Trong Kiến Cực điện, Gia Tĩnh đế cũng cả đêm không ngủ, ngày hôm qua ông ta ở điện Phụng Tiên bái tế Hiến hoàng đế, bái tế Chương hoàng thái hậu, kết quả là tới đêm nằm xuống giường, thấy cha mẹ hỏi ông ta, đã an bài thái tử chưa? Nhà chúng ta đã có người kế thừa chưa? Đừng để cho người khác cướp mất.
Kỳ thực quy cho cùng vẫn là do ông ta xử trí nhà bá phụ mình thực là quá đáng.
Lẽ ra sau khi ông ta tiếp vị trí của đường huynh Vũ Tông, thì phải cảm kích cả nhà đường huynh mới đúng. Nhưng có thể là do ích kỷ tự ti, cũng có thể là vì danh phận kế thừa chính thống của mình mà triển khai tránh đấu kéo dài với đại thần, làm ông ta không thể đối đãi tốt với cả nhà đường huynh.
Vì thế ông ta ra sức bôi nhọ phỉ báng đường huynh Vũ Tông hoàng đế, đối với bá phụ Hiếu Tông hoàng đế cũng ra sức làm phai mờ ảnh hưởng, chưa bao giờ biết nhớ ơn, thậm chí việc cúng tế cũng cố gắng bỏ qua.
Quá đáng hơn nữa, đối với Trương thái hậu, thê tử duy nhất của Hiếu Tông hoàng đế, mẹ đẻ của Vũ Tông đế, người đưa ông ta lên hoàng vị cũng cực kỳ lãnh đạm.
Khi mới đăng cơ, do áp lực nhiều phía, ông ta tôn Trương thái hậu lên làm thánh mẫu, không dám đối đãi có khác biệt gì với mẹ đẻ.
Nhưng lâu dần, khác biệt lớn dần, phụng dưỡng Trương thái hậu luôn chậm trễ, cung nhân phân phối cho bà cũng đa số là già cả bệnh tật, cái gì cũng kém hơn mẫu thân mình một bậc, về sau đổi sang gọi thánh mẫu là bá mẫu, có đại thần khuyên nhưng ông ta bỏ ngoài tai, dâng tấu khuyên gián thì bị ông ta giáng tội.
Quá đáng nhất là, Thọ Ninh hầu đệ đệ của Trương thái hậu phạm tội, trong suốt cả quá trình đại lễ nghị, Gia Tĩnh hoàng đế luôn kiên trì "nhân luân lớn hơn pháp lý", lần ấy lại thiết diện vô tư, nhất định muốn giết Thọ Ninh hầu.
Trương thái hậu khổ sở quỳ gối trước mặt Gia Tĩnh đế tới đổ bệnh liệt giường, cuối cùng Trương thái hậu xế chiều thê lương mau chóng hoăng thệ.
Nhưng cái chết của bà cũng không đổi lại được tính mạng của đệ đệ, ngay tháng sau, Gia Tĩnh đế liền xử tử Ninh Thọ hầu.
Loại hành vi của Gia Tĩnh đế, mặc không nói là lấy oán báo ân, nhưng tuyệt đối là vong ân phụ nghĩa, hoàn toàn đi ngược lại quan niệm của giới sĩ đại phu, cho nên quan hệ của ông ta với quần thần vốn không hài hòa vì thế càng trở nên căng thẳng.
Thế nhưng Gia Tĩnh đế cứng đầu cố chấp, căn bản không thừa nhận là mình sai, người lại cho rằng những đại thần can gián là vì phản kích lại đại lễ nghị, nên trừng trị nghiêm khắc bọn họ.
Từ đó lòng vua sắt đá, lòng thần tử nguội lạnh, quân thần ngày càng xa cách, cho nên mới khiến cho đám người nịnh bợ như Nghiêm Tung được lợi.
Những chuyện này, trước kia Gia Tĩnh không sợ, nhưng cùng với mấy lần bệnh nguy ngập, ông ta càng ngày càng lo lắng tương lai mình sẽ bị báo ứng.
Ông ta lo lắng tương lai hoàng vị bị con cháu nhà khác đoạt mất, cũng đối đãi với mình như thế, lo lắng những việc làm của mình sau này sẽ bị người ta lật lại, sẽ bị đám sĩ đại phu chửi cho thối mồ.
Điều này làm Gia Tĩnh tự nhận là Thần Vũ, vạn vạn vạn lần không thể tiếp thụ, cho nên ông ta đã suy nghĩ rất rất rất lâu làm sao tránh được cục diện này.
Thực ra thì ông ta cũng biết quan trọng là nằm ở người kế thừa, nếu như người kế thừa luôn thuộc mạch của ông ta, lại tôn sùng ông ta...
Giống như Thái Tông hoàng đế Chu Lệ, mặc dù soán ngôi tàn bạo, nhưng vì người kế thừa toàn là con cháu của ông ta, hơn nửa toàn nhận ân huệ của ông ta, cho nên không ai bới móc khiếm khuyết của ông ta, ngược lại còn đưa ông ta lên địa vị cao như thái tổ, đó chính là ví dụ rất tốt.
Từ đó mà xét, xem ra bản thân cần phải thay đổi thái độ với nhi tử rồi, nếu không làm sao hi vong một trong số bọn chúng tương lai sẽ bảo vệ mình.
Cho nên ông ta lệnh cho Trần Hồng hầu hạ bên ngoài gọi hai nhi tử của ông ta tới.
Chẳng bao lâu, Dụ vương và Cảnh vương đã đến, cung kính hành lễ với phụ hoàng, đồng thời chúc mừng năm mới vui vẻ, chúc phụ hoàng vạn thọ vô cương. Gia Tĩnh hoàng đế muốn đáp lại bằng một nụ cường, nhưng ông ta chưa bao giờ có hành động này với nhi tử, cho nên vẻ mặt cứng đờ thiếu tự nhiên, cuối cùng đành thôi.
Hai vị hoàng tử cực kỳ sợ hãi ông ta, trừ vấn an xong là không dám nói một câu. Ba cha con hiếm khi ở cùng một chỗ không ngờ lại ngượng ngập như thế.
Rốt cuộc vẫn là Gia Tĩnh đế phá vỡ im lặng:
- Tối qua ngủ có ngon không?
Dụ vương và Cảnh vương hoảng sợ đáp:
- Ngủ ngon, ngủ ngon...
- Nói dối.
Gia Tĩnh đế cười đùa:
- Mắt đỏ như mắt thỏ thế kia, ngủ ngon mới lạ đấy.
Hai người vội vàng quỳ xuống thỉnh tội:
- Phụ hoàng minh xét, nhi thần đúng là nói dối, thực ra nhi thần ngủ không ngon.
Thái độ của hai người bọn họ làm Gia Tĩnh hoàng đế vốn chỉ có ý nói đùa cảm thấy hết sức cụt hứng, phẩy tay nói:
- Đứng lên đi, trẫm không trách các ngươi.
Hai người ngoan ngoãn đứng dậy, đều cúi gằm mặt không dám nhìn ông ta.
Gia Tĩnh đế tham thầm:" Sao ta lại sinh ra hai đứa ăn hại như thế này?" Nhưng cũng tự biết do ai tạo thành, liền nhẫn nại nói:
- Thiếp mừng và lễ vật của hai ngươi trẫm đều đã xem rồi, đều rất có hiếu, lòng trẫm rất được an ủi.
Hai người biết rằng hoàng đế không phải nói lần này mà là lễ vật hai bọn họ dâng lên sau khi bệnh nặng thuyên giảm.
Gia Tĩnh đế bình phẩm:
- Biểu mừng của Quyến Nhi viết rất hay, ngôn từ rất đẹp, tình cảm chân thiết, trẫm rất thích, là Viên sư phụ dạy ngươi phải không?
Cảnh vương Chu Tái Quyến mừng rỡ khôn cùng, gật đầu như gà mổ thóc:
- Phụ hoàng thánh minh, đúng là Viên sư phụ dạy nhi thần viết, ông ấy nói viết văn chương phải chân tình, trong lòng nghĩ như thế nào thì bút viết ra như thế.
- Không tệ.
Gia Tĩnh đệ gật gù nhìn sang Chu Tái Hậu:
- Đạo bào của Hậu Nhi cũng rất tốn công sức, đáng khen cho ngươi còn nghĩ ra đem đạo đức kinh thêu lên đạo bạo, trẫm có thể nhìn ra mỗi một múi kim dùng vô số tâm huyết, mặc dù không phải do ngươi làm ra, nhưng tâm ý đã đủ rồi.
Nghe phụ hoàng tán thưởng, Chu Tái Hậu kích động rơi nước mắt.
Cảnh vương thấy Dụ vương nổi trội hơn mình, trong lòng cực kỳ khó chịu, sắc mặt liền trở nên khó coi.
Gia Tĩnh đế là ai cơ chứ, thông qua phản ứng của hai người là có nhận thức về tính cách hiện tại của bọn họ. Nhưng hôm nay là ngày mùng 1 tết, chỉ nói chuyện vui lời lành, cho nên ông ta không phát tác với ai, mà bình tĩnh nói:
- Dùng ngự thiện với trẫm nào.
Cho dù là hoàng đế, bữa sáng ngày mùng một cũng ăn sủi cảo, chẳng qua là vỏ và nhân dùng vật liệu tinh tế hơn mà thôi, Ngoài ra còn phải ăn cả thịt đầu lừa, vì tục xưng lừa là quỷ, cho nên trong cung gọi ăn thịt đầu lừa là giết quỷ, nghe nói làm thể cả năm không bị quỷ hại.
Gắp một cái sủi cảo cho vào miệng, Gia Tĩnh đế đột nhiên cười nói:
- Trẫm sai người của ngự thiện phòng cho một mẩu bạc vào trong bánh, chúng ta cũng học theo nhà dân thường, xem xem ai có thể ăn được... Ai ăn được, trẫm sẽ thỏa mãn cho người đó mọt tâm nguyện nhỏ.
Hai người lập tức trừng mắt lên, như muốn nói:" Xung phong..."
Gia Tĩnh đế ăn ít, chỉ vài miếng sủi cảo thôi bỏ đũa ngà xuống, nhìn hai đứa con một gầy một béo ra sức nhét bánh bao vào trong miệng, thầm thở dài:" Chẳng mấy hi vọng..."
Cuối cùng Chu Tái Quyến may mắn hơn, khi ăn tới cái sủi cào cuối cùng, đột nhiên mắt sáng lên, nhổ tử trong miệng ra một mẩu bạc, mừng rỡ nói:
- Phụ hoàng, nhi thần ăn trúng rồi, ăn trúng rồi.
Chu Tái Hậu bên cạnh thất vọng thờ dốc, ôm bụng nói với cung nữ bên cạnh: