Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 1209: Tảo Triều (2)

Chương 1209: Tảo Triều (2)




Dịch: lanhdiendiemla.

Long Khánh dù tính cách do bị áp chế bao năm đâm ra rụt rè, nhưng chẳng hồ đồ, mình mới đăng cơ, nhân tâm chưa ổn, biện pháp tốt nhất để củng cố địa vị thống trị là vạch rõ giới hạn với hai triều đại hoang đường "Chính Đức, Gia Tĩnh", bày ra tư thái mới, để được thần dân ủng hộ.

Là lão yêu tinh sống qua tời Nghiêm Tung và Gia Tĩnh, Từ Giai nắm lòng người rất chuẩn, trước hội triều, ông ta đã trao đổi với Long Khánh nhiều lần, cho nên lúc này tân đế tất nhiên không có gì phản đối:

- Được, nghe theo các lão.

- Lão thần tuân chỉ, nhất định không phụ sự ủy thác của bệ hạ.

Từ Giao cao hứng lấy ra bản tấu mới:

- Bệ hạ, thần còn có bản tấu.

- Đưa lên.

Long Khánh lúc này đáp nhanh gọn hơn nhiều rồi.

Tấu giao xong, Từ Giai trầm giọng nói:

- Tân đế đăng cơ, theo lệ miễn phú thuế, khao thưởng ba quân, đại xá thiên hạ, để nêu cao thánh đức.

- Được.

Long Khánh không cần suy nghĩ chấp nhận ngay, chuyện được lòng người phải làm nhiều một chút.

- Bệ hạ.

Nhưng lời chưa nói hết đã có người cắt ngang:

- Thần cho rằng chuyện này cần phải cân nhắc.

Long Khánh thấy đó là Cao Củng, liền không nói nữa, ý là mời Cao sư phụ tùy tiện.

Cao Củng hiểu Long Khánh, nên ra khỏi hàng chắp tay nói:

- Đáng lẽ ra ba điều này đã thành thông lệ, làm theo cũng phải, nhưng thời thế thay đổi, với tình hình Đại Minh hiện nay, vạn vạn lần không thể làm nguyên xi như thế.

Rồi quay sang Từ Giai:

- Hiện nay vạn dân thất nghiệp, quốc khố thiếu thốn, cửu biên nhiều nơi tuyệt bóng người, ruộng đồng bỏ hoang, dân chúng cơ cực, phỉ đồ tụ tập chống đối quan phủ. Chiết Trực Mân thì hào phú khắp nơi. Thời kỳ phi thường hành sự phi thường, không thể cứ theo lệ cũ, phải châm chước thực tế, cân nhặc lợi hại mà làm.

Từ Giai bình thản hỏi:

- Ông muốn thay đổi thế nào?

Cao Củng có kế trước, đủng định nói:

- Miễn thuế là đương nhiên, nhưng phân chia thực hiện, như ta đã nói vừa rồi, phương bắc thiên tai nhân họa liên miên, nên miễn thuế để an định lòng dân. Nhưng các tỉnh đông nam giàu nứt đố đổ vách lại nợ thuế nghiêm trọng, không phải bọn họ không nộp nổi mà là tìm cách trốn tránh, nếu như miễn thuế, thì chỉ càng khích lệ bọn họ phạm pháp, sau này càng thêm ngang ngược.

Từ Giai cau mày:

- Vậy khao thưởng ba quân thì sao?

- Đăng cơ khao thưởng ba quân, tổ tông không có chuyện này. Tiên đế lấy thân phận phiên vương thừa kế đại thống, cần mua chuộc lòng quan binh, mà khi đó quốc gia dử dả, nên có thể làm được. Nhưng nay bệ hạ kế vị là thuận theo đại thống, không cần làm theo lệ triều Gia Tĩnh.

Cao Củng nói thêm:

- Nên có thể tiết kiệm bốn trăm vạn này có thể dùng chẩn tai, thủy lợi, càng có ích cho thiên hạ hơn, càng lấy được lòng người cho hoàng thượng hơn.

Từ Giai thầm cười lạnh:

- Vậy đại xá thiên hạ?

- Trong ngục tất nhiên có nhiều người lương thiện oan khuất, nhưng đa phần là kẻ đại gian đại ác, huống chi hiện nay lòng dân kích động, đễ bị xúi bẩy, nếu thả đám hung ác trong ngục ra, chẳng phải là đổ dầu vào lửa, gây thêm loạn cho nhân gian.

Cao Củng cao giọng nói:

- Cho dù đại xá với chư thần khuyên gián, ta cho rằng cũng nên phân biệt đối xử.

Từ Giai thấy ông ta lôi di chiếu vào, tức thì khó chịu, mặt trầm như nước hỏi:

- Như thế nào?

- Tiên đế đăng cơ 45 năm, vì thế quan viên vì ngôn luận bị tội đâu ít, chẳng lẽ không kẻ nào đáng tội? Nếu theo ý Từ các lão, không luận tội trạng, không luận thiện ác, phàm kẻ xúc phạm tiên đế đều đại xá, thì coi tiên đế là gì? Chẳng lẽ phàm việc tiên đế làm đều là sai, phàm kẻ phản đối tiên đế đều là đúng?

Cao Củng chắp tay với Long Khánh:

- Hoàng thượng, nếu làm theo phương án đó đại xá hết, chắc chắn là tự bội nghĩa quân thần, hoàng thượng tổn thương ân phụ tử, thiên hạ sẽ nhìn vào quân thần chúng ta ra sao?

Triều thần xôn xao, có người cho rằng Cao Củng nói có lý, hoàn toàn phủ định tiên đế là không ổn, Từ các lão hơi quá đáng.

Nhưng đa phần cho rằng, Cao Củng không ý kiến trong nội các, lại ra triều đường khai hỏa, mang lòng dạ khó lường. Người trong nước có thói xấu, nếu cho rằng ngươi mang lòng dạ xấu, thì tất cả lời nói hành động đều là tà ác, cho nên bọn họ nhận định, Cao Củng tranh giành quyền lực nội các.

Đúng lúc này hoàng thượng lại im lặng, càng khiến quan viên suy đoán lung tung.

- Yên lặng, yên lặng..

Lễ quan vội duy trì trật tự, mọi người yên tĩnh lại, nhìn Từ Giai, xem ông ta phá chiêu thế nào.

Từ Giai chẳng tranh cãi với Cao Củng trên triều đường, vì đấu khẩu là vô ích, lại mất thân phận. Quan trọng hơn, ông ta cho rằng ở chuyện tiên đế, hoàng thượng quyết không vì quan hệ với Cao Củng tốt mà nghe ông ta.

Ngược lại là cơ hội tuyệt hảo chia tách quan hệ hai người bọn họ.

Vì thế Từ Giai thong thả nói:

- Nếu Cao các lão và lão phu mỗi người một ý, vậy hãy nghe thánh thượng.

Rồi chắp tay hướng Long Khánh:

- Không biết thánh ý ở ba việc này thế nào?

Thấy tất cả mọi ánh mắt đều hướng về phía mình, Long Khánh hơi hoảng loạn. Hắn tin Cao sư phụ không hại mình, nhưng Từ các lão cũng có lòng tốt, lúc này nghe ai, không nên nghe ai, làm hắn không biết phán đoán thế nào.

Long Khánh rối như tơ vò, dù các sư phụ dạy hắn rất nhiều đạo lý trị quốc, nhưng tới lúc cần toàn bộ chẳng ăn khớp.

Rốt cuộc là đồng ý với ai? Hắn càng nghĩ càng bấn loạn, ngồi ngây ra đó không nói, hoàn toàn coi người dưới thành củ cải.

Cao Củng dù sao dạy dỗ hoàng đế hơn mười năm, biết ngay học sinh của mình cuống rồi, liền lên tiếng giải vây cho hắn:

- Hoàng thượng mới tiếp xúc với chính vụ, còn chưa quen thuộc quốc sự, thủ phụ xin thánh ý tại chỗ, làm khó hoàng thượng rồi.

Lời này thực ra có hơi chút làm mất mặt hoàng đế, đổi lại người khác thế nào cũng gặp rắc rối. Nhưng Cao Củng nói thế thì không cần cố kỵ gì.

Các đại thần nghe thế đều kinh hãi biến sắc mặt, có ngôn quan muốn đứng ra chỉ trích Cao Củng coi thường quân thượng, ai ngờ Long Khánh lại như được đại xá, nói:

- Cao các lão nói đúng lắm, trẫm còn chưa quen quốc sự, không nên quyết định bừa thì hơn... Chư vị ái khanh là những năng thần kinh nghiệm phong phú, trẫm nghe là được...

Chẳng phải có câu "lý bất biện, bất minh" sao? Vậy cứ để bọn họ tranh luận không phải là sẽ rõ sao?

Từ hầu hạ một ông chủ độc tài chuyện gì cũng phải xin ý chỉ, biến thành vị hoàng đế sẵn lòng lắng nghe mọi người, làm Từ các lão cảm thấy rất không quen.

Nhưng Từ Giai bất kể nghĩ gì cũng sẽ không thể hiện ra mặt như Cao Củng, càng không chỉ chỏ hoàng thượng làm gì, liền chắp tay nói:

- Hoàng thượng bảo chúng thần nghị luận, vậy thần tuân chỉ.... Lão thần cho rằng, lập luận của Cao các lão sai rồi, nay hoàng thượng đăng cơ, khảo thưởng tam quân, là kế thừa phụ chế, có gì không ổn? Huống hồ quốc gia bất an, thế lại càng ổn định nhân tâm, hiện giờ bệ hạ mới đăng cơ, trăm vạn quan binh thiên hạ đang ngửa cổ ngóng trông, đợi hoàng thượng ban thưởng, đột nhiên lại dùng lệ cũ trăm năm trước, quan binh ắt sinh oán giận. Nay biên thùy loạn không ngừng, chính đang trông cậy vào bọn họ bảo vệ quốc gia, thưởng còn không kịp, sao có thể tước bỏ.

Rồi nói đầy thông cảm:

- Cao các lão lo cho quốc gia, bản quan có thể hiểu, nhưng hiện giờ đang thảo luận là phương châm đại kế, phải đứng ở độ cao toàn cục, chứ không thể chỉ tính toán kinh tế.

Mặc dù ông ta nói rất lễ tiết, nhưng ai cũng nghe ra ông ta nhạo bàng Cao Củng tầm nhìn hẹp hòi, không có tư cách luận quốc gia đại sự.

Cao Củng hừ một tiếng:

- Nếu như khảo thưởng một lần mà làm tướng soái cảm phục ân trạch của hoàng thượng, thì ta cũng tán đồng. Nhưng thủ phụ phải biết rằng, dù thắt lưng buộc bụng nặn ra 400 vạn lượng bạc thưởng, mà quân đội có 200 vạn, thêm vào số không thực, phải tới 300 vạn, rồi tầng tầng cắt xẻo, tới tay mỗi binh sĩ sẽ chưa tới một lượng.

-o0o-


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Tải APP đọc truyện OFFLINE và nghe AUDIO khi mua combo. Điểm danh hàng ngày nhận Lịch Thạch