Minh triều lên thay thế Nguyên Mông, năm xưa Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân tiêu diệt Bắc Nguyên, đuổi con cháu Thành Cát Tư Hãn về đại thảo nguyên mênh mông, từ đấy Trung Nguyên phồn hoa giàu có không còn liên quan gì tới người Mông Cổ nữa.
Người Mông trên từ vương công quý tộc, dưới tới bách tính bình dân, tất cả đều vùng vẫy trong gió cát khô cằn, những chính vì thế làm thức tỉnh lang tính của bọn họ, trở lại thành thục với cung ngựa.
Đó là quà tặng của ông trời, đó là di truyền của Thành Cát Tư Hãn đã từng lạc lối trong giấc mộng ở Trung Nguyên, cuối cùng đã tìm về được trên thảo nguyên vô tận.
Kết quả Đại Minh nhiều đời viễn trinh đều không sao tiêu diệt được bọn chúng, còn thi thoảng bị quấy nhiễu, uy hiếp nghiêm trọn sự thống trị của đế quốc.
Cho tới đời Thành Tổ, hao phí tài lực cực lớn, đông từ Áp Lục giang, tây tới Gia Dục Quan, thiết lập Liêu Đông, Tuyên Phủ, Đại Đồng, Duyên Tuy, Ninh Hạ, Cam Túc, Kế Châu, Sơn Tây, Cố Nguyên, tổng cộng chín tòa biên thành, đền phòng người Mông Cổ tiến công, đó chính là cửu biên mà mọi người hay nói.
Chín tòa biên thành này, nhìn thấy cột khói của nhau, vệ sở nổi liền nhau, tạo nên phòng tuyến biên cương phía bắc của Đại Minh, tầm quan trọng của nó không nói cũng biết.
Trong đó Tuyên Phủ lại càng là trọng yếu trong trọng yếu, bởi vì nó là cứ điểm ngoại vị trọng yếu nhất phía tây bắc kinh sư. Nếu như một khi Tuyên Phủ thất thủ, kinh thành chỉ còn lại lá chắn duy nhất là Cư Dung Quan, tình thế nguy ngập vô cùng.
Thực tế kẻ xâm nhập chỉ cần đột phá phòng tuyến Tuyên Phủ thì công chiếm Cư Dung Quan không khó khăn gì hết.
Cho nên trên danh nghĩa Tuyên Phủ là phòng tuyến bên ngoài kinh kỳ, thực chất nó là phòng tuyến cuối cùng bảo vệ Bắc Kinh, cũng là tấm lá chắn quan trọng nhất, cho nên gọi là "điểm yếu cửu biên là Tuyên Phủ","chìa khóa vào kinh thành", là biên trấn người thống trị các triều coi trọng nhất.
Thành trì của nó trải qua hơn trăm năm xây dựng cải tạo cao đạt tới ba trượng năm xích, hoàn toàn dùng đất nện và gạch nung mà thành, trang bị bảo vệ thành toàn viện, thành cao nước sâu, khí thế hùng vĩ, Đại Đồng thậm chí Tây An phía tây của nó cũng không có được quy mô như vậy.
Trong thành thường trú ba mươi vạn người, trong đó trên 20 vạn quân hộ, nói là một tòa thành, chẳng bằng nói là một cứ điểm quân sự có công năng tác chiến độc lập thỏa đáng hơn.
Chính vì sự tồn tại của Tuyên Phủ, làm người Mông Cổ không dám xâm nhập vào nội địa, cho dù có tìm được đường tới quấy nhiễu kinh thành thì chẳng qua cũng chỉ là hư trương thanh thế, chỉ sợ bị Tuyên Phủ xuất binh, chặn mất đường lui, thường thường chỉ chạm tới là chạy, ý nghĩa chính trị hơn xa thu hoạch thực tế.
Cho nên người thống trị Mông Cổ bao đời, bất kể là Dã Tiên, Tiểu Vương Tử hay là Yêm Đáp Hãn đều coi Tuyên Phủ như cái gai trong mắt, dằm trong thị, hết sức khao khát nhổ bật nó.
Chỉ cần hạ được Tuyên Phủ, kinh thành Đại Minh chẳng khác gì nữ nhân bị lột sạch y phục, chỉ đành ngoan ngoãn chịu dày vò. Khôi phục lại vinh quang tổ tiên, chiếm lại kinh thành phồn hoa, không còn là vọng tưởng nữa.
Nhưng cho dù là mạnh mẽ như Dã Tiên, thậm chí đã bắt sống được hoàng đế Đại Minh, cũng chưa bao giờ công phá được Tuyên Phủ.
Một tòa thành Tuyên Phủ ngoan cố, đã chặn đứng con đường phục hưng của biết bao đại hãn Mông Cổ, đem hùng tâm tráng chí của chúng biến thành oan niệm, nhứ lặp đi lặp lại mãi bên tai người kế thừa tiếp theo, làm người kế thừa nhận địa vị và tài phú, cũng tiếp nhận luôn oán niệm đó.
Hoàng Thai Cát, trong tiếng Mông có nghĩa là "thái tử, người kế thừa", hắn là trưởng tử của A Lặc Thản Hãn truyền kỳ, tất nhiên có sự cố chấp làm người thường không sao tưởng tượng được với hai chữ Tuyên Phủ.
Cho nên khi sứ giả của Dương Thuận, thông qua Tiêu Cần tìm được hắn, ngay tức khắc hắn trở nên kích động, thậm chí hắn cảm thấy được Trường Sinh Thiên phù hộ, muốn hắn trở thành đại hãn Mông Cổ còn vĩ đại hơn phụ thân.
Kích động qua đi, hắn bình tĩnh lại, cùng tâm phúc thương lượng thật cẩn thận, phát hiện ra, bằng vào bổ lạc của mình, cho dù có nội ứng ngoại hợp, cũng không dám tùy tiện khiêu chiến con quái thú Tuyên Phú, chỉ đành phái người đi liên hệ với Chi Ba Nhạc Đặc Bộ do nhị đệ Bố Ngạn Thai Cát suất lĩnh, Úy Ngột Thận Bộ do tứ đệ Bính Thỏ Thai Cát suất lĩnh, Ba Lâm Bộ do ngũ đệ Bả Lâm Thai Cát suất lĩnh.
Còn về phần các bộ lạc do các huynh đệ thúc thúc khác, bởi vì quá xa sợ đêm dài lắm mộng cho nên không thông báo.
Ba tên Thai Cát kia cũng có oán niệm ngùn ngụt với Tuyên Phủ, nghe được tin tức là phóng ngựa tới. Bốn tên Thai Cát hợp kế, gom được một vạn rưỡi bộ đội tinh nhuệ, dũng sĩ Mông Cổ một chọi mười, thế là gần đủ rồi.
Lão ngũ Bả Lâm Thai Cát hỏi:
- Hay là mời phụ hãn tới tọa trấn.
Kế quả là bị ba tên ca ca nhất trí lườm cho, Bố Ngạn Thai Cát chửi mắng:
- Nếu như phụ hãn tới, khi ấy người ta chỉ nói, A Lặc Thản Hãn công chiếm Tuyên Phủ, làm gì còn nhắc tới tên chúng ta.
- Đúng, đây là công tích của chúng ta, phụ hãn đã đủ vinh diệu rồi, không cần nữa.
Bính Thỏ Thai Cát cũng nói.
- Nhưng đệ sợ chẳng may tổn thất quá nặng, phụ hãn sẽ trách phạt chúng ta.
Ba Lâm Thai Cát không yên tâm, hỏi tới. Hoàng Thai Cát vốn định làm bộ làm tịch, nhưng hai tên Thai Cát kia cũng tò mò:
- Đúng thế đại ca, huynh đừng giấu nữa.
Hắn chỉ đành khai:
- Tiêu quốc sư nói như thế.
- Rốt cuộc là có diệu kế gì?
- Chưa hỏi.
-....
-..
-.
Bị ba tên đệ đệ cường liệt yêu cầu, Hoàng Thai Cát tìm Tiêu Cần tới.
Tiêu Cần nhìn khoảng trên bốn mươi, mặc một bộ áo bào trắng, trên trán quấn vải màu hạnh hoàng, người cao mà gày gỏ, mặt cũng dài, mắt như sói, mũi như mỏ ưng, cánh môi mỏng mím chặt, nhìn cái là biết ngay tên gia hỏa này khó đối phó.
Hắn là người đọc sách, nhưng tắm mình trong phong sương tái ngoại lâu năm, sớm đã quét sạch khí tức thư sinh văn nhược, nhìn hắn càng giống một chiến sĩ hơn.
- Trường Sinh Thiên vĩnh viến chiếu cố cho Hoàng Thai Cát và ba vị Thai Cát.
Tiêu Cần khom người thi lễ.
Mặc dù hắn là người Hán, nhưng tiếng Mông nói cực tốt, phong tục tập quán của người Mông Cổ cũng thuộc nằm lòng, thậm chí tinh thông lịch sử của gia tộc Hoàng Kim và giáo nghĩa Tát Mã. Cho nên người Mông Cổ rất có thiện cảm với hắn, bốn vị Thai Cát cũng không ngoại lệ. Hoàng Thai Cát gật đầu nói:
- Thần hộ thủ của Bản Thăng, Quốc sư Tiêu đại nhân của A Lặc Thản Hãn, bốn vị huynh đệ chúng tôi tới đây, muốn nghe kế hoạch thần kỳ của ngài.
Tiêu Cần cũng không giấu diếm làm gì:
- Trải qua nhiều năm gây dựng trong thành Tuyên Phủ, ta đã phát triển được hơn một nghìn tín đồ, trong đó có kẻ mới nhập giáo chính là quan thủ thành phía bắc.
Bốn tên Thai Cát nghe thế mừng rỡ nói:
- Nói như vậy chúng ta không cần tốn chút sức lực nào cũng có thể vào thành rồi sao?
Tiêu Cần cười:
- Người Hán có một câu "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", ta có thể bày mưu tính kế thật kín kẽ, nhưng vẫn phải cầu Trường Sinh Thiên phù hộ.
- Vậy nhất định là không có vấn đề gì, chúng ta là con cháu của Thành Cát Tư Hãn, con cưng của Trường Sinh Thiên, không phù hộ chúng ta thì phù hộ ai?
Bốn tên Thai Cát mừng rỡ:
- Tiêu quốc sư mau đi liên lạc, chúng tôi ở đây điều động nhân mã, xuất binh càng nhanh càng tốt.
Thế là bốn tên Thai Cát tràn trề tự tin, Bả Lâm Thai Cát cũng không nhắc tới chuyện thông báo cho phụ hãn nữa.
- Được rồi.
Tiêu Cẩn đáp lời, ra khỏi trướng đi chuẩn bị.
Cùng một từ có thể phiên âm là Thai hoặc Đài, chính xác hơn phải dịch là Đài Cát, nhưng đọc thế hơi giống đài các, líu lưới quá, nên mình dịch là Thai Cát cho nó tách bạch.