Hoàng đế nam tuần tuần là đại sự quốc gia, đúng là vạn người xuất hành, thiên hạ rối loạn, có quá nhiều công tác chuẩn bị phải làm, bách quan mặc dù bị uy quyền hoàng đế chấn nhiếp, giận mà không dám nói, nhưng muốn bảo bọn họ cam tâm tình nguyện phối hợp là không thể nào.
May là có Viên vĩ tập trung toàn bộ tinh thần vào đó, mặc dù trong triều loạn xị bát nháo, nhưng ông ta kiên trì cho rằng, đây là một phần quan trọng để gây dựng địa vị, kháng cự với Từ Giai.
Bất kể người khác nói gì, chuyện Gia Tĩnh tuần thị, chỉ nghe thánh ý mà làm, không có chút dị nghị nào.
Thậm chí còn nghĩ chu toàn hơn cả hoàng đế, đề xuất nhiều ý kiến mang tính xây dựng, được Gia Tĩnh tin tưởng phó thác cho toàn bộ công tác chuẩn bị.
Gia Tĩnh đế thấy ông ta vì bảo vệ mình mà không ngại ngần đối lập với trăm quan, ngoài cảm động cũng hết sức tò mò, hỏi vì sao ông ta nghe lời như thế, thậm chí bất chấp mọi thứ tiến về phía trước.
Viên Vĩ cảm khái đáp:
- Chuyện nam tuần mặc dù xuất phát từ thánh ý, làm người người hùng hổ phản đối, thần chỉ làm theo thánh ý, liền bị các đồng liêu quy kết đổ lỗi. Thần càng tận trung làm việc càng vất vả...
- Ủy khuất như thế thì thuận theo số đông đi.
Gia Tĩnh thản nhiên nói.
- Thần đã muốn tránh mà không thể nữa, chỉ có thể phấn chấn tinh thần hướng tới.
Viên Vĩ mặt khảng khái:
- Cho dù thành đích của mọi mũi tên, cũng tuyệt đối không phụ thánh quân...
Biểu đạt lâm li bi tráng chuyện vì vua mà mình phải chịu oan khuất.
Đối với loại chó trung thành này, Gia Tĩnh đế tất nhiên phải ra sức đề bạt, đích thân viết hai chữ " trinh kính" ban cho Viên Vĩ, đồng thời hạ chỉ cho ông ta quyền tương đồng với thủ phụ nội các, địa vịa ngang hàng với Từ Giai.
Ngày 12 tháng 2, hoàng đế công bố danh sách các đại thần hộ tống, ngoại trừ các vị quốc công hầu da theo cho có ra thì đại thần tòng chính có Viên Vĩ, Cao Củng, Nghiêm Nột, Hà Tân, Hồ Thực, Lưu Đào cùng các quan viên phủ, bộ, viện khác, gần hai trăm người...
Những người này tùy thời tạo thành bộ máy vận hành thay thế hệ thống quan liêu ở Bắc Kinh.
Trong đội ngũ nam tuần, trừ quan viên và hộ vệ ra, còn có đạo sĩ, phương sĩ hơn hai trăm người, Hùng Hiền tất nhiên có trong hàng ngũ.
Còn có phi tần, cung nữ, thái giám, thư lại, đầu bếp, nhạc công công lại hơn nghìn người, đều do "tổng lĩnh nam tuần đại thần" toàn quyền phụ trách an bài các phương diện.
Gia Tĩnh lựa chọn Viên Vĩ làm chức tổng lĩnh đại thần tối quan trọng này, lệnh bộ nhiệm ấy nhìn như rất hợp lý...
Dù sao thì Viên Vĩ hi sinh lớn nhất, bỏ công sức nhiều nhất, do ông ta thống lĩnh là đúng.
Nhưng với bách quan mà nói, nói không khác gì tiếng sấm giữa trời quang, chấn động vô cùng. Vì tổng quản hoàng đế xuất tuần, xưa nay luôn là thủ phụ, hiện giờ Từ Giai không đau không ốm, Gia Tĩnh lại giao nhiệm vụ cho Viên Vĩ, không khỏi làm mọi người, nhất là Từ Giai phải há hốc mồm.
Nhưng Gia Tĩnh mau chóng hạ chiếu thư giải thích:"bởi vì quốc chính vất vả, cần phải nhờ vào phủ phụ ở kinh thành làm tổng quan, cho nên lần này do thứ phụ làm tổng quản nam tuần". Lời giải thích này dẹp yên một phần tranh luận.
Nhưng vẫn có rất nhiều người kiên trì cho rằng, điều này là vì bệ hạ và thủ phụ đại nhân xuất hiện vết nứt. Bởi vì hệ thống chính quyền của Đại Minh khá là hoàn bị, bất kể là thánh giá di chuyện đến đâu, tình hình kinh thành và địa phượng luôn có thể kịp thời truyền đến chỗ hoàng đế, chính lệnh có thể thuận lợi truyền tới mọi ngóc ngách của đế quốc.
Cho nên bọn họ cho rằng, hoàng đế nói như thế là giữ thể diện cho thủ phù mà thôi, thực chất mục đích giấu đầu lòi đuôi là cố ý xa lánh Từ các lão.
Đương nhiên, so với vị các lão tùy tùng, vị các lão ở lại thì còn có chuyện khiến mọi người chú ý hơn, đó là vị vương gia nào giám quốc?
Vì giám quốc xưa nay là quyền lực của thái tử, mặc dù hoàng đế không thể lập thái tử trong thời gian ngắn, nhưng vị vương gia nào được chỉ định giám quốc tuyệt đối nói rõ địa vị trong lòng hoàng đế là số một.
Nhưng Gia Tĩnh không muốn dễ dàng bị nhìn thấu như thế, ông ta mệnh lệnh Dụ vương ở lại Bắc Kinh mà không cấp thân phận giám qốc, lại lệnh Cảnh vương đi theo bên mình, khiến mọi người lần nữa không thể nhìn rõ, hai vị vương gia rốt cuộc ai nặng ai nhẹ.
Nhưng bất kể thế nào ngày 26 tháng 2 năm Gia Tĩnh thứ 42, Đại Vận Hà được thông suốt hoàn toàn, thánh giá khởi hành từ kinh sư, hướng về phía nam...
Cả đội ngũ rầm rầm rộ rộ, không nhìn thấy đầu đuôi, trong đó 8 nghìn tính tráng của Cẩm Y vệ, 6 nghìn chuyên môn bảo vệ xa giá của hoàng đế, 2 nghìn chuyên quan đảm nhận nhiệm vụ tuần tra, truyền lệnh. Vây kính lấy Gia Tĩnh đế ở chính giữa, đúng là không có sơ hở nào! Chỉ riêng cung ứng lương thảo cho đội ngũ này và tu sửa đường xa dùng 20 vạn lượng bạc...
Đó còn là do quốc khố không lấy đâu ra tiền, đem số hộ vệ tinh giản một nửa rồi đấy.
Gia Tĩnh đế tự biết, mặc dụ mang giấc mộng làm "Đế Khốc", nhưng lần xuất tuần này là lần cuối cùng rồi, cho nên ông ta không lựa chọn con đường 20 năm trước đã đi, mà đi Đại Vận Hà nam hạ.
Một là sức khỏe của ông ta không chịu nổi đường xá xóc nảy nữa, hai là ông ta muốn xem xem Giang Nam tươi đẹp như thiên đường trong truyền thuyết như thế nào.
Nói ra cũng thật là tội nghiệp, thân là người sở hữu toàn bộ đế quốc, cả đời Gia Tĩnh chỉ sống ở An Lục và Bắc Kinh, dấu chân cũng chỉ qua lại giữa hai vùng này, chưa bao giờ tới nơi khác, cho nên hoàng đế quyết tâm đi nhiều một chút, nhìn nhiều một chút, ngắn hết danh thắng cổ tích một lượt.
Nếu không làm cái chức hoàng đế này quá thiệt.
Điều này làm khổ bách tính quan viên dọc đường, mặc dù biết hoàng đế đi vận hà, nhưng thánh giá dừng ở đâu, nghĩ ở đâu chẳng ai biết, cũng chẳng nghe ngóng tin tức, đành chuẩn bị sẵn sàng hết. Dựng sẵn lều trại, đồ ăn rượu chè, nơi hoàng đế và các đại thần tùy tùng dừng chân nghỉ ngơi cũng được quét tước không dính hạt bụi.
Đáng lý nói ra đây cũng chẳng phải là công việc nặng nhọc gì, chỉ rải nước quét đường phải không? Mọi người mệt chút là làm xong rồi.
Nhưng đợi một ngày, hai ngày, rồi ba ngày mà không thấy hoàng đế tới, tổn thất này thành to rồi...
Hiện giờ chính là thời điểm nông vụ bận rộn, dịch phu đều là lao động chính trong nhà, nhưng suốt ngày phải đợi trong huyện thành, làm lỡ dở hết nông vụ ở nhà. Mà bao nhiêu rượu thịt ngày nào cũng phải thay mới, cho dù là huyện giàu cũng không duy trì nổi.
Kích động được đón thánh giá mau chóng lui đi, mọi người chỉ mong hoàng đế tới thật nhanh, xéo thật nhanh, tốt nhất đi qua đừng dừng lại, mọi người sớm ngày được giải thoát.
Đương nhiên đó chỉ là suy nghĩ của bách tính bình thường thôi, đối với quan viên và các vương gia tông thất dọc đường mà nói, cả đời được nhìn thấy hoàng đế một lần còn khó hơn cả lên trời.
Hiện giờ hoàng đế dẫn các quan viên triều đình tới tận cửa nhà mình, cho bọn họ cơ hội tận tình địa chủ, dù có mệt có khổ đến đâu cũng đáng, chỉ mong được hoàng đế và các vị đại nhân hài lòng, nhớ mặt.
Đừng tường rằng chỉ quan viên mới cần lấy lòng hoàng thượng, đám vương gia tông thất càng cần hơn, vì vương vị của bọn họ khi cần truyền thừa, rốt cuộc có giáng cấp hay không, hoàn toàn dựa vào một câu nói ở Bắc Kinh, cho dù là vị vương gia tại vị, đất phong lớn hay nhỏ, lương bổng ít nhiều cũng sẽ thay đổi, sao chẳng nịnh bợ hoàng đế và quan viên các ti thật chu đáo.