Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 478: Tranh Thủ Được Nửa Ngày Nhàn (2).

Chương 478: Tranh Thủ Được Nửa Ngày Nhàn (2).




Dịch:lanhdiendiemla.

Liền dẫn Thẩm Mặc tới một gian nhã tọa rộng rãi nhất lại gần cửa sổ, dùng khăm trắng lau sạch ghế rồi mới mời y ngồi xuống.

Thẩm Mặc cười bắt chuyện:

- Vừa rồi nghe Lão Tiền nói "chưa uống A Bà Trà chưa phải tới Chu Trang", tại hạ sớm tò mò A bà trà có gì độc đáo mà vị lão ca này cứ đeo bên miệng rồi.

Tiểu nhị mang lên mấy món ăn vặt, chưởng quầy lấy một bộ dụng cụ pha trà tinh xảo, có bát trà sứ Thanh Hoa, ấm trà cao nhã cổ điển, có khay trà sáng bóng. Vừa đặt từng món lên bàn, vừa cười nói:

- Trà này không phải A bà pha không pha mà là A bà ăn đấy.

Nói rồi nhìn đôi người ngọc, cười:

- Đương nhiên người thanh niên cũng ăn được.

- Vậy trà này có yêu cầu gì?

Thẩm Mặc hỏi.

- Nói ra yêu cầu không phải ít.

Chưởng quầy lấy nước từ chum nước lớn ở giếng trời, đặt lên bếp lò nói:

- Ví như thứ nước này, là nước trên trời so với nước dưới đất có thêm vài phần linh tính.

Thẩm Mặc bất giác nhớ tới câu "nước không nguồn" của Tôn Ngộ Không, hỏi:

- Phải đun mất bao lâu?

Chưởng quầy nói:

- Củi khô lửa to chớp mắt sẽ sôi sùng sục.

Quả nhiên không bao lâu hơi nước bốc lên nghi ngút, ông ta lại nói:

- Có như thế trà mới được đậm, được thơm.

Trong thời gian thưởng thức trà A bà thơm ngọt ngon miệng, thì bàn tiệc thịnh soạn đã được làm xong, chủ quán rất có thành ý, toàn là những món ăn nối tiếng, trong đó nổi tiếng nhất là "canh cá Thái Lư" được gọi là một trong ba món ăn nổi tiếng Giang Nam, lần này Thẩm Mặc nổi hứng tới Chu Trang dạo chơi, cũng có quá nửa là bị món ăn này dụ dỗ.

Kỳ thực cá Lư chân chính có bốn má, nhưng cá Lư ở Chu Trang chỉ có hai má, nhưng so với ăn ở Hàng Châu thì mỹ vị hơn nhiều, vì nó mang trên người một điển cố rất đẹp.

Trương Hàn bậc đại tài nghìn năm trước, vì "nghe gió thu thổi nhớ cố hương", liền từ quan trở về cố hương, để được thưởng thức món "canh cá Thái Lư" mà ông ta mong nhớ đêm ngày này, mà Trương Hàn là người Chu Trang, cho nên mới làm món ăn này được lưu danh thiên cổ, được văn nhân tao khách hùa theo tán hưởng lan truyền.

Nhưng nếu muốn thưởng thức được hết cái ngon của nó thì vẫn phải tới Tây Hồ, dù sao thì đó là nơi đầu bếp nổi danh thiên hạ tụ hội, so với cái tiểu điểm này này thì ít nhất nguyên vật liệu được sử dụng cầu kỳ hơn rất nhiều.

Có điều khi thực khách ăn xong vẫn đánh giá vẫn cam tâm tình nguyện công nhận món ăn nơi đây là thiên hạ đệ nhất, nói:" Quả nhiên ăn ở Trang Chu vẫn thấy chính tông hơn nhiều." Cứ như vì có vị Trương đại tài tử kia mà bọn họ được thưởng thức một loại thức ăn nhân văn, đem nó ra khoe làm giá trị con người tăng lên vậy. E rằng đa số mọi người đều suy nghĩ như thế.

Bản thân món ăn này rất tuyệt rồi, cá lư bỏ vào miệng là tan cùng với sự khéo léo của đầu bếp, làm nó thành món ăn đặc sắc. Chỉ là trước đó vì danh tiếng quá lớn của nó mà mang kỳ vọng quá cao, Thẩm Mặc có chút thất vọng.

Món ăn này đúng ý thích của Nhược Hạm nhất, thịt cá non mềm, trơn như tơ trắng, ngọt mềm ngậy mà không béo.

Ăn thứ cá như thế, rồi đến rượu cũng là dùng nước sống đó mà ủ lên, được gọi là "Thập Nguyệt Bạch", tuy là rượu quê, nhưng có phong vị tiểu trấn Giang Nam, hương vị thấm lâu, phối hợp với thứ cá sinh ra trong cùng dòng sông này, có thể gọi là tuyệt phối.

Nói chung món gì cũng được mỹ vị vô song, ngon thì ngon thật đấy nhưng làm quá đẹp, vì toàn là món ăn văn nhân nên phải cầm chén nhỏ đặt từng miếng một lên chậm rãi thưởng thức, nhưng cả hai vợ chồng son đi dạo suốt một buổi sáng món ăn kiểu thế này không đủ làm lót dạ.

Lúc này tiểu nhị bê nguyên một cái đĩa chân giò còn nguyên hình bốc hơi nghi ngủt lên, chưởng quầy hiếu khách kể:

- Tương truyền Thẩm gia có yến tiệc là thế nào cũng có món chân giò này, đây là món Thẩm Vạn Tam đãi khách quý, công tử thưởng thức xem sao.

Nói rồi chưởng quầy dùng xương mác nhàn nhã cắt từng miệng thịt đều đặn, chỉnh tề đặt lên đĩa.

Chưa nói Thẩm Mặc tham ăn như heo, ngay cả Nhược Hạm cũng phải thầm nuốt nước bọt, nhưng cả hai đều là người nhã nhặn, không thể học người ta múa đũa ào ào được.

Chưởng quầy thì say sưa kể chuyện, chẳng hề chú ý tới vẻ mặt thiếu tự nhiên của hai vị thực khác, vừa kẻ vừa vỗ đùi:

- Nhớ tới năm xưa thái tổ hoàng đế tới Thẩm gia làm khách, Thẩm Vạn Tam là món này ăn như thế nào, vì khi đó nấu ăn chú trọng giữ nguyên hình nguyên dạng, nếu như Thẩm Vạn Tam dùng dao cắt chân giò, thì thái tổ hoàng đế có thể danh chính ngôn thuận trị tội ông ta rồi.

Chu là quốc tính của Triều Minh, mà Chu với Trư cùng âm, dùng dao giết heo sẽ phạm tội mất đầu, Chính Đức vị hoàng đế hoang đường nhất trong lịch sử còn từng cấm người dân ăn thịt heo.

- Thẩm Vạn Tam là người hết sức thông minh cơ trí, liền lấy xương làm đao, giải được nan đề hoàng đế ném cho.

Chưởng quầy kể tiếp:

- Hoàng đế ăn thấy rất ngon, liền hỏi ông ta: "Vạn Tam món ăn này khá lắm, tên nó là gì?" Thẩm Vạn Tam tất nhiên là không thể nói nói nó là "móng heo" được, như thế là phạm húy, vì thế liền vỗ đùi mình nói:" Đây là món móng Vạn Tam", vì thế mà từ đó trở đi nó có cái tên này.

Thường thường nghe ông ta kể tới đây, thực khách nơi này không ai là không cười ha hả, cho dù là người giữ kẽ nhất cũng sẽ khen một tiếng "Nhanh trí!".

Nhưng kỳ quái là hai vị khách này lại lộ vẻ bi ai, làm chưởng quầy tự giác nhận ra mình đã lỡ lời, vội vàng ngừng câu chuyện hỏi:

- Không quấy rầy hai vị nữa, mời hai vị nghe hát nhé.

Phu thê họ Thẩm lúc này mới nhìn thấy hai cha cha con hát dạo ôm đàn đã đợi sẵn ở bên kia rồi, liền không phản đối.

Thấy hai người ngầm đồng ý, một thiếu nữ tuổi chừng đôi tám đi tới trước bàn nhún eo thi lễ, cha nàng cầm sáo Tô Châu lên thổi, còn người con thì bắt đầu hắng giọng cất tiếng hát.

Thế nhưng nghe một lát Thẩm Mặc liền cau mày lại, mặc dù y không tinh thông âm luật cho lắm, nhưng cũng nghe ra giọng hát hàm chứa đầy nỗi bi thương ai oán ứ đọng không thể thổ lộ, khiến người ta nghe phải rơi lệ.

- Đừng hát nữa.

Vị chưởng quầy kia cũng nghe ra rồi, phẫn nộ đi tới đoạt lấy cây sáo của người cha, quát:

- Ta thương hại các ngươi mới cho các ngươi vào đây biểu diễn kiếm chút tiền, vậy mà các ngươi lại hát bài tang tóc như thế hả? Làm hỏng nhã hứng của công tử, cha con ngươi thật không biết tốt xấu.

Thấy cha con kia không ngừng dập đầu thỉnh tội, Thẩm Mặc thương hại lên tiếng:

- Chưởng quầy cũng không nên trách nữa, có câu tiếng ca là tiếng lòng, nếu nhưu trong lòng u uất thì bài hát có vui tươi tới đâu cúng trở nên sầu bi.

Nói rồi vẫy tay với người cha kia:

- Lão trượng, qua đây chúng ta nói chuyện.

Thấy công tử gia đã nói như thế, chưởng quầy tất nhiên không mắng chửi nữa, vỗ vai người cha:

- Còn không mau tới đi.

- Dạ, tiểu nhân tuân lệnh.

Người cha nơm nớp lo sợ cúi đầu đi tới.

Nữ nhân không ngồi cùng bàn với nam nhân lạ, Nhược Hạm cũng đứng dậy gọi tiểu cô nương kia:

- Nào, tiểu muội muội chúng ta qua bàn khác nói chuyện.

Tiểu cô nương kia vốn đang run bần bật, nhưng thấy Nhược Hạm đẹp như tiên, lại thân thiết, liền quân cả sợ hãi, ngoan ngoãn đi theo.

Thẩm Mặc bảo chưởng quầy lấy thêm cho ông già một bộ bát đũa, đích thân rót cho ông ta một chén Thập Nguyệt Bạch, cười nói:

- Lão trượng uống chén trà đỡ sợ, rồi ăn chút gì đó xong chúng ta thong thả nói chuyện.

Ông già được tôn trọng đâm sợ hai, dùng hai tay nhận lấy chén rượu, thấy Thẩm Mặc cười ôn hòa, liền ngửa cổ uống cạn, lau khóe mặt có chút cảm động nói:

- Công tử gia là người tốt, chút chuyện xúi quẩy của lão hán không nên lấy ra làm quấy nhiễu nhã hứng của công tử thì hơn.

Thẩm Mặc cười ha hả:

- Ông không biết rồi, ta có ngoại hiệu "không việc mà bận", thích nhất là quản việc không liên quan, ít sợ nhất là tự rước lấy phiền phức.


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Nạp Lịch Thạch