Phùng Bảo chạy vào tây noãn các, xuyên qua tầng tầng cửa cung, tới nội điện, nơi đây đâu có đại hội khỏa thân gì, chỉ có một vị hoàng đế đang hầm hầm tức giận.
Thấy Phùng Bảo vào, Long Khánh xầm mặt xuống:
- Đuổi đi chưa?
- Bẩm chủ nhân, chưa.
Phùng Bảo đáp:
- Ông ấy nói nhất định muốn gặp chủ nhân, nói có chuyện gấp.
- Làm sao đây?
Long Khánh nhìn Trần Hoành:
- Liệu có chuyện gấp thật không?
- Cuối năm rồi, trừ chuyện đó ra thì còn chuyện gì gấp nữa.
Trần Hoành vẫn bộ dạng hấp hối đó, đủng đỉnh nói.
- Vậy có gặp không?
- Hoàng thượng nghĩ kỹ làm sao ứng phó với ông ta rồi thì gặp, nếu chưa nghĩ kỹ, lão nô kiến nghị nghĩ kỹ rồi hãy tính.
- Ừ.
Long Khánh thực sự hận bản thân không có bản lĩnh chớp mắt suy nghĩ mọi chuyện chu toàn như Thẩm sư phụ, đầu to như cái đấu, nói:
- Nhưng lúc này mà không chịu gặp, ông ta khẳng định trẫm không muốn thấy ông ta.
- Nếu thấy khó xử quá thì...
Đợi hoàng thượng rối lên một hồi, Trần Hoành mới thong thả nói:
- Hoàng thượng nói thế này....
Từ các lão đợi rất lâu, cuối cùng cũng thấy Phùng Bảo đi ra tuyên dụ:
- Chuyện lớn chuyện nhỏ gì ngài tự xem rồi xử lý là được, không cần điều gì cũng bẩm báo.
- Vâng, tạ ơn hoàng thượng tin tưởng.
Từ Giai hành lễ lĩnh dụ xong, được Phùng Bảo đỡ dậy đi ra ngoài, tới chỗ ngược chiều gió không có ai, Từ Giai túm tay hắn hỏi:
- Phùng công công hãy nói thật với lão phu, hoàng thượng đã xem bức di thư kia chưa?
- Xem rồi.
Phùng Bảo gật đầu, ống tay áo hắn có thêm một thứ, hẳng là ngân phiếu, được tể tướng hối lộ, thật làm người ta kích động.
- Vậy hoàng thượng cáo nói gì không?
Từ Giai hỏi, lại một tờ ngân phiếu đút vào, động tác này hiển nhiên được luyện thành thạo, cho dù mấy năm rồi chưa làm, giờ cũng chẳng hề lạ tay.
Phùng Bảo sướng tê người, thống khoái đáp:
- Hoàng thượng xem xong nói, tên gia hỏa này cuối cùng đã giác ngộ, sớm làm thế từ lâu rồi. Hoàng thượng đã lâu lắm rồi không vui vẻ như thế, nếu không đã chẳng vừa sáng sớm....
- Đa tạ.
Từ Giai gật đầu, lại một tờ ngân phiều nữa đưa tới.
Trên đường trở về nội các, Từ Giai ngửa mặt nhìn bầu trời mây đen dầy đặc, mặt mày nặng nề, vừa rồi lời của Phùng Bảo làm áp lực trong lòng ông ta đỡ đi đôi chút, nhưng vẫn cảm thấy mình đang bị bao phủ bởi một nguy cơ chưa từng có, giống như bị một tấm lưới lớn chùm lên, càng giấy dụa càng bị thịt chặt, nhưng không giãy dụa không chịu nổi dày vò ngồi yên đợi chết.
Thời gian, cần nhất là thời gian, cứ qua được năm nay rồi hăng hay, hôm nay là 29 rồi, Từ Giai thầm nhủ:" Lẽ nào không qua nổi một ngày"
Trở về nội các rồi, Từ Giai gọi ti trị lang thân tín tới:
- Hôm nay và ngày mai, tất cả tấu chương đưa tới ti trị lang ngươi đều phải xem cho kỹ.
Lão già thể hiện khí phách hiếm hoi ra ngoài:
- Nếu có lời lẽ không thức thời, cứ gác ở Văn Uyên các đợi qua năm mới.
- Vâng.
Ti trị lang cũng biết tình hình nghiêm trọng, liền nhận lệnh rời đi, nhưng nghe Từ Giai gọi lại:
- Còn nữa, nếu tới trưa Trần côn công còn chưa có tin tới, ngươi chủ động liên hệ với tai mắt trong cung, làm rõ chân tướng.
Đây là việc Từ Giai luôn kiêng kỵ, nếu chẳng phải vạn bất đắc dĩ sẽ không làm.
- Vâng.
Ti tri lạng mặt cứng lại, chẳng lẽ chuyện còn nghiêm trọng hơn cả tưởng tượng?
- Đi đi, trời có sập xuống thì có lão phu chống rồi, không thương tổn tới các ngươi đâu.
Từ Giai cổ vũ tinh thần cho hắn.
- Vâng.
Ti trị lang ưỡn ngực bước đi.
Nhìn theo bóng lưng của hắn, mặt Từ Giai lạnh dần, tới nay ông ta mới hiểu câu "quyền thần bị ép mà ra." Chẳng phải là làm gái điếm còn thích bia trinh tiết, mà là một chuyện bất đắc dĩ.
Phía bên kia, Phùng Bảo về phòng đóng cửa lại, hớn hở đêm ngân phiếu trong tay, chu choa, mỗi câu hỏi 200 lượng bạc, vậy là 600 lượng, đúng là một khoản lớn.
Mặc dù Phùng Bảo là tên thái giám dị loại, không thích thứ tục khí như tiền tài, nhưng được tể tướng đương triều hối lộ, làm hắn thấy hết sức vinh hạnh, định cất đi để mai sau có cái mà khoe khoang.
Nghĩ tới đây hắn có chút hổ thẹn, đáng tiếc ta phải lừa ngài, biết làm sao, ai bảo ta phải nghe lời hoàng thượng. Bài học bằng máu của đám Đằng Tường cả đời hắn cũng không quên.
Huống hồ Phùng Bảo chưa bao giờ thấy Long Khánh đế giận như thế.
Sau khi nghe thấy Vương Đình Tương tự sát, Long Khánh đầu tiên là kinh ngạc, tiếp đó càng ngày càng giận dữ, cầm gái gì ném cái đó, đập tan tành hết bình hoa trong phòng mới nguôi, nhưng miệng lẩm bẩm:
- Không coi ai ra gì nữa, coi trẫm thành cái gì rồi? Tần Nhị Thế hay Hán Hiến Đế?
May mà Trần Hoành tới trước một bước, đuổi tất cả người có mặt ra ngoài cho nên lời này mới không lan truyền đi.
Khuyên can hết lời mới làm hoàng đế dịu xuống, nhưng khi Long Khánh muốn tiếp kiến Từ Giai, Trần Hoành lại tựa như vô tình ngăn lại...
Trải qua bao sóng gió, Phùng Bảo đã trưởng thành hơn nhiều rồi, trừ khi hoàng đế bảo hắn làm gì, nếu không một câu thừa cũng không nói, một việc thừa cũng chẳng làm...
~~~~o0o~~~~~~~
Trong tưởng tưởng của nhiều người, Dương Bác viết chữ phải đầy khí thế, rắn rỏi. Kỳ thực không hẳn, chữ của ông ta rất ngay ngắn, mỗi chữ đều hết sức chú trọng lề lối, cho người ta cảm giác tỉ mỉ mà nghiêm túc.
Đương nhiên nó liên quan quan tới nội dung ông ta muốn viết.
Nấu cơm sao bằng được nấu cháo.
Một đấu có thể dùng ba ngày, cơm hai ngày trở thành lương sáu ngày.
Có khách chỉ cần thêm nước lửa, không tiền chớ nên hỏi cơm canh.
Đừng nói đạm bạc thiếu tư vị, trong đạm bạc tư vị mời lâu dài.
Đợi ông ta dừng nét chữ cuối cùng, mấy người xung quanh cùng reo lên:
- Chữ đẹp, thơ cũng hay.
Dương Bác đặt bút xuống, dùng giọng quan thoại mang khẩu âm Sơn Tây:
- Vài câu thuận miệng thôi. Hay cái chó gì...
Làm mấy người bên cạnh rất xấu hổ.
- Đưa ra ngoài.
Dương Bác lạnh nhạt nói:
- Bảo bọn chúng in ấn cẩn thận chút, không cần quan tâm tới tiền, nếu bách chúc phổ có thể làm lão phu nhân hài lòng, mua 500 bản tặng người.
Hai mưu sĩ thu lấy, mang ra ngoài.
Lúc này trong phòng chỉ còn lại ba người, ngoài Dương Bác có tam nhi tử của ông ta Dương Mục, cháu ngoại của ông ta, tân hữu bộ thị lang Trương Tứ Duy.
Toàn người nhà, không khí tất nhiên thân thiết hơn nhiều, Trương Tứ Duy nghi biểu thế giá công tử tiêu chuẩn nói:
- Không ngờ mấy năm không gặp, cữu cữu lại nghiên cứu học vẫn, xuẩn bản sách...
Dương Mục tự Mục Chi, từ nhỏ đã thân với Trương Tư Duy, vừa dọn dẹp vừa nói:
- Bách chúc phổ nghe giống văn tập thật đấy, kỳ thực là công thức nấu cháo cha ta sưu tập nhiều năm. Cái đó mà cũng là học vấn à, chẳng qua muốn xuất bản để giải nổi khổ, trong tay chẳng có tác phẩm nào...
- Hỗn láo, ngay cả cha ngươi mà cũng dám trêu, xem ta có lột da ngươi không?
Dương Bác vờ giận, vừa rửa tay vừa cảm khái:
- Các ngươi đang lúc tuổi trẻ, uống rượu mạnh, ăn thịt dê, không cảm nhận được tư vị của cháo đâu. Bài thơ nấu cháo vừa rồi do lão phu tự làm, ở đây có một bản viết tay, ngươi đem về cho phụ thân cháu, ông ấy nhất định sẽ thích.
Trương Tứ Duy nghiêm túc cám ơn:
- Đừng nói đạm bạc thiếu tư vị, trong đạm bạc tư vị mời lâu dài. Chỉ bằng câu này cha cháu sẽ rất thích...
- Đúng thế, lửa mạnh tuy nóng, nhưng chẳng được lâu...
Dương Bác rửa tay xong, ba người vào phòng trong uống trà, Dương Bác cầm chén trà lên, thở dài:
- Lão phu muốn đạm bạc mãi như thế, tiếc rằng, thân trong giang hồ, không tự quyết được.
- Còn chẳng phải vì kẻ ở ngõ Bàn Cờ kia.
Dương Mục tức tối:
- Vừa muốn ăn thịt dê, lại không muốn dính mùi hôi, rõ ràng y bố cục thành thế này, tới lúc mấu chốt lại rút mình ra tới Huy Châu. Đúng là làm người ta không còn gì để nói.
Rồi to ra khâm phục:
- Có điều y cũng thật lợi hại, tới giờ con chưa hiểu làm sao y có thể làm ra như thế, không phục không được.
- Ta nói rồi, y là tên điên, nhưng là tên điên có trí tuệ.
Dương Bác cười khẩy:
- Loại người này không thể đụng vào, lão Từ dung túng họ Trương, nhưng liên tục đả kích y, đúng là ngu xuẩn...
Tới đó nhìn Trương Tứ Duy áy náy:
- Ta nói nhạc phụ cháu như vậy, cháu sẽ không giận chứ?