Có điều Lưu Đào phán đoán chuẩn xác mục đích của Mông Cổ là Thông Châu, gửi bồ câu đưa thư cảnh báo trước, khi Thẩm Mặc tới Thông Châu đúng lúc nhận đư thư đóng cửa thành đón địch, người Mông Cổ thì chưa tới nơi.
Chu Thập Tam phụ trách thăm dò quân tình, thấy tín hiệu liên lạc liền tới gặp mặt. Hắn cho Thẩm Mặc biết một canh giờ trước thám mã của người Mông Cổ đã tới dưới thành, đoán chừng đã đem tình hình về báo cho đại quân rồi.
Nghe xong Thẩm Mặc nhìn ra ngoài, lúc này trời đã tối, chỉ nhìn thấy bóng dáng lờ mờ những chiếc thuyền, cùng ánh đuốc bập bùng.
Thẩm Mặc hỏi:
- Sao không ai bỏ đi, chẳng lẽ không biết người Mông Cổ tới.
- Năm nào người Mông Cổ cũng tới, nhưng chưa bao giờ đến Thông Châu, hẳn là bọn họ xem thường.
Người Mông Cổ xưa nay tới từ phía tây, Thông Châu lại nằm ở phía đông Bắc Kinh, lại có đại quân Kế Liêu trấn thủ phía bắc, cho nên chưa bao giờ phải nghe tiếng cảnh báo giặc tới.
Nhìn những chiếc thuyền còn chưa ý thức được nguy hiểm kia, Thẩm Mặc trầm giọng nói:
- Sáng sớm ngày mai là người Mông Cổ có thể tới nơi rồi, thành Thông Châu có chuẩn bị, bọn chúng không dám đụng vào, nhưng những chiếc thuyền kia thì nguy rồi.
Có hai cách để những chiếc thuyền kia thoát hiểm, một là nhân lúc trời tối mở thủy môn cho bọn họ vào; hai là tổ chức bọn họ rút lui ngay trong đêm. Hiển nhiên cái trước đỡ khó khăn hơn, nguy hiểm nhỏ, có thể chấp nhận.
Nhưng khi Thẩm Mặc sai người đi truyền lời, mời thị lang Vương Quốc Quang trú đóng ở Thông Châu mở thủy môn cho đội thuyền vào thành tránh nguy hiểm, lại bị từ chối, Vương Quốc Quang nói trước khi giải trừ giới nghiêm không mở cửa.
- Cho người Mông Cổ mười lá gan bọn chúng cũng không dám bỏ ngựa lên thuyền đánh vào thủy môn.
Hay tin Thẩm Minh Thần không nhịn nổi:
- Tên Vương Quốc Quang này rõ ràng nhát gan, sợ trách nhiệm.
Thẩm Mặc không nghĩ thế:
- Chức trách của hắn không liên quan tới chuyện này, cẩn thận một chút cũng là bình thường.
Liền hạ lệnh chấp hành phương án thứ hai.
Thẩm Minh Thần vẫn lo lắng:
- Không có chứng cứ gì nói Thát Đát tới, nhưng chiếc thuyền kia ai chịu tin.
- Không cần lo, bọn họ chẳng những tin ta lại còn nghe ta nữa.
- Thật sao?
Thẩm Minh Thần không tin:
- Xem đại nhân có phép thần thông gì.
Thẩm Mặc bảo với Hồ Dũng:
- Lời vừa rồi ta dặn đã nhớ chứa.
- Nhớ rồi, tiểu nhân nhớ kỹ lắm, hồi nhỏ không đọc sách chứ nếu không cũng đã trúng cử nhân rồi.
Hồ Dũng ba hoa.
- Ít nói thôi.
Thẩm Mặc lườm hắn:
- Theo lời ta đi truyền lời từ trong ra ngoài, đợi bọn họ đi rồi mời tới thuyền tiếp theo, thà chậm chứ đừng để loạn.
Hồ Dũng liền dẫn người lên thuyền nhỏ, đi một lúc mới phát hiện ra Thẩm Minh Thần cũng đi theo, hỏi hắn đi làm gì, hắn cười hăng hắc:
- Xem đại nhân làm phép thế nào.
Không đưa hắn về được nữa, Hồ Dùng đành mặc kệ, tới chiếc thuyền thứ nhất gõ chậu đồng.
Người trên thuyền cảnh giác đi xuống, Hồ Dũng chắp tay xong, ngón cái tay phải chỉ lên trời.
- Thiên hà vạn đạo quy nhất tông, thiên hạ tào bang thị đệ huynh, vất vả vất vả rồi.
Người kia vội đáp lễ:
- Vất vả vất vả, thân huynh nhiệt đệ đỡ một tay, có lừa lại có ngựa, vị huynh đệ này có chuyện gì?
Có câu mở miệng nói vất vả nhất định là người giang hồ, cho nên thái độ đối phương trở nên nghiêm túc.
Hồ Dũng hắng giọng nói:
- Đại bàn nhà ta nói, cướp đường tới rồi, mời chư vị tới hoàng đế độ tạm lánh.
Người kia hỏi:
- Xin hỏi là bàn nào? Xuân điển ra sao?
- Chiết hải giang thâm ba lãng lưu, đạt đạo tiêu diêu viễn cận du.
- Thì ra là đại gia ngoài cửa.
Người kia cả kinh, chắp tay nói:
- Lập tức đi ngay.
Thấy thuyền kia lên đường, Hồ Dũng đắc ý nhìn Thẩm Minh Thần:
- Cảm giác thế nào?
Thẩm Minh Thần lắc đầu quầy quậy:
- Chẳng hiểu gì cả.
- Không hiểu là đúng, kỳ thực ta cũng không hiểu, nhưng đại nhân bảo nói thế, đảm bảo không vấn đề gì.
Tới chiếc thuyền tiếp theo truyền lời, quả nhiên cũng ngoan ngoãn tới "hoàng đế độ" quái quỷ gì đó, tới khi trời sắp sáng, cuối cùng toàn bộ đi hết, khi thiết kỵ Mông Cổ tới nơi, thấy trên sông trống không, đâu ra "thương thuyền nhiều như đàn dê"?
Không phải là hoàn toàn không có, có một cái thuyền nhỏ giữa sông, bên trên có một tướng quân mặc khôi giáp vàng sáng loáng nói lớn:
- Cẩu Thát Đát mắc lừa chưa, đại quân chúng ta từ bốn phương tám hương bao vây rồi, Thông Châu là mồ chôn các ngươi.
Nói xong chèo thuyền rời đi, cung tên người Mông Cổ chỉ kịp bắn vuốt đuôi nó.
Người Mông Cổ chẳng kiếm chác được gì, lại nghe quân Minh từ bốn phía tăng viện tới, không dám ở lại, thúc ngựa chạy cho xa, càn quét nông thôn.
Bọn chúng chia ra thành nhiều đội, đồng thời cướp phá các thôn trấn khác nhau, khi quân Minh tới cứu, bọn chúng lập tức tụ lại dùng trọng binh đánh tan quân Minh truy kích mỏi mệt.
Chiến thuật mang tính cơ động cao này khiến quân Minh truy kích cực kỳ khó khăn.
Lưu Đào khốn đốn, quân Minh đối diện kỵ binh Mông Cổ lại không có tường thành bảo hộ, ưu thế binh lực và trang bị không phát huy nổi.
Dưới tình huống bị động đó, điều duy nhất ông ta làm được là từng bước ép Thát Đát rời khỏi kinh sư nơi nhân khẩu đông đúc, giảm tổn thất tới mức thấp nhất.
Bất kể thế nào thì thành Bắc Kinh cũng không có chiến hỏa, mà người Mông Cổ cũng không dừng trong nội địa quá lâu, vừa đánh vừa lui ra ngài Trường Thành. Cho nên hoàng đế ngày ba bận hỏi tới, Từ Giai đem tấu báo của Lưu Đào "Thát Lỗ rút lui", hi vọng làm hoàng đế bớt giận.
Gia Tĩnh xem xong quả nhiên bớt giận không ít, nhưng Từ Giai chẳng thể thở phào.
Theo thông lệ, kinh thành bị người Mông Cổ quấy nhiễu, hoàng đế phải thỉnh tội liệt tổ liệt tông, Gia Tĩnh sức khỏe không tốt, và lại chẳng phải chuyện vẻ vang gì, cho nên sai Cao Củng đi tới thái miếu khấu đầu xin lỗi hộ ông ta.
Cao Củng thay tế phục tới thái miếu ở phía nam Tử Cấm Thành, nhìn cửa cung sập xệ đóng chặt, lại nhìn thái miếu cung phụng liệt tổ liệt tông Đại Minh, nhớ lại hoàng triều năm xưa đánh dẹp thiên hạ, tung hoành thảo nguyên, không ngờ bị bại tướng cũ làm nhục tới độ này.
Nghĩ tới đó Cao Củng không kìm được bi thương, quỳ gối trước thái miếu khóc ròng, cửu khanh đi thỉnh tội cùng chẳng hiểu ra sao. Nhưng lúc này Cao Củng đại biểu cho hoàng đế, bọn họ cùng khóc theo... Tiếng khóc vang vọng trời xanh, ai không biết còn tường hoàng đế băng rồi.
Cao Củng đi ba bước khấu đầu một lần, tới trước đại điện đọc sớ thỉnh tội của hoàng đế, sau đó thiêu trong bồn than, lại khấu đầu tạ tội lần nữa, nếu không phải có thái giám bên cạnh đỡ lấy thì ông ta dập đầu nát gạch mất... Khi được đỡ lên thì trán Cao Củng đã chảy máu tím đen cả mảng.
Mọi người thầm nhủ:" Chẳng trách Cao Túc Khanh hai năm qua quan lộ thuận lợi như thế." Đương nhiên đó chỉ là đám ham quyền mê chức. Ai có đầu óc một chút có thể nhận ra lời không tầm thường trong sớ thỉnh tội vừa rồi, như " nhi thần dùng sai người, bị che tai bịt mắt, làm tổ tông bị sỉ nhục."
Nếu những câu đó xuất phát từ ý hoàng thượng thì Từ các lão nguy rồi, nhưng khả năng Cao Củng bịa ra quá nhỏ, đó là tội khi quân! Cho nên mọi người tin hoàng đế giận thủ phụ rồi, thừa cơ cảnh cáo Từ Giai.
Nhưng đúng không phải là lời hoàng đế thật, khi Gia Tĩnh đế xem bản sao tế văn, tức giận gọi Cao Củng tới, nghiêm khắc chất vấn, vì sao cả gan bịa đặt thánh ý.
Cao Củng chẳng hề sợ hãi đáp:
- Khi thần đưa bệ hạ xem bản nháp, người nói thần tránh nặng tìm nhẹ, hỏi thần sợ đắc tội với ai? Thần nghiêm khắc tuân theo giáo huấn của hoàng thượng, đem lời thật nói ra, không sợ đắc tội với ai cả.
Gia Tĩnh giờ mới nhớ lại đúng thế thật, khi ấy lời Cao Củng quá ôn hòa, đâu phải là chiếu thỉnh tội? Vì thế trách ông ta vài câu, ý tứ là thêm vào vài lời phê bình chẳng ảnh hưởng tới ai, đáng lẽ quan viên xuất thân hàn lâm như ông ta phải lĩnh hội được, ai ngờ cơ sự ra thế này.