Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 1375: Thúc thị ly tinh (6)

Chương 1375: Thúc thị ly tinh (6)



Người dịch: htph

http://

*

**

.vn

Bạn sẽ ủng hộ cho người dịch 15 Điểm khi đọc bài viết này:

*

**

.vn:

Để có thể tiến hành thì trước tiên cần phải có ba điều kiện: Một là phải nắm giữ quyền lực, đây là điểm mấu chốt; hai là, muốn hoàn thành cải cách, thì ít nhất phải đợi sau khi lớp giám sinh thứ nhất học tập xong ra làm quan, lúc đó mới có thể tiến hành được; ba là phải loại bỏ lệ giám, thực ra điều này không chỉ ba người biết, mà trong triều cũng hiểu, nếu muốn đề cao chất lượng và địa vị của giám sinh, thì trước tiên phải loại bỏ lệ giám ra khỏi quốc giám.

Đối với các đại thế gia trên hoa thuyền mà nói, thì bọn họ hứng thú với quốc giám là vì đặc quyền của "Mãnh" hiệu, vì muốn tăng thêm cơ hội cho tộc đệ ở trường thi Giang Nam mà thôi.

Nhưng với những thương nhân bình thường, trung tiểu phú hộ, đơn giản chỉ muốn có được công danh, tăng thêm địa vị. Nhưng với thực lực của bọn họ, nếu không làm thế thì biết làm cách nào đây?

Hoa thuyền cập bờ, Thẩm Mặc khéo léo từ chối lời mời tới chốn ôn nhu của bọn họ, nhìn thấy mọi người hoặc là ngồi kiệu, hoặc là lên hoa thuyền, đều đi tới nơi ỷ hồng ôi thúy. Y không khỏi lắc đầu, thầm nghĩ thân phận này thực sự là một gông xiềng nặng nề, nếu có kiếp sau nhất định phải làm người phú quý rảnh rỗi.

Cảm khái xong y lên xe ngụa quay về công quán ngủ. Còn về phần có ngủ được không thì cũng không cho người ngoài biết.

-oOo-

Sự việc lần này xong xuôi, tâm tình Thẩm Mặc cũng thoải mái lại, ngày hôm sau lười nhác ngủ tận tới lúc mặt trời lên cao ba cây sào mới dậy.

Sau khi dậy rửa mặt chải đầu, mặc cẩm bào ngồi ở cửa sổ, hưởng ánh nắng ấm áp trong nhà thủy tạ, ăn chút điểm tâm... Ngồi trong thủy tạ vừa ăn vừa ngắm cảnh, vừa tiện tay lật xem [Sĩ lâm báo], nhân sinh hưởng thụ có lẽ cũng chỉ thế này, ở Bắc Kinh chắc không bao giờ có được... Bình thường công vụ bận rộn, khó có được thời gian nghỉ ngơi, lại phải làm gương cho kẻ khác, sao có thể lười nhác an nhàn thế này?

Nói tới [Sĩ lâm báo], trong lòng y không khỏi đắc ý một phen, báo chí ra định kỳ đầu tiên thế giới là ở Trung Quốc, còn sớm hơn Châu Âu đến bốn mươi năm.

Thật ra báo chí đã có từ thời Đường, nhưng mãi tới khi Thẩm Mặc xuất hiện thì cũng chỉ có dạng nội san gì đó, chỉ cho quan viên đại hộ xem, thị dân bình thường không có cơ hội đọc... Thứ nhất không có điều kiện in ấn quy mô, thứ hai bách tính cũng không có nhu cầu này, thứ ba, thánh nhân đều nói, ngu dân mới tốt cho quan, cho nên mới không có báo chí cho thị dân bình thường.

Nhưng tới bản triều, kỹ thuật in ấn đã phát triển, chi phí cũng giảm mạnh. Hơn nữa thị dân của bản triều đã có chút văn hóa, đã có nhu cầu về tri thức... Các loại tiểu thuyết đã thịnh hành, nếu như lại còn xuất hiện một loại báo chí đáp ứng nhu cầu hàng ngày của thị dân, thì sẽ rất được hoan nghênh. Quan lại cũng có thể thông qua báo chí mà nâng sức ảnh hưởng của mình.

Vì lẽ đó năm ba mươi bảy Gia Tĩnh, lúc Thẩm Mặc còn đang ở Tô Châu, đã bày cho hiệp hội thương nghiệp Tô Châu bỏ vốn thiết lập báo chí dân gian.

Cổ Nhuận Đông mặc dù không tin thứ báo chí này có tác dụng gì, nhưng vì cảm kích Thẩm Mặc cho nên mới làm việc này. Mùa thu năm đó đã khởi đầu tòa soạn báo Tô Châu, phái người tới Vu Hồ mua giấy tốt, chọn loại máy móc in ấn tiên tiến, còn mượn công nhân in ấn lành nghề ở Kim Lăng thư cục, bắt đầu tiến hành xuất bản.

Nội dung thì có một số tin tức chính trị quan trọng được chuyển từ công báo xuống. Ngoài ra để nâng cao sức hấp dẫn của báo chí, tại kỳ đầu tiên được xuất bản, Cổ Nhuận Đông cho dán bố cáo các nơi ở Tô Châu, nói [Tô Châu báo] ra đời, hoanh nghênh các đóng góp, nếu được chọn thì mỗi chữ sẽ được một lượng bạc.

Khái niệm nhuận bút lúc này vẫn chưa có, người đọc sách được một chút phí nhuận bút cũng không thể thể hiện giá trị của mình. Nhưng Cổ Nhuận Đông lại tuyên bố, mỗi chữ được trả một lượng bạc, mặc dù đã nói rõ chỉ là mừng số đầu tiên xuất bản, nhưng quả thật đây là cái giá trên trời.

Kết quả trong vòng mười ngày, đã nhận được hơn ba vạn bản thảo... Điều này không có nghĩa là có ba vạn người đóng góp, thật ra có nhiều người vì để tăng cơ hội được chọn, nên đã đóng góp nhiều hơn một phần. Có điều chỉ cần như thế cũng đã thể hiện chính sách dùng nhuận bút đã có hiệu quả, tạo nên tiếng vang lớn.

Đến khi báo xuất bản, liền được tất cả các thị dân tranh nhau mua hết, sau đó dù tăng số lượng xuất bản đến mấy lần, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của bách tính. Để thỏa mãn nhu cầu của các huyện, châu phủ lân cận, sau bảy lần trì hoãn, đã phát hành đủ ba mươi vạn bản... Không tính tiền vốn, tiền lời cũng đã thu gần bằng tiền bỏ ra ban đầu. Nên biết rằng kỳ đầu tiên, ngoại trừ cổ đông Sở Giao dịch chứng khoán, Sở đấu giá, thì không có một thương nghiệp nào quảng cáo, mà theo Thẩm đại nhân, quảng cáo lại là nguồn thu chủ yếu của tờ báo... Tình hình thế này thì số tiền kiếm được sẽ còn nhiều hơn nữa.

Theo kiến nghị của y, mỗi tờ báo đều có tám trang báo, trang đầu là giảng giái thánh dụ, trang hai là tin tức quan trọng trong triều, thứ ba là tin địa phương, thứ tư là tin trong, ngoài tỉnh, thứ năm là tin thế giới bên ngoài, thứ sáu là bảo tồn văn hóa, thứ bảy là tiểu thuyết, thứ tám là các chuyên đề. Về cơ bản thì đã thỏa mãn nhu cầu của hầu hết thị dân, nhờ đó Thẩm Mặc có thể giới thiệu về thế giới, từ từ mở ra luồng tư tưởng mới.

Sự tình sau này thì như nước chảy thành sông, trong lịch sử chưa bao giờ có thứ gì truyền bá nhanh và ảnh hưởng lớn như báo chí cả. Trong một thời gian dài, báo chí đã trở thành đích đề tài mà toàn Tô Châu nghị luận, tất cả mọi câu chuyện đều xoay quanh báo chí. Thời kỳ này phong cách viết văn lấy ngắn gọn làm tiêu chuẩn, nên những tác giả có bài đăng trên báo, chỉ cần có khoảng hơn hai trăm chữ, cũng đã có thể có được trên dưới một trăm lượng bạc, cũng đủ để bọn họ vui mừng.

Nhưng việc khiến bọn họ thỏa mãn chính là văn chương bọn họ viết ra được mọi người đọc, cả tỉnh biết tiếng, điều này ngay cả những sĩ tử thi đậu cũng không có vinh dự này, ở Tô Châu, từ phố lớn ngõ nhỏ, trên bến dưới thuyền, đều có thể thấy không ít người giơ tờ báo trước mặt, đọc đi đọc lại một đoạn văn chương, rồi chờ người khác hỏi: Đây là văn do ai viết?

Người đó sẽ rất áy náy đáp:

- Không dám giấu, chính là kẻ hèn này viết...

Khiến người khác hận không thể ném người này xuống sông.

Người đọc sách khác tuy ngoài mặt bình thường, nhưng trong lòng đương nhiên sẽ có đố kỵ, sẽ về nhà vò đầu bứt ta cố viết văn chương, thề lần tới sẽ được chọn đăng trên báo: Hừ, lão tử cũng muốn cầm tờ báo đi khắp thành Tô Châu.

Sau này tuy tiền nhuận bút giảm còn một phần mười, nhưng cũng không ảnh hưởng tới quyết tâm đóng góp của kẻ sĩ. [ Tô Châu báo] càng ngày càng lớn mạnh, ảnh hưởng khắp Giang Chiết Đông Nam, làm gương cho các nơi khác noi theo.

-oOo-

Sau mấy năm, mỗi tỉnh Đông Nam hầu như đều có vài tờ báo. Cùng là báo nhưng lại khác nhau về trình độ, có thể chia báo làm ba loại, thứ nhất là đại báo có tin tức của mình, thứ hai là bán nguyên, có một nửa của mình một nửa sao chép của đại báo, còn thứ ba là tiểu báo chỉ đi sao chép của các tờ báo khác. Nhưng vì mục đích kiếm tiền, cho nên cũng không tiện ngăn cấm.

Trong tay Thẩm Mặc là tờ [Sĩ Lâm báo], là một trong ba tờ báo của Nam Kinh, hai tờ còn lại là [Kim Lăng báo] và [Tần Hoài báo], tập trung nói về văn hóa con người Nam Kinh, tin tức đương nhiên không thể đi sao chép, thuộc về loại đại báo, chỉ là trọng tâm mỗi báo một khác... Như [Kim Lăng báo] chủ yếu nói về các hoạt động của triều đình, bản tin chính trị và sự việc dân sinh hàng ngày, vì là đại báo cho nên số lượng cũng lớn; còn [Tần Hoài báo] thì chỉ có thơ từ ca phú, phong hoa tuyết nguyệt tuy số lượng không bằng loại trước, nhưng cũng rất khả quan.

Số lượng ít hơn là [Sĩ Lâm báo], mỗi kỳ có năm vạn bản, nhiều lắm cũng chỉ bán được một nửa, lợi nhuận quảng cáo cũng ít, thua lỗ cũng nhiều. Nhưng tờ báo này lại là tờ báo mà Thẩm Mặc coi trọng, y bằng các cách thu hút tài trợ cho tờ báo này, cho nên cũng không đến nỗi quá bi đát mà phải đóng cửa.

Bởi vì tờ báo này chính là dành cho sĩ lâm, nội dung chủ yếu về chính trị, tư tưởng, học thuật, quốc gia đại sự, là cách chủ yếu để nâng cao tư tưởng cho sĩ lâm dần dần.

Lấy tin mà báo ngày hôm nay đưa, bài biện luận nổi tiếng của Tam công hòe năm ngoái ở Bắc Kinh cũng ít có người nói đến, nhưng khi Thẩm Mặc đưa lên một kỳ báo trước đó, thì nhận được chín bài thảo luận về quan hệ "Quân và quốc", có thái độ thế này, có ý kiến thế kia, tranh luận kịch liệt kéo dài.

Y còn đọc thấy hai bài thảo luận về việc dạy học của y ở Bắc Kinh, khiến cho Thẩm Mặc thấy cao hứng chính là cả hai bài đều rất ủng hộ quan điểm của y, cho rằng muốn học thì phải hành, lấy thực tiễn bổ trợ cho lý thuyết... Không biết đây có phải là có người cố tình đăng lên để cho y vui lòng hay không. Cũng chỉ có người đa nghi như y mới nghĩ như vậy, nếu không phải thì thật tội cho người viết.

Y vừa đọc báo vừa tủm tỉm cười, đến khi y đọc tới trang thứ tư thì con ngươi thoáng chốc co rút lại, cả người đờ ra, miệng há hốc không ngậm lại được...

Chỉ thấy bài văn kia đề là "Quan Tây Tần [Thập nhị biểu] hữu cảm".

-o0o-


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Tải APP đọc truyện OFFLINE và nghe AUDIO khi mua combo. Điểm danh hàng ngày nhận Lịch Thạch