Lần này cuối cùng Gia Tĩnh không phê chuẩn, ông ta đưa cho Từ Giai, bất mãn nói:
- Lão Nghiêm Tung đã trí sĩ, Nghiêm Thế Phiên cũng sung quân Lôi Châu, những người đó còn muốn như thế nào nữa? Nhất định phải trảm thảo trừ căn? tại sao cứ không chịu tha thứ cho người ta thế này?
Từ Giai lại thong thả nói:
- Hoàng thượng minh giám. Ngài đã nói rõ thánh ý, không được buộc tội Nghiêm gia phụ tử nữa, thần cũng nhiều lần nhấn mạnh với bên dưới, không thể có người không biết, nhưng còn dám thượng thư ngỗ nghịch thánh ý, tám phần mười là có mưu đồ gì khác.
- Chẳng lẽ không phải là có người vì lấy lòng thủ tướng là khanh đó hả? - Gia Tĩnh hừ lạnh một tiếng.
- Nghiêm các lão là thủ trưởng của của thần, sự kính trọng của thần đối với lão nhân gia là phát ra từ nội tâm, khi còn Nghiêm các lão, thần sẽ mỗi ngày vấn an, Nghiêm các lão trí sĩ, thần cũng bình thường viết thơ, ân cần thăm hỏi lão nhân gia, cung thân thể hắn khỏe mạnh, thỏ bỉ Nam Sơn, đây đều là phát ra từ nội tâm. - Từ Giai vội vàng giải thích: - Nếu có người muốn lấy lòng cựu thần, thì hẳn là nên giúp nói tốt cho Nghiêm các lão mới đúng, nếu ai cho rằng bỏ đá xuống giếng có thể làm cho lão phu cảm kích, vậy thực sự là sai hoàn toàn rồi.
Lén lút đối với con trai đều là loại thái độ này, đối mặt với người khác thì càng như vậy, những điều này Gia Tĩnh đều biết. Cho nên ông ta mới cảm thấy Từ Giai không phải là muốn chỉnh Nghiêm Tung, mà chỉ là đơn thuần thay đổi một diện mạo mới cho triều đình. Nghĩ tới như vậy, Gia Tĩnh không hề truy cứu trách nhiệm của Từ Giai nữa, mà phân phó:
- Vậy hai tên Ngự sử cố kiếm chuyện kia phải trừng phạt nghiêm ngặt, nếu có kẻ làm chủ phía sau như nhau cũng phải trừng phạt nghiêm khắc không tha, tuyệt đối không thể nuông chiều.
Rồi thê lương thở dài nói:
- Có câu là y bất như tân nhân bất như cố, Nghiêm Duy Trung đã hầu hạ trẫm 30 năm, nên có một kết cục tốt a...
- Vâng, cựu thần đã hiểu...
Thấy lão Nghiêm Tung ở trong lòng hoàng đế vẫn có địa vị cao như vậy, Từ Giai cảm thấy sợ hãi, chỉ có thể cung kính đáp ứng.
Đợi Từ Giai lui ra rồi, Gia Tĩnh thờ ơ ngồi ở trên bồ đoàn, nhìn đại điện vắng vẻ, trong lòng tràn ngập cô đơn, ông ta lại hết sức tưởng nhớ lão Nghiêm Tung, giao tình vài chục năm thậm chí đã vượt qua phạm trù quân thần, mang theo chút ý vị bằng hữu. Gia Tĩnh đã quen có Nghiêm Tung làm bạn, có Nghiêm Tung hầu hạ, hiện tại lão cẩu quen thuộc kia không ở đây, hoàng đế không hiểu trở nên phiền muộn.
~~
Qua không biết bao lâu, Trần Hồng nhẹ nhàng đi vào, nhỏ nhẹ bẩm:
- Chủ tử, đến thời gian vãn khóa* rồi.
(Vãn khóa: chỉ tăng nhi mỗi ngày tụng kinh niệm Phật lúc chạng vạng)
Gia Tĩnh nghe vậy gật đầu, Trần Hồng liền lấy ra cái ấm đồng nhỏ từ trong lư hương, hầu hạ hoàng đế phục đan, vốn định xin cáo lui nhưng không thấy Gia Tĩnh nhập định, hắn liền nhẹ giọng hỏi:
- Chủ tử có tâm sự gì ư?
Một lát sau Gia Tĩnh chậm rãi hỏi:
- Nghiêm Tung gần đây sống thế nào?
Trần Hồng nghe vậy mặt lộ vẻ bi thương nói:
- Hồi chủ tử, thật không tốt. Nghiêm các lão rời khỏi kinh trở về quê nhà, ven đường bách tính biết đều tới chế giễu, chỉ trỏ khắp nơi, khiến hắn lão nhân gia hết sức xấu hổ. Cuối cùng một đường bị mắng, muôn vàn thê lương, rơi vào đường cùng, lão nhân gia hắn đành phải mệnh gia nhân hộ tống xe ngựa đi trước, còn mình thì chỉ dẫn theo quản gia Nghiêm Niên cùng một hạ nhân đi bên người hầu hạ, ba người mướn một con lừa cười, rồi chạy theo phía sau... Kết quả lộ trình nửa tháng mà đi gần tới ba tháng, Nghiêm các lão chịu không được, đi tới Nam Xương liền ngã bệnh, đến bây giờ vẫn còn đang dưỡng bệnh, còn chưa trở về thôn nữa.
Gia Tĩnh nghe xong nhíu mày nói:
- Nghiêm Tung là trí sĩ, cũng không phải bãi quan, những người đó sao lại dám đối với hắn như vậy?
- Ài, chủ tử, đám ngu dân ấy thì biết cái gì? Còn không phải là bị người khác kích động liền bu ra giễu cợt hay sao?
Trần Hồng vẻ mặt căm giận nói:
- Nô tài cả gan nói một câu, ngài nên giúp Nghiêm các lão đi, bằng không thì ông ấy sẽ bị người khác ăn hiếp chết mất.
- Lẽ nào lại mời hắn trở về làm thủ phụ? - Gia Tĩnh chậm rãi lắc đầu nói: - Bỏ đi, đã đến Nam Xương thì chắc là tốt hơn, mấy năm nay cho dù hắn có lỗi với bách tính của hai kinh mười hai tỉnh, nhưng cũng đã làm rất nhiều việc tốt cho Giang Tây, dân chúng nơi đó chắc sẽ không làm hắn bị thương tâm đâu?
- Nhưng triều đình còn có rất nhiều người chưa từ bỏ ý định, - Trần Hồng nhỏ giọng nói: - Chủ tử, nô tài không phải là nói giúp cho Nghiêm gia, mà là cảm thấy họ quá kỳ cục đi, cái gì cũng phải do nội các định đoạt, hoàn toàn không coi chủ tử ra gì...
Gia Tĩnh bị đâm ngay đến chỗ đau nên lại trở nên trầm mặc, quả thật ông ta cảm thấy rất khó chịu đối với tình huống hiện nay, bởi vì biểu hiện trước sau của Từ Giai sau khi lên làm thủ phụ đã khiến ông ta mở rộng tầm mắt -- khi còn Nghiêm Tung, thân là thứ phụ Từ Giai đối với Gia Tĩnh một mực nhu thuận nịnh hót, tranh luyện đan cho ông ta, vắt óc suy tính viết thanh từ, thậm chí còn quan tâm hơn cả Nghiêm Tung, dưới tình huống kinh tế cực đoan trắc trở thì trùng tu tẩm cung cho hoàng đế, thế cho nên đã làm cho hoàng đế cảm thấy, có người Tùng Giang này thì không có Nghiêm Tung cũng vậy.
Nhưng khi Gia Tĩnh thực sự tống cổ Nghiêm Tung đi rồi, phù chính Từ Giai lên vị trí thủ phụ, ông ta phát hiện người này đã thay đổi, hắn mặc dù vẫn khoác cái áo ngoài nhu thuận, nhưng đa mưu túc trí, rất có chủ kiến, cũng có thể thành thạo vận dụng thế lực cài răng lược trong triều, đan các loại lực lượng vào một chỗ, trở thành sự cường đại cho bản thân. Loại cường đại này Gia Tĩnh hoàng đế cũng không làm sao được.
Bởi vì chính thể của Đại Minh triều là như vậy, năm đó Thái tổ hoàng đế huỷ bỏ chức thừa tướng thống lĩnh bách quan, thủ tướng triều chính, mục đích là tăng cường hoàng quyền, thu hết quyền hành trong thiên hạ vào tay hoàng đế, cho nên khi huỷ bỏ tể tướng, đồng thời cũng phân hoá chế hành mỗi cơ quan quyền lực tại TW địa phương, khiến cho không có quyền lực độc lập quyết đoán, phải dựa vào hoàng đế mà cân nhắc quyết định. Nhưng sự thực chứng minh, Chính phủ không có tể tướng là tuyệt đối không được, bởi vì bớt đi độc tài tuy là tốt, nhưng mang đến cường độ công tác cũng vô cùng kinh khủng, đủ để biến hoàng đế mà người người ước ao trở thành kẻ khổ sai số một thiên hạ. Ngay cả con trai Chu Lệ kiêu ngạo vô cùng của ông ta cũng không thể tiếp nhận, càng không chỉ nói đến bọn hậu bối vốn được nuông chiều từ bé.
Cho nên bắt đầu từ Chu Lệ, lịch đại hoàng đế vì không đến mức mệt chết nên đều lén lút làm một việc, đó là giao cho nội các quyền lực tể tướng trên thực chất, hơn nữa bởi vì đời sau của Chu Nguyên Chương, ở trên năng lực là một đời không bằng một đời, chỉ có thể không ngừng nâng cao quyền lực cho nội các. Khi đến trong năm Chính Đức, nội các Đại học sĩ...Chức này ở trong năm Hồng Vũ nhiều nhất chỉ có thể xem như là thư ký, tham mưu, nhân vật văn thư của hoàng đế đã nhảy vọt lên làm thừa tướng trên thực chất. Khi đến trong năm Gia Tĩnh, tể tướng đã là tôn xưng được công nhận đối với sinh viên, thậm chí hoàng đế cũng không cấm kỵ lấy "thủ tướng, thứ tướng" để xưng hô các thần của mình.
Sự ảnh hưởng của nó đối với chính trị Đại Minh cũng không phải đơn giản là tướng quyền mất đi rồi hồi phục lại, bởi vì khi hoàng đế tạo ra tướng quyền lần nữa, hậu quả xấu mà chế độ phân quyền của Thái tổ hoàng đế đối với các bộ viện liền hiển hiện ra -- quyền lực thượng thư giám sát các ngự sử quá nhỏ, căn bản không thể chống lại Đại học sĩ, kết quả quyền hành mà Chu Nguyên Chương cực khổ tập trung đã thành toàn cho sự cường đại của Đại học sĩ, quyền hành của nó đã vượt qua Tống triều, bắt kịp Hán Đường. Môn sinh của họ lại trải rộng trong triều, uy vọng cực cao nhất hô bá ứng, nếu như hoàng đế không có lý do thỏa đáng triệt hoán bọn họ, nói không chừng thật sẽ trở thành người cô đơn, bị bách quan công kích.
Phá vỡ tổ chế của hoàng đế, ăn hết vị đắng của các Đại học sĩ, đành phải phá vỡ một tổ chế khác để bù đắp, đó chính là giao cho bọn thái giám quyền lực, để cho bọn họ giúp giúp bản thân chống lại tướng quyền, nhưng Gia Tĩnh hoàng đế có sự tự tin mạnh mẽ, không thích thái giám tham gia vào chính sự, ông ta tin tưởng vững chắc quyền mưu của mình đủ để giữ gìn quyền uy, trên thực tế, 40 năm trước quả thật ông ta đã làm rất tốt, dùng đám người Trương Thông, Phương Hiến Phu, Quế Ngạc đã đánh ngã đám lão thần tiền triều Dương Đình Hòa tự cho mình là cố mệnh lão thần, cứ thích khống chế hoàng đế, lại dùng Hạ Ngôn đánh ngã đám người Trương Thông khó chấp nhận đối lập, có thù tất báo, lại dùng Nghiêm Tung đánh ngã kẻ bảo thủ, không kính trọng hoàng đế là Hạ Ngôn, lại dùng Từ Giai đánh ngã Nghiêm Tung kết bè kết cánh.
Xét đến cùng, hạch tâm của đế vương thuật chính là chế hành, phương pháp cụ thể chính là giúp kẻ yếu nhược không giúp kẻ mạnh, khi một vị thủ tướng nào đó quá mức cường đại thì chính là lúc ông ta giúp đỡ kẻ yếu tiêu diệt nó. Trên thực tế, hơn 150 năm qua, các đại thần đều có thể thể diện về vườn, an hưởng lúc tuổi già, chỉ có quyền thần của Gia Tĩnh triều không thể được chết già, căn nguyên của nó chính là cái loại quyền lực chi đạo này của hoàng đế.
Khi giúp đỡ Từ Giai đấu ngã Nghiêm Tung, Gia Tĩnh cũng đã chuẩn bị sẵn đối thủ cho ông ta. Nhưng lần này hoàng đế đã nhìn lầm rồi, bởi vì văn chương của Viên Vĩ viết rất hay, thủ đoạn chính trị cũng không kém, quả thật là nhân tài hiếm có, nhưng đụng phải Từ Giai, siêu cấp cao thủ đã phụng bồi Nghiêm Tung vài chục năm thì căn bản không phải đối thủ, bị Từ Giai áp chế quá gắt gao.
Kết quả hoàng đế bất đắc dĩ phát hiện, hiện tại đã không ai có thể chế hành được Từ Giai rồi, tựa như Nghiêm Tung đã từng hô phong hoán vũ, nắm toàn bộ quốc chính, Từ Giai cũng sở hữu quyền lực tương tự. Hiện tại mặc dù Từ Giai vẫn còn duy trì hữu cầu tất ứng đối với hoàng đế, nhưng ông ta có pháp lệnh gì muốn ban bố, có người nào đó lựa chọn muốn bổ nhiệm, Gia Tĩnh cũng đành phải nhượng bộ thôi.