Thời Minh Hiến Tông năm Thành Hoá, huyện Thường Thục phủ Tô Châu có một cử nhân tên là Tang Duyệt. Gã là một kẻ ngông cuồng, tự cho rằng văn bắt cổ của mình là đệ nhất thiên hạ. Vị nhân sĩ thú vị này mới viết một bài thơ châm biếm như sau, để tỏ rõ quyền uy của quan Đề Học, thơ viết:
- Đề Học đến, ngã tư phố không bóng tú tài. Đề Học đi, kẻ tài khắp thành cuống rượu hoan. Hoa lầu xanh rọi vào Đông Pha, đèn hồng đêm chiêu "Tây sương ký".
Ý nói Đề Học đi tới đâu là tú tài ở đó bất luận tài giỏi ra sao đều phải tuân theo phép tắc quy củ.
Khiêm tốn, chân thành và ngoan ngoãn; Quan Đề Học vừa đi khỏi là lại thành một lũ bê tha, suốt ngày chỉ biết tìm đến rượu và mỹ nữ. Vì chức trách của quan Đề Học chính là quản lí các học quan cấp dưới ở các phủ, châu, huyện và các sinh đỗ ở các tỉnh trực tiếp trực thuộc triều đình, ông ta có thể quyết định tiến độ vận mệnh của sinh đồ. Vậy nên các sinh đồ không sợ quan chính địa phương, mà chỉ sợ người giữ chức Ăn sát tư (chúc quan để ra hình phạt và giám sát các quan cấp dưới của tỉnh) là quan Đề Học Chiết Giang tên Vương Biên này mà thôi.
Năm Vạn Lịch thứ hai mươi ông ta đỗ Nhị gián tiến sĩ Khoa nhâm thìn, tuổi đã vào ngũ tuần, từng đảm nhiệm tuân án Ngu si, toàn thân toát ra vẻ uy nghiêm, văn chương cũng tốt, năm trước đảm nhiệm chức sủ Đề Học tỉnh Chiết Giang, mùng chín tháng này, khi đi qua quán trà truớc học chính cung lão trông thấy một gã đa đen mặt rỗ đang kể chuyện phiếm, lời lẽ lúc hùng hồn khi tha thiết, bèn dùng lại lắng nghe. Hóa ra là đang kể về những chuyện bê bối của Diêu tú tài ở Sơn Âm, để tang mà vẫn nạp thiếp, bắt chẹt rồi còn cho người đánh bị thuong tú tài khác, bác gán quả phụ, cướp trắng điện sản nhà người ta, tội ác trùng trùng, không tội lỗi nào mà gã không nhúng tay vào. Những người ngồi trong quán trà không ai là không tỏ ra phẫn nộ, sinh đồ bất nhân bất nghĩa bất lương như vậy, quan huyện không quản được, chẳng lẽ quan Đề Học cũng nhắm mắt làm ngơ hay sao?
Trở lại học quan thụ (nơi làm việc của quan viên), Vương Đề Học liền xem xét lại danh sách sinh đồ huyện Sơn Âm phủ Thiệu Hưng, quả nhiên có tên Diêu Phục, lão bèn ghi nhớ cái tên này, định sẵn tháng 11 lão sẽ đến tuần tra học thụ ở hai huyện Hội Kế và Sơn Âm của phủ Thiệu Hưng.
Chuẩn bị tới lúc đó sẽ điều tra Diêu Phục một phen, xem nêu đúng như những gì người kể chuyện rong đã nói, thì quả đúng là không thể dung thứ cho kẻ tàn ác bất lương như vậy được, phải tước đi công danh rỗi trị tội sau.
Mùng mười, Vương Đề Học nhận được đệ trình của Huyện lệnh Sơn Âm Hầu Chi Hàn xin tước đi công danh sinh đồ của Dương Thượng Nguyên, vạch tội Dương Thượng Nguyên đã lập kế ước giả, lừa tiền, làm giả tiền...
Vương Đề Học thầm nghĩ: "Sơn âm là quê hương sản sinh ra biết bao nhân tài, không ngờ cũng có lắm kẻ bại hoại như vậy, xem ra tháng sau phải cục lục chỉnh đốn một phen mới được.”
Đồng thời Vuơng Đề Học còn nghe được một tin đồn đó là học thg Sơn Âm ngày hai mươi chín tháng này sẽ diễn ra thịnh hội chê nghệ bát cố, học trò của Vương Quý Trọng là Trương Nguyên sẽ tỷ thí tài bắt cổ với tú tài Diêu Phục. Vương Đề Học bèn cho người đi tìm hiểu, quả nhiên là có chuyện như vậy. Thế là lão quyết định đi thẳng tới Sơn Âm mà không ghé qua phủ Thiệu Hưng nữa.
Hành trình tới huyện Sơn Âm là giờ Thìn ngày hai mươi chín đi thuyền tới Sơn âm, cho người tới phủ nha hỏi thì biết Từ Tri phủ đã tới Nho học Sơn Âm rồi, Vương Đề Học bèn cho hiệu đi thẳng tới Nho học Sơn Âm dưới chân núi Long Sơn. Kiệu còn chưa tới câu Quang Tương thì đã bị một đám đông chặn lại kêu oan, trong đó có một người chính là Liễu tú tài - con trai Phương tú tài đang lâm vào cảnh của nát nhà tan, cháu trai Lỗ Vân Cốc và một vài khó chủ khác đều kéo nhau tới kiện Diêu Phục. Một nha dịch lên tiếng:
- Đây là đốc học Đại tông su, không phải là quan chịu trách nhiệm xử lý án oan. Các người tới Sơn Âm nha huyện hay Thiệu Hung phủ nha mà kiện, lui ra!
Oan tình của những người này Vương Để Học sớm đã nghe được từ chỗ người kể chuyện là Liễu "mặt rỗ" rồi, bèn mệnh cho hai dịch không xua đám người này đi mà đích thân điều tra một chút. Vương Đề Học có chút hoài nghi, liệu chúng có phải có kẻ muôn vu oan hãm hại Diệu Phục hay không mà sao lại cùng lúc xảy ra nhiều chuyện trùng hợp đến vậy, đúng lúc lão đi ngang qua quán trà thì lại nghe được những chuyện xấu của Diêu Phục, mà vừa tới Sơn Âm thì đã có một đám người đứng ra chặn kiệu kêu oan rồi?
Vương Đề Học nói với đám người đang gào khóc kêu oan, quỳ rạp không chịu đứng dậy trước mặt:
- Tất cả các người đứng lên, cùng bản quan tới nho học Sơn Âm. Tri phủ Thiệu Hưng, Huyện lệnh Sơn Âm đều ở đó, Diêu Phục mà các người đang muôn kiện cũng ở đó. Nhưng bản quan nói trước, nêu các ngươi thực sự bị oan thì bản quan nhất định sẽ đích thân đứng ra đòi lại công lý cho các ngươi, còn nếu các ngươi vu cáo hàm oan người tốt thì ta quyết nghiêm trị không tha.
Liễu tú tài bị đánh cà thọt một chân, nước mắt ngắn nước mắt dài, nói:
- Bấm đại tông su, học trò là tú tài thi đấu năm Vạn Lịch thủ muời lăm. Năm Vạn Lịch thứ hai mươi bảy, học trò mở một học quản, Diêu Phục ghen tức, thuê một đám hung đồ đánh cho học trò ra nông nỗi này đây ạ. Học trò nào dám vu cáo, mong đại nhân soi xét.
Vương Đề Học nhẹ nhàng an ủi, hạ kiệu đi bộ, dẫn đám khổ chủ này hướng về phía Nho học Sơn Âm. Đúng lúc đi tới đầu câu Quang Tương thì gặp Từ Tri phủ Thiệu Hưng, Hầu huyện lệnh Sơn Âm. Hai vị quan bản địa trông thấy Đề Học đại nhân dẫn theo một đám người đang cáo trạng thì đều hết sức kinh ngạc.
Vương Đề Học nghiệm mặt nói:
- Những người này đều đang muốn tới kiện Diêu Phục. Từ Tri phủ, Hầu Huyện lệnh chưa nghe tới chuyện xấu của Diêu Phục bao giờ sao?
Từ Thời tiến trong lòng thầm nghĩ: "Phen này Diêu Phục khó giữ nổi công danh rồi, ta cũng không giúp được hăn nữa.”
Hậu Huyện lệnh lập tức nghĩ tới khả năng chuyện này là do Trung Nguyên đã sắp xếp từ trước, trong lòng cảm thây có chút không vui vì đến mình mà hắn cũng kín như bưng, có thể lặng lẽ sắp xếp tất cả mọi chuyện. Tuy nhiên nếu có thể nhân cơ hội này nghiêm trị Diêu Phục thì cũng chính là ước muốn của Hấu Chi Hàn, bởi Diêu Phục đã quá tự tung tự tác, lão coi trời bằng vung, giật dây xúi giục người khác kiện tụng lung tung. Thân làm huyện lệnh, Hầu Chi Hàn đã quá chán ngán với những vụ án do Diêu Phục đứng đằng sau, lần này coi như đã trừ hại được cho dân, đồng thời cũng nhổ bỏ được cái đinh trong mắt. Hầu Huyện lệnh chắp tay nói:
- Bẩm đại nhân, năm gần đây khổ chủ kiện Diêu tú tài không nhiều. Hơn nữa hạ quan đảm nhiệm chức Huyện lệnh bản địa cũng mới hai năm, tuy biết Diêu Phục đã gây ra rất nhiều việc ác nhưng trên người gã vẫn có công danh nên cũng không tiện xét hỏi. Nêu Vương đại nhân đã đứng ra làm chủ chuyện này thì đúng là phúc của trăm họ rồi.
Vương Đề Học hỏi: - Diêu Phục vẫn còn trong nho học chứ? Hầu Huyện lệnh đáp:
- Diêu Phục vừa rồi mới chưa?
thi tài chế nghệ cùng Trương Nguyên ở Minh Luân đường, không biết giờ này đã đi hay
Vội quay sang lệnh cho hai dịch tới Diêu phủ xem, nếu lão đã về rồi thì lập tức triệu lão quay lại, Đại tông su truyền kiên.
Về phần Diêu Phục, khi vừa nghe sai dịch báo Đại tông sư đến thì lão nhanh trí biết ngay phen này không xong rồi. Hầu Huyện lệnh không thể lột khăn trên đầu gã xuống, còn Đề Học quan thì có thể. Sau khi thấy Từ Tri phủ và Hậu Huyện lệnh ra ngoài đón Đại tông su, thì trong này gã cũng nhanh chân chạy trốn, nêu Đại tông su truyền kiên, gã sẽ giả bệnh để thoái thác, tuyệt đối không thể để Đại tông sư bắt được, việc ông ta bất ngờ có mặt ở Sơn Âm rất có thể có liên quan tới Trương Nguyên, nhất định là tới để dằn mặt gã đây mà. Vừa lén lút chạy tới của thì chợt nghe tiếng Trương Nguyên nói phía sau:
- Diêu tú tài muốn đi đâu vậy, Đại tông sư vừa tới, sao ông không diện kiến ngài ấy?
Trương Ngạc hét lớn: - Diêu hắc tâm muốn chạy trốn, mau ngăn lão lại.
Nghe tiếng Trương Ngọc hô lên, Diêu Phục chỉ muốn có giò chạy cho nhanh, nhưng lão có chạy đằng trời, trong viện có hơn hai trăm vị chu sinh đang vây lại xung quanh chặn đường, kẻ măng người chửi, Diêu Phục lúc này chẳng khác nào con sói đã bị nhốt vào lông, cho dù có nhe nanh gio vuốt thế nào cũng chẳng có ai sợ gã. Diêu Phục tuổi gân năm mươi, sức lực đã suy yếu, làm sao phá nổi vòng vây hai trăm người mà xông ra được. Kẻ xô người kéo làm chiếc khăn trên đầu lão rơi xuống. Trong lúc cuống quýt củi xuống nhặt, gã bị một bàn chân ai đó giẫm phải. Trương Nhũ Sơng và Vương Tư Nhâm trông thấy cảnh tượng ôn ào như bắt trộm giữa phố đông thì chỉ lắc đầu cười khổ. Chỉ trách Diêu Phục kia ác giả ác bác, gây điều ác thì phải nhận lấy hậu quả thôi.
Đề Học Chiết Giang Vương Biên cùng Tri phủ Từ Thời Tiến và Huyện lệnh Hầu Chi Hàn bước tới của Nghị môn, chưa kịp qua chào hỏi Trương Nhũ Sơng, Vương Tư Nhâm, Lưu Tông Chu, mà đã trông thấy cảnh tượng náo loạn trước mặt, Vương Đề Học bèn mệnh cho đám chu sinh tản ra. Chiếc khăn trên đầu Diêu Phục nhem nhuốc, xộc xệch, lão đỏ mặt tía tai, khàn giọng nói:
- Đại tông sư của ta. Vương Đề Học hỏi:
- Ngươi là Diêu Phục à? Vì sao lại ra nông nỗi như vậy, đám cho sinh đó ức hiếp người sao?
Diêu Phục ngày thường mưu kế đa đoan, bịa chuyện như thân là thế, nhưng trước bao nhiêu cho sinh ở đây gã đành cùng họng, đành chối quanh:
- Chu sinh bị người xấu xúi giục, ức hiếp học trò, xin đại tông sư làm chủ.
Chu sinh thấy quan Đề Học nên không dám nói bừa. Trương Ngọc cũng mặc kệ, lớn tiếng nói:
- Đại tông su, Diêu Phục vừa nghe đại tông sư đến, tự biết tội ác tày đình, sợ ngài trách phạt nên định bỏ trôn. Các cho sinh đây là ngăn không cho gã bỏ trốn thôi ạ.
Vương Đề Học thấy dáng vẻ lôi thôi của Diêu Phục lúc này thì cũng không có chút thiện cảm nào, nghĩ thầm: "Xem ra chuyện những khó chủ kia kiện gã không phải là giả.”
Nói:
- Phải trái thế nào đến công đường rồi nói. Quay đầu sai người đưa đám người Liễu tú tài vào Minh Luân đường, nơi này lập tức trở thành công đường xử
án.
Diêu Phục thấy đám người Liễu tú tài tới thì mặt mày tái mét, biết lần này không tránh khỏi tai vạ thì vội kêu lên:
- Đại tông su, gia huynh Diêu Giảm Lập đã từng làm quan cùng với Đại tông su. Đã nghe gia huynh nhắc tới Đại tông sư từ lâu, hôm nay mới được diện kiến, quả là hân hạnh, hân hạnh.
Gã đang muốn dựa vào chút giao tình này để xin khai ân.
Vốn dĩ những lời này chỉ có thể nói một cách kín đáo, vậy mà giờ trước mặt bao nhiêu người như vậy Diêu Phục vẫn có thể nói ra được, đúng là vô sỉ không còn gì để nói.
Không phải Diêu Phục ngu xuẩn, mà là tình thế cấp bách rôi. Lúc này mà không dựa vào chút giao tình ấy, đợi khi thẩm tra xong thì cũng đã quá muộn, vậy nên gã phải nói trước, sợ sau này chẳng có cơ hội mà nói nữa.
Đúng là nhục nhã, Vương Đề Học giận tím mặt, quát:
- Lột bỏ khăn đội đầu của hắn xuống, đánh hai mươi trượng trước rồi xét hỏi sau.
Chỉ có quan Đề Học mới được phép xử tội cho sinh. Phủ học giáo thụ, huyện học giáo dụ mặc dù cũng có thể phạt cho sinh nhưng cùng lắm chỉ được phạt đánh mà thôi. Diêu Phục vội vã cầu xin:
- Đại tông su, học trò tuổi đã cao, không chịu nổi đòn roi, cúi xin đại tông sư khai ân.
Vương Đề Học ngôi chính giữa, quát:
- Đánh! Hai mươi trượng đánh không chết nổi người đâu.
Trương Đại, Trương Ngạc, Trương Nguyên đứng ngoài Minh Luân đường, đứng đầu đám chu sinh nên nhìn rõ nhất cảnh xử tội Diêu Phục. Đúng là hả hê, hả hê hết sức. Diêu Phục không chịu được đau, một trường giáng xuống là một tiếng kêu thảm thiết của gã lại vang lên. Trương Ngạc thấp giọng cười nói:
- Diêu cò mồi cũng có ngày hôm nay, đúng là giúp cho mọi người được sảng khoái một phen, ta phải ra ngoài báo cho mọi người tin này mới được, để mọi người cùng chung vui. Ha ha...
Rồi hắn chạy ra ngoài thông báo chuyện Diêu Phục bị phạt trượng, quả nhiên đám người bên ngoài liên hoan hô reo mừng âm ĩ.
Lúc này Diêu Phục đã "lĩnh” đủ hai mươi trượng, nằm sõng soài trên mặt đất không nhấc mình dậy nổi. Vương Để Học nghe thấy tiếng reo hò bên ngoài, liền tức giận nói: - Bách tính đang reo hò cái gì vậy?
Trương Nguyên đáp:,
- Bấm đại tông su, dân chủng Sơn Âm nghe tin Diêu Phục bị phạt trường thì đang hò hét reo mừng, ca ngợi đại tông sư chính trục nghiêm minh đây ạ.
Vương Đề Học nói:
- Là vậy sao, vậy bản quan hôm nay nhất định phải thẩm tra tên này, xem hắn rốt cuộc đã gây ra biết bao nhiêu tội ác mà có nhiều người căm hận oán ghét hắn đến như vậy.
Ngay sau đó ông ta lệnh cho Diêu Phục và Liễu tú tài cùng các khổ chủ, từng người một ra đối chứng, Tôn giáo dụ và Chu Huân Đạo phụ trách việc ghi chép lại hồ sơ vụ án để làm bằng chứng.