.
Trương Nguyên nói:
- Hoá ra trên đảo có người à? Chúng ta lên đảo có phải có phần mạo muội không?
Vũ Lăng nói:
- Đừng lo, là chủ nhân của họ mời chúng ta tới mà. Trong lúc hai người nói chuyện thì chiếc thuyền đã cập bờ.
Chiếc thuyền ô bông trống không, ngay cả người lái cũng không có. Trương Nguyên nhảy lên bờ.Vũ Lăng buộc thuyền nhỏ và thuyền ô bổng vào một chỗ rồi cũng nhảy lên bờ, nói: - Không biết có phải thuyền của Thường tiểu thu không nhỉ, nếu Thương tiểu thư ở trong đó thì chúng ta đi gọi Tam công tử tới.
Tiểu hề nô Vũ Lăng không nghĩ ngợi nhiều. Trương Nguyên ngược lại cảm thấy tiến thoái lưỡng nan, nếu quả thục Thường thị nữ lang đang ở đây thì đúng là chẳng hay chút nào.
Trương Nguyên nói:
- Tiểu Vũ, chúng ta đi dạo một vòng rồi về mau thôi.
Vũ Lăng vò đầu gãi tai: - Nếu đã tới rồi thì cũng phải qua xem lẩu các bằng gỗ kia đi chứ, có mấy bước chân là tới ấy mà, thiếu gia đi mệt rồi ư?
Nghĩ bụng: "Cả quãng đường cậu được ngồi kiệu đây, còn Vũ Lăng thì tất tả chạy theo. Ai mới mật đây?”
Trương Nguyên bỗng bật cười, thầm nghĩ: "Chỉ là đi dạo tham quan thôi mà, ta nghĩ nhiều như vậy làm gì nhỉ? Cứ băn khoăn cái nọ băn khoăn cái kia thì chẳng sớm thì muộn sẽ bị vùi lấp ở cái thời vãn Minh này mất thôi.”
Lên tiếng:
- Đi nào, lên các gỗ kia ngắm cảnh thôi.
Đảo này tuy nhỏ nhưng lại cao, giống như một tòa tháp đá khổng lồ, một nửa chìm trong hồ nước, còn phần ngọn tháp nổi lên chính là hòn đảo này vậy.
Trương Nguyên còn chưa đi được mấy bước thì đã nghe tiếng một giọng nữ từ phía lầu các nhỏ bằng gỗ vang lên:
- Ai ya, hai ván cờ vẫn không ăn được một quân của tỷ. Khó chịu quá đi, ngày mai ta phải bảo Đạm Nhiên cô cô dạy ta mới được.
Một giọng nữ khác:
- Cảnh Huy, sao hôm nay muội lại không khóc như mọi lần thế?
Giọng trong trẻo hơn vang lên:
- Tỷ muốn muội khóc, muội lại cố tình không khóc đó. Muội hứa với cô cô rồi, hôm nay không khóc, tỷ đúng là xấu, xấu, xấu lắm!
Giọng một vú già vang lên: - Cảnh Lan tiểu thư, đừng trêu chọc Cảnh Huy tiểu thư nũa. Nếu cô ấy mà khóc thì Đạm Nhiên tiểu thư sẽ giận người đó.... ôi, sao lại khóc rồi?
Trương Nguyên bước lại, ngẩng đầu nhìn lên. Trong các nghỉ chân bằng gỗ có sáu người, trong đó có hai cô bé xinh đẹp như hoa.
Cô lớn tầm tuổi Thỏ Đình, khoảng chín mười tuổi gì đó. Cô nhỏ thì chỉ tầm sáu bảy tuổi, đang lau lau nước mắt. Bốn người còn lại, nhìn cách ăn mặc thì có vẻ là vú nuôi, đang bận dỗ dành cô bé tên Cảnh Huy kia nên không phát hiện ra Trương Nguyên. Chỉ có Cảnh Lan tiểu thư nhìn thấy, hét lớn một tiếng:
- Kể đến là ai?
Trương Nguyên ngạc nhiên, tiểu cô nương này sao lại hỏi câu hỏi văn hoa như vậy, chẳng lẽ bị nhiễm tiểu thuyết diễn nghĩa rồi chăng?