Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 1480: Cao Lão Tam Sắp Về Rồi (3)

Chương 1480: Cao Lão Tam Sắp Về Rồi (3)




Dịch: lanhdiendiemla.

- Bạc ư?

Tính cuồng của Thiệu đại hiệp lại nổi lên:

- Nhìn điều kiện của ngài có thể lấy ra được bao tiền?

Nếu là thường ngày Cao Củng chắc chắn rất phản cảm, nhưng lúc này ông ta lại thấy rất Thiệu Phương rất vừa mắt, ít nhất nói rõ hắn không phải là tên lừa đảo tới vì tiền tài.

Thiệu Phương đã không phải tới vì tiền tài, Cao Củng bỏ đi hoài nghi trong lòng lòng, tỏ ra xấu hổ nói:

- Lão phu không biết cách kiếm tiền, chỉ có lương và bổng lộc hoàng đế ban cho, bao năm gom góp được chỉ có 1000 lượng, tiên sinh cầm lấy đi.

- Sao có thể dùng tiền của các lão.

Thiệu đại hiệp nói đầy hào khí:

- Chút tiền này thảo dân có thể bỏ ra được.

- Vậy xấu hổ lắm.

Chẳng phải Cao Củng khách sáo, ông ta xấu hổ thật.

- Sớm nghe mặc bảo của các lão nghàn vàng khó cầu, hay là ngài ban cho bức mặc bảo.

Cao Củng do dự, ông ta chẳng muốn lưu lại một chữ cho đám người này.

- Nếu ngài thấy không tiện thì thôi vậy.

Thiệu Phương tỏ vẻ nuối tiếc.

Cao Củng cắn răng nói ra ngoài:

- Cao Phúc, chuẩn bị giấy.

Dù sao cũng chẳng phải thứ mất mạng, một bức tranh chữ mà thôi, không tiện từ chối.

Cao Phúc nghe lời lập tức lấy bút chỉ mực mang tới, Thiệu Phương đứng lên mài mực.

Hai người nín thở nhìn Cao Củng cầm bút, sau đó ngưng tụ tâm lực toàn thân, viết từng nét chữ một.

- Đẹp.

Thiệu Phương tán thượng:

- Bút lực thật mạnh mẽ.

Cao Củng chấm đẫm mực, trong lòng không còn có người xung quanh nữa, viết bốn chữ "hiệp, chi, đại, giả"

- Hiệp Chi Đại Giả!

Thiệu Phương lẩm bẩm, mắt sáng lên.

*

kẻ lòng hiệp nghĩa lớn, câu này nhớ mang máng là nói về Quách Tĩnh, hiệp nghĩa không ai sánh bằng.

Ngày hôm sau Thiệu đại hiệp rời khỏi Tân Trịnh, trước tiên tới Nam Kinh, Tô Châu, Thượng Hải, mua lễ lớn, đựng vào sáu chiếc rương to, sau đó giả trang thành phú thương tới Bắc Kinh.

Đợi tới khi hắn tới Bắc Kinh thì đã là tháng 7, Thiệu Phương mang theo hai cỗ xe lớn tới huyện Bình Uyển, nơi này sườn núi cong xanh tươi, là chỗ tốt dựng nhà làm cửa, nhưng không may nó kề sát hoàng thành, mặc dù hưởng thánh ân cũng có chút xíu, nhưng đa phần là nỗi khổ nuốt không trôi.

Cái gì chưa nói, riêng ruộng đất ban thưởng, hoàng trang cung cấp thực phẩm cho cung đã chiếm quá nửa ruộng đất toàn huyện, người dân luân lạc hết thành điền nông đời đời kiếp kiếp trồng ruộng cho hoàng gia.

Thiệu Phương tới trang viên của Long Khánh thời còn tiền đế, hiện đã ban cho thái tử, thu nhập của nó làm tiền tiêu vặt của thái tử.

Nhưng thái tử còn quá nhỏ, chưa thể quản lý sản nghiệp của mình. Cho nên trang viên vẫn do những người cũ quản lý, mỗi năm đem thu nhập vào đông cung.

Trong trang không khác gì nông trang bình thường, dưới ánh mắt tò mò của điền nông, Thiệu Phương đưa xe ngựa tới tòa đại trạch duy nhất trong thôn, gõ cửa.

Cửa mở ra, là quản sự nơi này, hắn có vẻ quen biết Thiệu Phương, nhiệt tình mời vào trong, cùng Thiệu Phương uống rượu chơi bời, Thiệu Phương dường như vui quên đường về, ở liền hơn một tháng.

Tới tận khi gió thu nổi lên, trời chuyển mát, quan sự kia mới nói:

- Mai lão tổ tông tới thị sát, ngươi chuẩn bị một chút đi.

Thiệu Phương lúc này mới tỉnh lại sau cuộc vui đêm ngay, chấn chỉnh lại bản thân, đợi chính chủ tới.

Mặc dù đã là đại nội tổng quản, nhưng Trần Hoành vẫn không quên được cái nông trang này.

Năm xưa bị tiên đế trục xuất, Trần Hoành liền tới nông trang này, một lòng quản lý sản nghiệp cho Long Khánh, vì ông biết trong vương phủ cuộc sống khó khăn, nên tận tâm kiệt lực gây dựng nơi khi đó là vùng bán sơn địa hoang vu này.

Qua mười mấy năm, nơi này thành đất đai màu mỡ, sản vật phong phú, cơ bản cung ứng được cho cả tỏa vương phủ lớn. Có thể nói nửa đời sau của Trần Hoành đổ vào đây, tất nhiên có tình cảm sâu sắc, cứ có thời gian sẽ về xem rau cỏ mọc ra sao, lợn nái đã sinh chưa? Mương tưới nước có đầy không? Ông ta mãi chẳng quên những vấn đề này.

Chỉ là hơn tháng qua trong cung bất an, ông ta chẳng được rảnh rỗi, giờ tình huống đã đỡ hơn, mới có thời gian tới thị sát.

Khi Thiệu Phương được quản sự dẫn tới ruộng, thấy một lão hán mặc áo vải, đội mũ rộng vành, đi chân đất đứng chỉ huy nông dân làm việc. Hắn thật không sao liên hệ được với Trần công công, thường được đồn đại như xác chết nằm trong quan tài, lão già này mà có bệnh thì mình chẳng phải đã bệnh hết thuốc chữa rồi hay sao?

Trong lòng Thiệu Phương nổi sóng, với kinh nghiệm giang hồ của hắn, một lão già có khác biệt lớn với lời đồn đại, tám phần là hạng tâm cơ thâm trầm, tuyệt đối không thể xem thường...

Có điều thế cũng tốt, ít nhất mưu kế của mình càng dễ thành công.

Nghĩ tới đây Thiệu Phương cời giày, quấn áo lên, ban đầu Trần Hoành chẳng để ý, ai ngờ tên này làm nghề nông vừa nhanh vừa tốt, làm Trần lão thái giám khẽ gật đầu.

Tới trưa, nữ nhân trong trang mang cơm tới, Trần Hoành hạ lệnh ăn xong hẵng làm, thế là điền nông bỏ nông cụ xuống, ra mương rửa tay, ngồi quây quần ăn cơm...

Thiệu Phương cũng ngồi trong đó, tuy hắn có luyện võ, nhưng ăn sung mặt sướng quen rồi, sớm không chịu khổ nổi nữa, mồ hôi đầm đìa, bụng đói meo, bất kể ba bảy hai mốt ăn như gió cuốn.

Nhét đầy mấy bát cơm vào bụng, Thiệu Phương cảm giác khôi phục chút sức lực, lúc này mới nhận ra Trần Hoành cũng ngồi cách đó không xa với mấy lão nông, ăn cùng thức ăn với họ.

Thiệu Phương nhìn cảnh đó phát hiện ra, lễ vật mình chuẩn bị thật quá tệ hại.

Ăn xong lại làm, bổi sáng dùng hết sức lực, buổi chiều Thiệu Phương liền lộ nguyên hình, mệt chân nhũn ra, lưng còng xuống, nhưng biết lão thái giám kia đang nhìn mình, liền mạng kiên trì tới cùng, tới khi khiêng một bó lúa mạch cuối cùng lên xe, hắn vịn càng xe ngồi xuống, không đứng dậy nổi nữa.

Các điền nông đều hướng hắn cười thiện ý, vị đại lão bản này làm việc suốt ngày, đủ để bọn họ có cái nhìn mới.

Một cái gáo nước đưa tới trước mặt, Thiệu Phương ngẩng đầu lên, thấy khuôn mặt già của Trần Hoành, vội cố gượng đứng dậy.

- Ngồi xuống đi.

Trần Hoành đưa hắn gáo nước, ngồi xuống bên cạnh.

Thiệu Phương chỉ dám ngồi nửa mông.

Trần Hoành nhìn đồng ruộng trơ trụi sau thu hoạch, hỏi:

- Số lễ vật kia là ngươi tặng cho lão phu.

- Không phải, không phải.

Thiệu Phương vội nói:

- Là Tân Trịnh công tặng cho lão công công.

- Tân Trịnh công?

Trần Hoành hồi tưởng, lắc đầu không tin:

- Ông ta tuy không coi là nghèo, nhưng cũng chẳng có được mấy đồng tiền.

Thiệu Phương liếm cánh môi khô cong:

- Cao công thanh bần, đúng là không mua nổi thứ châu báu này, do thảo dân vì đại kế thiên hạ, thay mặt Cao công chúc thọ công công.

Tháng trước là sinh nhật Trần Hoành, Thiệu Phương sở dĩ vội vào kinh là vì thế.

- Vậy sao?

Trần Hoành chậm rãi nói:

- Tháng này là thọ 50 của Đằng Tường, ngươi cũng chuẩn bị lễ vật chứ?

- Không.

Thiệu Phương lắc đầu:

- Người làm ăn chúng tôi mặt dù thích chuẩn bị sẵn đôi ngả, nhưng cũng biết lúc này không nên ngả nghiêng.

Trần Hoành mỉm cười, nhưng nhìn thế nào cũng chẳng giống nụ cười:

- Ngươi thắp hương sớm quá, chỉ sợ cái miếu này mãi chẳng hưng vượng lên được.

- Không đâu, ngài nhất định là người cười cuối cùng.

Thiệu Phương tràn trề tự tin nói.

- Vì sao ngươi có lòng tin vào lão phu như thế?

- Vì hai vị tiên sinh thào dân khâm phục nhất đều đánh giá ngài rất cao.

Thiệu Phương cung kính đáp.

- Hai vị nào.

- Nguyên ti lễ giam chưởng ấn Hoàng công công, hòa nguyên ti lễ giám chưởng ấn Mã công công

Trần Hoành cuối cùng cũng phải giật mình:

- Ngươi quen hai người họ?

- Khi Hoàng công công ở cục chức tạo Giang Nam, thảo dân là phường dệt đắc lực nhất dưới trướng. Ông ấy tới Nam Kinh dưỡng lão, ở trong biệt việt của thảo dân. Về sau Mã công công cũng tới, thường xuyên đến chơi vài ngày, chúng tôi cùng leo núi ngắm cảnh, nghe nhạc uống rượu, hết sức vui vẻ.

Mặt Thiệu Phương lộ ra thương cảm rơi lệ:

- Đáng tiếc Hoàng công công mấy ngày trước tham chén, thăng thiên. Ông ấy đi tiêu dao rồi, chỉ khổ chúng tôi trong vật nhớ người, cuối cùng không muốn ở Nam Kinh nữa, mới đi chuyến này.


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Tải APP đọc truyện OFFLINE và nghe AUDIO khi mua combo. Điểm danh hàng ngày nhận Lịch Thạch