Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 426: Thị Sát Sông Ngô Tùng (1).

Chương 426: Thị Sát Sông Ngô Tùng (1).




Dịch: lanhdiendiemla.

Ngày hôm sau, hai mấy vị nhân vật có máu mặt của huyện Ngô lên thuyền của quan phủ, mặc dù phủ tôn đại nhân mời đi chơi sông, nhưng mọi người đều hiểu trong lòng, đây là khảo sát đường sông để mở cảng trao đổi trong tương lai.

Trước khi lựa chọn mở lại thị bạc ti, vì không thể lựa chọn cửa cảng ven biển, cho nên cần phải một thành phố trong nội địa mà trú quân có thể chiếu cố an toàn, qua một phen điều tra nghiên cứu, Thẩm Mặc quyết định chọn Tô Châu, ngoại trừ công thương nghiệp phát triển, quan niệm của ngưởi dân khá tân tiến ra còn có nguyên nhân quan trọng là con sông Ngô Tùng này.

Sông Ngô Tùng thời Đường rộng hai mơi dặm, tới thời mới lập nước cũng rộng mười hai dặm, hẳn phải có điều kiện đàm nhận động mạch vận chuyển chính. Nó dài gần ba trăm dặm, xuất phát từ Thái Hồ, xuyên qua Đại Vận Hà, thành Tô Châu, Côn Sơn, Gia Định sau chảy vào huyện Thanh Phổ phủ Tùng Giang, đổ vào Trường Giang gần huyện Thượng Hải, cuối cùng chảy ra cửa biển, trừ có thể thông với hải ngoại, còn có thể nối liền với cùng giàu có của Giang Nam và Mân Chiết Lỗ Tấn.

Những điều này Thẩm Mặc dựa theo bản đồ và địa phương chí mày mò được ra, nếu chỉ nhìn từ trên giấy thì không có chỗ nào chê trách, còn lại chỉ là khảo sát thực địa nữa thôi, nếu như vấn đề không lớn, có thể tuyên bố với mọi người lịch trình mở thị bạc ti rồi.

Vì thế trong gió ban mai, đề cử đại nhân tương lai của chúng ta dẫn quá nửa nhân vật có vai vế của Tô Châu lên còn thuyền năm tầng này.

Đây cũng là con thuyền lớn nhất có thể tìm được trong thời gian ngắn, hơn nữa vì đạt được hiệu quả khảo sát, ở tầng dưới còn đặt từng khối đá lớn, dùng kinh nghiệm của những thủy thủ lâu năm mà nói, thì đó đã được mức ăn nước của thuyền biển bình thường rồi.

Mọi người xuất phát từ bến tàu, trước tiên ăn điểm tâm do Thẩm Mặc khoản đãi trong khoang, đợi tới khi mặt trời lên cao, thuyền đã rời khỏi Tô Châu, mọi người được Quy Hữu Quang mới tới nóc tầng cao nhất của thuyền, ngồi xuống chiếc bàn bày đầy hoa quả đồ ăn vặt, một bên thưởng thức trà thơm, một bên ngắm cảnh sắc bốn xung quanh, chỉ thấy nước sống xanh, hoa đào đỏ, gió nhẹ vi vui, mặt trời ấm áp, đúng là cảnh mùa xuân Giang Nam tươi đẹp...

Mọi người không thể không thừa nhận bọn họ ở trong những viện tự thu nạp cả sơn thủy, nhưng so với phỏng cảnh tự nhiên chân chính, vẫn thua kém hơn rất nhiều.

Tức thì mọi người lòng dạ thoải mái, đàm luận sôi nổi, ngâm thơ làm đối, đúng là coi đây thành chuyến đi dã ngoại thật rồi.

Nhưng tâm tình của Thẩm Mặc lại chẳng tốt như thế, bởi vì vừa rời thành Tô Châu, y liền phát hiện ra sông Ngô Tùng không được rộng như trong sử sách ghi chép, nhiều lắm cũng chỉ được bốn năm dặm, mực nước rất bình thường, có thể cảm giác rõ ràng, thuyền lớn đi bên trên đúng là có chút vất vả.

Có điều vẫn trong phạm vi chấp nhận được, cho nên y mới không thể hiện lo lắng ra ngoài, nhưng không bao lâu, y đã không ngồi yên được nữa, đứng dậy đi bên mép, vịn lan can nhìn ra ngoài.

Thấy phủ tôn đại nhân như thế, tiếng nói cười của mọi người ngưng bắt, tất cả đứng dậy đi tới, nhìn theo ánh mắt của Thẩm Mặc, thấy mặt sông hẹp hơn khi rời thành không ít.

Lúc này thủy thủ ở dưới lên xin chỉ thị:

- Đại nhân, đường đi bị tắc nghẽn quá mức, chúng ta phải vứt đá trên thuyền, nếu không thì không thể đi được.

Thẩm Mặc buồn bực đồng ý với thỉnh cầu này.

Từng sọt đá được ném từ trên thuyền xuống sông, giảm nhẹ tải trọng của thuyền lớn, lúc này mới chầm chậm tiến lên được; nhưng chưa đi được hai mươi dặm, thủy thủ lại xin chỉ thị, tiếp tục phải giảm trọng tải.

Cứ như thế đi một đoạn ném một ít, cuối cùng tới chiều thì không thể nào tiến lên được nữa, mặt sông bị co hẹp còn hai mươi trượng, độ sâu mặc dù không rõ, nhưng đã không thể nâng được thuyền lớn như thế nữa.

Thẩm Mặc hai tay vịn lan can, sắc mặt trắng như tờ giấy, hai mắt nhìn ra bên ngoài, nhưng thực chất đã thất thần, trong lòng có có một âm thanh, đó là tiếng kêu bất lực:" Không thể như thế, không thể như thế."

Trên sử sách nói, Thái Hồ rộng ba vạn lúc ngàn khoảng, con đường vào biển chỉ có một. Trong du địa chí có viết cửa sông rộng tới hai mươi dặm, Bắc Tống rộng chín dặm, thời đầu lập nước cho hẹp nhất cũng có hai dặm.

Quả nhiên chỉ tin vào sách chẳng bằng không đọc sách, Thẩm Mặc không sao ngờ rằng con đường duy nhất tiết nước Thái Hồ lại hẹp như thế, gần như thành lạch nước mất rồi.

- Thế này thì phải làm sao đây?

Mọi người đưa mặt nhìn nhau, mặc dù bọn họ sinh ra và lớn lên ở đây, nhưng cũng chỉ nắm rõ được vùng phụ cận thành Tô Châu, tới hạ du một chút là mù tịt, còn có người hỏi:

- Giờ đã đi đến đâu rồi.

- Địa phận huyện Côn Sơn.

Một giọng nói già nua vang lên, thu hút hết ánh mắt của mọi người, thì ra là Quy Hữu Quang.

Chỉ thấy ông ta vịn vào lan can, ánh mắt ướt lệ nói:

- Đại nhân, trước kia ngài hỏi hạ quan là người ở đâu, hạ quan nói là Gia Định. Kỳ thực Gia Định chỉ là nơi cư ngụ của cả nhà hạ quan, còn sự thực quê hương của hạ quan, nơi hạ quan sinh trưởng là nơi này.

- Ồ vậy sao? Thế vì sao không sống ở Côn Son?

Kỳ thực trong lòng y có chút không vui vì Quy Hữu Quang đột nhiên xen lời vào, nhưng vì quan hệ hài hòa của hai người, khi nào nên nể mặt ông ta vẫn phải nể mặt.

Liền nghe Quy Hữu Quang đáp:

- Năm Gia Tĩnh thứ hai mươi mốt, Thái Hồ lũ lớn, cả Côn Sơn bị nhấn chìm, sau lũ ôn dịch hoành hoành, không còn gì để sống, cho nên đành bỏ quê hương tới Gia Định tị nạn. Mấy năm qua năm nào cũng đạt đỉnh lũ, Côn Sơn năm nào cũng nguy ngập, nên nhà hạ quan đành ở lại Gia Định.

Thẩm Mặc hỏi mọi người:

- Các huyện khác cũng thế sao?

Mọi người gật đầu:

- Thái Hồ quá rộng, mỗi khi vào mùa mưa nước hồ dâng cao, phủ huyện bao gồm cả thành Tô Châu đều bị ngập nước. Gần như năm nào cũng thế, Cô Sơn đê thấp càng bị tan nạn nghiêm trọng, cho nên mới gọi là "ăn mày Côn Sơn".

Nhìn mặt sông hẹp, Thẩm Mặc hỏi:

- Có liên quan tới việc đường sông trở nên hẹp không?

- Nguyên nhân chính là sông Ngô Tùng này.

Quy Hữu Quang trầm giọng nói:

- Con đường nước chảy ra biển của Thái Hồ chỉ có mỗi sông Ngô Tùng, nước Thái Hồ lại mang rất nhiều bùn đất, đồ xuống hạ du, dần dần lắng đọng, hơn nữa gần sông phì nhiêu, cho nên người dân chiếm lấy, tranh đoạt từng tấc đất với sông...

Nói rồi chỉ vào đồng ruộng phía bắc sông:

- Đại nhân, xin hãy nhìn, trăm trượng ruộng lúa kia kỳ thực ban đầu toàn là lòng sông, vây sông tạo ruộng như thế, cho nên lòng sông cứ hẹp dần, một khi có lũ, làm sao có thể tiết nước kịp thời? Há có thể tránh được cái chuyện ngập lụt?

Thẩm Mặc sắc mặt nghiêm túc gật đầu, không tiếp lời, tình hình này thực sự quá quá bất ngờ, làm những lời y chuẩn bị nói nghẹn l trong bụng.

Mọi người lòng mang đầy hi vọng tới, nhưng lại gặp phải tình hình này, cũng không biết phải nói ra sao. Cuối cùng Lục Đĩnh chậm rãi lên tiếng:

- Kỳ thực thời ban đầu lập nước cũng đã áp dụng các biện pháp tìm đường tiết nước khác. Gần trăm năm qua, sông Tô Tùng lại nhiều lần khơi thông, nhưng cứ khơi lại tắc, hiệu quả rất kém, cuối cùng không thể thay đổi được cục diện bị thu hẹp.

Những lời này kỳ thực nhắc Thẩm Mặc, vấn đề thủy họa của Thái Hồ không ai giải quyết được, nếu như cứ dây dưa ở vấn đề này, sẽ làm lỡ chính sự. Cuối cùng ông ta nói:

- Hơn nữa mùa mưa sắp tới rồi, hiện giờ muốn cải tạo sông Ngô Tùng cũng không kịp nữa.

Mọi người đều phụ họa:

- Đại nhân, kỳ thực mỗi lần thủy tai chúng tôi đều bị tổn thất không nhỏ! Phủ tôn các đời ai chẳng muốn giải quyết thủy họa? Nhưng không ai giải quyết được. Thái Hồ nuôi dưỡng Tô Châu, làm nơi nà biến thành địa phương giàu có nhất sông nước Giang Nam; cũng liên tục dâng lũ thành họa, khiến Tô Châu không thể giàu chùm toàn quốc, đó chính là thiên đạo lấy cái thừa bù đắp cho cái thiếu, là thiên mệnh, chúng tôi đều chấp nhận.

Thẩm Mặc chầm chậm gật đầu, hỏi Quy Hữu Quang:

- Tiên sinh có cách giải quyết không?

- Có các cánh lớn lẫn cách nhỏ, cách lớn là hoàn toàn khơi thông sông Tung Giang, khiến nó khôi phục lại diện mạo Đường Tống, để nước sông đổ vào biển, có thể làm một lần khỏe cả đời.

Thẩm Mặc giơ tay lên ngăn lời nói dông dài của ông ta, hỏi:

- Trước tiên nói cho ta biết cách này cần hao tốn bao nhiêu tiền.

Y từng làm việc trong nội các, ấn tượng của y về việc trị thủy là chẳng khác gì đốt tiền.

- Cái này...

Quy Hữu Quang ngập ngừng một chút:

- E rằng phải tốn mấy trăm vạn lượng bạc...

- Mấy trăm vạn lượng?

Lục Đỉnh ở bên cạnh bật cười:

- Nếu như triều đình có số tiền này thì có cần phủ tôn đại nhân mở lại thị bạc ti, mậu dịch với người Tây không?


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Nạp Lịch Thạch