Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 359: Cãi Nhau Trên Kim Điện (2).

Chương 359: Cãi Nhau Trên Kim Điện (2).




Dịch: lanhdiendiemla.

- Hai bên thần đều không phản đối.

Dừng một chút, Thẩm Mặc cúi đầu nói:

- Ý kiến của các đại nhân hai phía đều rất có đạo lý...

Từ sau khi thi Điện, y sớm biết không thể tránh nổi chuyện này, đã chuẩn bị rất lâu rồi, vừa rồi Từ Vị khẽ hạ mí mắt xống, Thẩm Mặc biết ngay phải trả lời ra sao.

Khi các đại thần đang thầm nhủ:" Tên tiểu tử này đem mánh lới tới tận đây rồi..." Ai ngờ Thẩm Mặc lại nói:

- Nhưng vi thần cho rằng, chuyện này gống như quả chín, chẳng cần phải tranh luận có hái xuống hay không, chỉ cần vén lá ra, tìm thấy quả là được.

Nghe ý tứ của y thì các vị đại nhân đều cãi nhau vô ích rồi, Từ Vị nói:

- Có lời gì cứ thoải mái nói trước mọi người.

Nói xong khom lưng lui về sau rèm.

Thẩm Mặc liền đứng dậy chắp tay với các vị đại nhân, nói:

- Ý tứ của hạ quan là kỳ thực chuyện này là vừa không vi phạm tổ chế, cũng không sinh ra phí tổn, càng không khiến dân ven biển và giặc Oa câu kết, thực sự là trăm lợi mà vô hại, bất kỳ ai cũng biết phải lựa chọn thế nào.

Những lời này của y trong mềm mỏng mang đao kiếm, rõ ràng là đối lập với Lý thượng thư, Lý Mặc tất nhiên khó chịu cực độ. Nhưng Thẩm Mặc không nói toạc ra, ông ta cũng không thể trở mặt, đành hầm hừ nói:

- Con nít ranh nói càn, không biết trời cao đất dày, không cho thuyền ra biển là tổ chế của thái tổ gia, chẳng lẽ ngươi không biết à?

- Hạ quan biết chứ?

Thẩm Mặc thầm mắng:"Mẹ nó chứ, muốn khiêm tốn cũng không được.." Liền nhướng máy nên nói đĩnh đạc:

- Hạ quan ta duyệt tư liệu lúc mới lập quốc, thấy dụ lệnh cấm biển của thái tổ gia có sáu đạo, mời chư vị đại nhân nghe kỹ. Năm Hồng Vũ thứ tư, "cấm cư dân ven biển không tự ý ra biển."; năm thứ mười bốn " cấm dân ven biển tư thông với các nước hải ngoại"; năm thứ mười bảy "Phái Tín quốc công Thang Hòa tuần thị Chiết Mân, cấm dân ra biển bắt cá"; năm hai mươi ba " lệnh hộ bộ giữ nghiêm giao thông với ngoại bang, trong đó kim ngân, tiền đồng, thuốc nổ, binh khí không được phép đưa ra ngoại bang."; năm hai mươi bảy:" Dám tư thương với ngoại bang tất trị trọng pháp"; năm ba mươi " cấm người dân không tự ý ra biển buôn bán với ngoại bang."

Y nói câu chữ rõ ràng, nhả khí đều đặn làm người ta nghe rất dễ chịu.

- Tổ huấn của thái tổ chư vị ở đây ai cũng thuộc hơn ngươi.

Lý Mặc thì càng nghe càng khó chịu:

- Từ đầu tới cuối là cấm cả, ngươi không hiểu à?

- Đúng là cấm.

Thẩm Mặc ung dung nói:

- Nhưng trí tuệ như Lý đại nhân mà không nghe ra biến hóa trong đó sao?

- Biến hóa gì?

Lý Mặc nhướng mắt lên:

- Ta không nghe ra.

- Đại nhân không cảm thấy cấm lệnh dần dần thả lỏng sao? Cái gọi là "không cho thuyền ra biển" chỉ là cách nói thông tục của chỉ dụ năm Hồng Vũ thứ tư. Nếu như thái tổ gia muốn đem nó thành tổ huấn sắt thép, cần gì phải hạ năm đạo chỉ dụ khác nhau?

- To gan! Ngươi dám chất vấn thái tổ gia?

Đại lý tự khanh Chu Quân Tu sừng sộ nói:

- Bệ hạ, thân xin gọi kim giáp vệ sĩ, đánh chết tên tiểu gian thần công khai nói xấu tổ huấn.

Thẩm Mặc không hề sợ hãi, cười lạnh nói:

- Hạ quan đang dùng tâm nghiên cứu thánh ý của Thái tổ gia, miễn cho có kẻ lúc nào cũng có kẻ mang tổ huấn ra dọa người khác.

Bè đảng Lý Mặc đã mắng y là "tiểu gian thần", là hoàn toàn trở mặt, Thẩm Mặc sao còn khách khí với bọn chúng.

Trong đại điện đang nồng nặc mùi thuốc nổ thì nghe thấy "cheng" một tiếng, tranh chấp ngưng bặt, mọi người nhìn về tấm rèm, đại điện im phăng phắc.

Rồi một âm thanh khoan thai phá vỡ sự yên tĩnh, là Gia Tĩnh đế ngâm thơ:

Khó! Khó! Khó!

Đạo là huyền ảo nhất

Chớ coi kim đan là tầm thường.

Không có chí nhân truyền khẩu quyết.

Nói xuông nói mệt lưỡi khô cong...

Tấm rèm không gió tự lay động, Gia Tĩnh đế mặc đạo bào, tay cầm phất trần xuất hiện. Tất cả mọi người đều quỳ xuống.

Ngâm xong bài thơ, hoàng đế đi tới long ỷ nhưng không ngồi mà đứng đó..

Thấy hoàng đế đứng lại, Nghiêm Tung dẫn đầu tung hô:

- Chúng thần cung chúc hoàng thượng...

Tới đó đã không thở nổi nữa rồi.

- Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế!

Tất cả mọi người dập đầu theo.

Gia Tĩnh đế mặt mang nụ cười lại chẳng giống cười, nhìn qua Thẩm Mặc và Lý nói:

- Đứng cả lên đi, Lý Mặc Lý Thời Ngôn, Thẩm Mặc Thẩm Chuyết Ngôn, tiếp tục cãi nhau cho xong đi, để trẫm nghe xem bên nào có lý.

Lý Mặc đang ngây ra thì Thẩm Mặc đã giành trước:

- Thái tổ hoàng đế đuổi Thát Lỗ, mở rộng hoàng triều, kiến thức cao xa của người, suy tính thâm sâu của người, những thần tử hậu đại không dám chất vấn, cũng không cần lo nghĩ.

- Ngươi là thứ hai mặt hai lòng.

Lý Mực tức tối.

- Xin nghe hạ quan nói hết đã.

Thẩm Mặc thong thả:

- Chính bởi vì phải tuân thủ tổ huấn, cho nên phải kết hợp với bối cảnh thánh dụ phân tích từng điều, mới có thể thực sự tuân thủ tổ huấn... Nếu như chỉ theo mỗi một điều ban đầu, bỏ đi năm điều còn lại, thì giống như thầy bói mù mù xem voi mà thôi, chẳng phải là toàn thể, như thế sẽ hiểu sai lệnh, phiến diện.

- Vậy ngươi nói đi.

Lý Mặc cười gằn:

- Để xem ngươi xuyên tạc tổ huấn ra sao?

- Để hạ quan giải thích cho ngài.

Thẩm Mặc không nhân nhượng:

- Trước tiên nói thánh dụ đầu tiên, cấm tự ý ra biển. Khi ấy thiên hạ mới định, đám thế lực tàn dư Trương Sĩ Thành, Phương Quốc Trân lui ra đảo ven biển, lòng gian chưa bỏ, một mặt bồi dưỡng lôi kéo bè đảng trong nước, một mặt câu kết với cướp biển định quay lại. Cho nên Thái tổ hạ lệnh cấm biển, đã ngăn kẻ giặc liên kết đất liền với ngoài đảo, khiến không đánh mà tan, đúng là diệu kế.

- Rồi tới lệnh thứ hai và thứ ba, cấm dân ven biển tư thông ngoại bang, cấm chỉ ra biển bắt cá. Thời gian đó là Hồ Duy Dung gây án, tội danh có một điều là tư thông với giặc Oa, đạo thánh chỉ này là nhắm vào vụ án đó, là xét thấy trạng thái khẩn cấp trong nước mà ban phát.

- Nói càn nói bậy.

Vương Khương đồng đảng của Lý Mặc cuối cùng cũng kiếm cơ hội giúp Lý Mặc:

- Sao ngươi dám nói đó không phải là lệnh cấm vĩnh cửu? Không tin thì nghe đoạn ( Thái tổ thật lục) đây, Thái tổ cao hoàng đế nói:" Trẫm thấy đường biển có thể thông với ngoại bang, phải cấm nghiêm, nếu không ai cũng có thể vì lợi mà vi phạm pháp luật. Nên từng cấm qua lại." Đó chẳng phải là thái độ cấm biển của Thái tổ sao?

Thẩm Mặc tỏ vẻ không sao tin nổi:

- Xin hỏi Vương đại nhân. "Từng" nghĩa là gì?

- Ờ, cái này..

Vương Khương tức thì cứng họng đứng đần ra.

- Trẻ con ba tuổi cũng hiểu được, đó là đã qua.

Thẩm Mặc cười khẩy:

- Ý thực sự của thánh huấn thái tổ là "lão nhân gia nhận thấy thông qua đường biển, có thể giao thông với ngoại bang, nếu như không cẩm chỉ bách tính thông qua mậu dịch để buôn lâu, e rằng đều không chịu lao động nữa, chỉ biết buôn bán!" Thái tổ từng hạ lệnh tực tiếp bắt kẻ "không biết lao động chỉ chuyên buôn bán", lo lắng người phạm pháp quá nhiều, cho nên từng cấm qua lại trên biển.

Ánh mắt y liếc qua các vị đại nhân, Thẩm Mặc thản nhiên nói:

- Vì sao lại nói là từng? Chỉ cần xem điều phía sau là biết rồi "lệnh hộ bộ nghiêm giao thông ngoại bang, không cho kim ngân, tiền đồng, thuốc nổ, binh khí ra bên ngoài", hiển nhiên là "nghiêm" chứ không phải "cấm", chỉ không cho các vật tư liên quan tới an toàn quốc gia đưa ra ngoại bang, tức là trà, lụa, gốm, sứ có thể bán ra nước ngoài.

Vương Khương không còn gì để phản bác nữa, Thẩm Mặc thừa thắng truy kích:

- Như tiểu triều đình Nam Tống yếu ớt, sở dĩ có thể giằng co với Nguyên Mông Kim Liêu một trăm năm mươi năm là vì cái lợi trên biển. Hoàng đế Nam Tống hiểu được, thánh minh như Thái tổ càng tường tận -- Cho nên sau khi dẹp xong cướp biển hải ngoại, diệt đám gian thần bên trong, lệnh cấm phía trước tất nhiên trừ bỏ, bắt đầu cho phép Đại Minh đưa vật phẩm ra biển đổi lấy lợi nhuận lớn, chỉ không cho phép bán vật tư trọng yếu thôi.

- Vậy năm Hồng Vũ thứ hai mươi bảy, Thái tổ gia nói: " Dám tư thương với ngoại bang tất trị trọng pháp" là ý gì?

Lại một tên bè đảng cả Lý Mặc, hộ bộ thị lang Mã Toàn nhảy ra:

- Dựa theo suy diễn của ngươi, có phải Thái tổ gia lại cấm chỉ buôn bán không?

- Mã đại nhân, Thái tổ gia chỉ cấm chỉ tư thương thôi.

Thẩm Mặc cười:

- Lời đó có ý là, chỉ có phép chính quyền buôn bán. Đó là Thái tổ gia thánh minh, nghĩ ra cách lưỡng toàn kỳ mỹ, có thể có được lợi lớn trên biển, lại tránh bách thính tư thông với ngoại bang mà quên gốc, bỏ hoang chuyện đồng áng.

Gia Tĩnh đế sắc mặt nghiêm nghị cuối cùng đã giãn ra, mỉm cười nói:

- Điều cuối cùng để trẫm nói, năm Hồng Vũ ba mươi " cấm người dân không tự ý ra biển buôn bán với ngoại bang." Hiển nhiên là nhắc lại một lần nữa, ý tứ của Thái tổ quá rõ ràng rồi --- Chỉ cho phép quốc gia tiến hành mậu dịch, không cho phép tư nhân tự ý tiến hành.

Gia Tĩnh dừng lại một chút khẳng định:

- Đó mới thực sự là thánh dụ của thái tổ đấy.

Giọng nói của ông ta mang vẻ giải thoát không thể che giấu... Cho dù ông ta là hoàng đế quyền lực nhất trong hơn trăm năm qua, cũng không thể đối kháng với tổ huấn, cho nên khi tài chính quẫn bách, Gia Tĩnh đế vẫn không sao hạ quyết tâm được.

Giờ thì tốt rồi, cuối cùng về mặt pháp lý đã có thể vòng qua hòn núi lớn này, có thể tiến hành tham khảo mang tính thực chất rồi.

Nhưng Lý Mặc không cho rằng như thế, ông ta chỉ nghĩ, nếu như thua trận này, ngày sau không thể đánh ngang với Nghiêm đảng nữa, tức thì khó chịu trong lòng, đánh mắt cho mấy trên đồng đảng, nhưng không kẻ nào dám ra mặt.

Ông ta tức tối chửi thầm:" Một lũ hèn nhát" rồi đích thân ra trận:

- Khởi tấu bệ hạ, chúng thần lợi ích không nhỏ, càng hiểu rõ thêm tổ huấn của Thái tổ gia, rút ra được một điều tâm đắc.

- Nói...

Gia Tĩnh đế cười tủm tỉm nói.

- Thánh ý của Thái tổ gia là, thiên hạ thái bình có thể mậu dịch với ngoại bang; nhưng khi có gian tặc làm loạn, phải nghiêm khắc cấm biển.

Lý Mạnh đánh liều nói:

- Cho nên giặc Oa nổi lên, lễ bộ đóng tị bạc ti, hiện giờ giặc Oa ngông cuồng hơn bội phần, không phải lúc mở thị bạc ti.




trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Nạp Lịch Thạch