Dịch Kinh có câu: "quan hồ thiên văn dĩ sát thì biến, quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ", có nghĩa là, bậc quân chủ thông qua quan sát thiên văn để hiểu thời vận, trông qua trường thi khảo sát nhân văn, giáo hóa thiên hạ.
Cho nên trường thi Thuận Thiên nằm ở góc đông nam thành Bắc Kinh, đối diện với đài quan sát thiên văn, chính là vì hàm nghĩa đã nói bên trên.
Nó được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ mười ba, khởi nguyên là nơi đặt lễ bộ, là nơi trọng địa thi tài của Đại Minh, trừ tổ chức thi Hương cho một dải bắc trực đãi, còn là nơi tổ chức thi Hội toàn quốc. Vậy nên trong 15 trường thi toàn quốc, thì nó có quy mô to lớn đồ sộ nhất, chỉ có thân ở trong đó mới cảm thụ hết được.
Khi Thẩm Mặc từ trên chiếc kiệu lớn sáu người đi xuống, chỉ thấy trăng khắp đầy trời, Bắc Đẩu đảo ngược, mới vừa qua nửa đêm. Y chỉnh quan bào, bước chân vững càng đi tới cổng trường thi. Kinh thành tháng tám hoàn toàn mang dáng vẻ mùa thu, sáng sớm đã có hơi se se lạnh.
Đập vào mắt là ba tấm bia đá màu trắng đặt thẳng hàng, bên trên khắc rồng khắc phượng, nhìn qua rất là oai nghiêm hoa lệ. Tấm bia bên trái mặt ngoài viết hai chữ lớn Đằng Giao, mặt sau khắc "minh kinh thủ sĩ"; tấm bia bên phải mặt ngoài khắc hai chữ "khởi phượng", mặt trong là "vi quốc cầu hiền". Còn tấm biển lớn nhất nằm ở chính giữa thì khắc bốn chữ do Vĩnh Lạc đại đế ban "thiên khai văn vận."
Qua tấm bia nhìn về đằng xa, tận cùng quảng trường chính là trường thi. Tường trường thi cao một trượng năm xích, bên trên đầy gai đề phòng có kẻ vượt tường gian lận, vì thế trường thi còn được gọi là trường gai, vườn gai. Bốn góc xung quanh trường thi còn có chòi quan sát... Đây mà là trường thi à? Rõ ràng là trại giam canh phòng nghiêm ngặt mà.
Xa xa nghe thấy tiếng trống canh ba từ chòi canh truyền tới. Thẩm Mặc nhìn thấy con đường phía trước trường thi đã đèn đuốc sáng choang, binh sĩ kinh doanh được biệt phái giám sát trường thi một tay cầm đèn, một tay đặt lên bội đao, ngẩng đầu ưỡn ngực, vẻ mặt lãnh đạo xếp thành hai hàng, canh gác bốn xung quanh trường thi.
Thẩm Mặc biết, những binh sĩ này không chỉ hiệp trợ khảo quan mà còn giám thị khảo quan.
Khi ánh mắt của y từ đằng xa di chuyển tới dưới tấm bia, phát hiện nơi đó đã có mấy chục quan viên, đó toàn là thuộc hạ lần thi Hương lần này của y.
Thẩm Mặc đi tới, những người kia được hai phó khảo quan dẫn đâu hành lễ với y, Thẩm Mặc đáp lễ nói:
- Các vị những lời dư thừa không nói nữa, chỉ có bốn chữ này thôi "đồng tâm hiệp lực".
Mọi người đều gật đầu:
- Xin theo hiệu lệnh của đại nhân.
Sau đó là làm quen từng người từng người một, hai vị phó khảo quan đều là ti trị lang nội các, tả tán thiện Trương Tứ Duy, một là thị giảng Hàn lâm viện Lữ Điều Dương, ba người gặp nhau đều cười thầm, quy cách của kỳ thi Hương này thật là cao.
Không phải là thế sao, bọn họ mặc dù chỉ là quan viên ngũ lục phẩm, nhưng thân phận thì bày rõ ra đó.
Thẩm Mặc, trạng nguyên khoa Bính Thìn năm Gia Tĩnh thứ 35.
Trương Tứ Duy, cát sĩ thứ nhất, khoa Quý Sửu, năm Gia Tĩnh thứ 32.
Lữ Điều Dương, bảng nhãn khoa Canh Tuất, năm Gia Tĩnh thứ 29.
Nói một cách không hề khoa trương rằng, cả ba người đều có tư cách một mình đảm đương cuộc thi Hương lần này, nhưng hiện giờ cả ba người cùng gộp lại hoàn thành, càng nói rõ một vấn đề, bên trên cực kỳ coi trọng kỳ thi này.
Lại nhìn mười tám vị khảo quan, bên trong đó cũng có liền mấy người quen, có đồng niên của Thẩm Mặc. Hồ Ứng Gia bình sự Đại Lý, Tôn Phi Dương hành nhân ti Hành Nhân, Vương Thế Mậu đệ đệ của Vương Thế Trinh, còn nhiều người y quen nữa, nhung không cần phải giới thiệu.
Không lâu sau, giờ lành đã tới, trước trường thi vang lên ba phát pháo, Thẩm Mặc theo dõi binh sĩ chậm chầm mở cửa trong, lại ba phát pháo nửa, đại môn mở. Ba phát pháo tiếp theo, long môn cũng được mở. Tổng cộng chính phát pháo, trường thi Thuận Thiên đóng của hai năm cuối cùng mở ra hoàn toàn.
Nổ pháo xong, Thẩm Mặc dẫn các khảo quan từ cửa bên đi vào trường thi, có một hàng Cẩm Y Vệ đi vào cửa còn lại, bọn họ chính là quan giám thị cuộc thi hương lần này, người đứng đầu Thẩm Mặc cũng quen, một trong Thậm Tam Thái Bảo của Lục Bỉnh, thiên hộ Chu Cửu của thiên hộ sở Nam Trực Đãi.
Y nhìn Chu Cửu một cái, Chu Cửu liền phát giác ra ngay, ánh mắt bén nhọn như ưng tức thì chiếu tới, nhận ra là Thẩm Mặc liền thu lại vẻ ác liệt, trên mặt thậm chí còn mang nụ cười lờ mờ.
Nhưng đây không phải là chỗ chào hỏi, ánh mắt hai bên chạm nhau một cái rồi chuyển đi, nhìn thẳng về phía trước.
Hai hàng người đi qua những chiếc lều thi, tới Chí Công đường, trước đường đã bày hương án, bên trên đồ cúng lễ đầy đủ. Quan viên văn võ đứng đúng chỗ, chỉ có Chu Cửu đi tới trước một bước, xoay người lại, giọng vang vang:
- Có thánh chỉ.
- Hoàng thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế...
Thẩm Mặc dẫn các quan quỳ xuống tiếp chỉ.
Lúc này Chu Cửu lấy thánh chỉ ra, tuyên đọc lệnh bổ nhiệm với đám người Thẩm Mặc.
Đọc xong lệnh bổ nhiệm một lượt, Chu Cửu gấp thánh chỉ lại, nói tiếp:
- Ngày hôm qua thái bảo đại nhân nói lão nhân gia người bảo hoàng thượng muốn chuyển vài lời cho Thẩm đại nhân và các vị.
- Chúng thân cung kính chờ nghe thánh huấn.
- Bệ hạ nói: Các ngươi có lẽ cho rằng, kỳ thi lớn ba năm một lần chỉ là việc làm theo thông lệ. Đối với triều Đại Minh mà nói, đúng là như thế, nhưng đối với những người các ngươi thì lại liên quan tới tiền đồ, thậm chí là một cuộc khảo nghiệm sinh tử. Những khảo quan các ngươi đều là do trẫm chọn ra, không phải môn đệ quan hoạn, thì là thế gia thanh bạch, tiếng tăm tốt, tiền đồ như gấm. Trẫm muốn dùng cơ hội này để xem xem các ngươi có tài thực sự hay chỉ là một thứ hàng giả. Quan trọng hơn nữa có thể gánh vác được trọng trách hay không?
Chu Cửu phải học thuộc suốt cả một đêm mới đọc lưu loát có vần có điệu, nói tiếp:
- Khoa khảo là đại điển kén hiền tài của quốc gia, liên quan tới tới ổn định chính trị và hưng thịnh của quốc gia, là chuyện lớn. Nhất định phải công bằng chọn hiền, nhất định phải một lòng vì công, không được thiên vị.
Nói rồi ánh mắt của Chu Định trở nên hết sức lạnh lùng nghiêm khắc, quét qua mọi người:
- Nếu như có ai mang tạp niệm trong đầu, hiện giờ xin mời ra ngoài. Bỏ lỡ cơ hội hội này, làm phụ sự kỳ vọng của bệ hạ, ta sẽ bắt kẻ đó ra chịu trách nhiệm trước công lý. Tới khi đó các ngươi đừng nó bản quan không thông nhân tình thế thái.
Chu Cửu thay hoàng thượng huấn thị xong, Thẩm Mặc liền đi tới bày hương án, ở đằng sau lưng có hai nha dịch dùng hai cái ô che mặt y. Trương Tứ Duy đi tới, quỳ xuống mời tam giới phục ma đại đế quan thánh đế quân vào trương thi trấn áp, mời Chu tướng quân vào trường thi tiến vào tuần thị. Tiếp đó nha dịnh bỏ dù che mắt Thẩm Mặc ra, y liền hành lễ ba quỳ chín lạy.
Rồi đến Lữ Điều Dương quỳ xuống mới Thất khúc văn xương khai hóa tử đồng đế quân vào trường thi làm chủ khảo, mời Khôi tinh lão gia vào trường thi tăng thêm vinh dự. Thẩm Mặc tiếp tục ba quỳ chín lạy... Đương nhiên mỗi lần y hành lễ người phía sau đều phải làm theo, một cái cũng không thể thiếu.
Mời xong Quan Công Chu Thương, Văn Khúc Văn Khôi, Thẩm Mặc mới đứng thẳng người dậy, liền thấy trước từng hàng lều thi đã có hai đội binh sĩ đứng ở hai bên, một bên cầm cờ đỏ, một bên cầm cờ đen.
Thẩm Mặc gật đầu, thư bạn bên cạnh liền gõ chiêng la, bắt đầu đốt tiền giấy, nhưng binh sĩ cầm cờ kia đồng loạt hô lớn:
- Ân quỷ vào, oán quỷ vào.
Những là cờ đỏ là để gọi ân quỷ của khảo sinh, những lá cờ đen gọi oán quỷ của khảo sinh. Những ai thường ngày làm việc thiện tích đức, tự có ân quỷ tới báo ân, đấm lưng, xoa vai, bóp chân cho ngươi, thậm chí là tuồn bài cho ngươi. Nếu như thường ngày ngươi làm toàn chuyện xấu, nói không chừng sẽ tới phá đám ngươi, ví dụ như đổ mực lên bài thi của ngươi, cho ngươi tốt nghiệp ngay lập tức.
Lúc này vừa vặn có một trận gió ù ù thổi qua được, đem tờ giấy, tro tàn cuối hết lên, dồn tới dưới cờ đen cờ đỏ. Tới ngay cả kẻ kiên định chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng rờn rợn nghĩ:" Không phải là có ma thật đấy chứ?"