Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Thập Niên 60: Làm Giàu Dạy Con

Chương 27: Cháo sườn hạt mè

Chương 27: Cháo sườn hạt mè



Thế này mà bị bà Chu bắt gặp chắc chắn bà sẽ càm ràm lãng phí củi lửa ba ngày ba đêm cho mà xem. Cũng may bây giờ bà đâu có rảnh, mới vừa phân lương xong bà còn đang bận bù đầu chỉnh lý lương thực nhà mình kia kìa.

Thời điểm bà nghe được tin tức con dâu thứ tư dùng hơn sáu mươi đồng mua lương thực, trời đất như sụp đổ.

Chị hai Chu: “So với năm trước vẫn còn ít chán.”

Lời này là chính xác, năm trước nguyên chủ mua hẳn tám mươi đồng, dĩ nhiên nhiều nhất vẫn là lúa mì, chuyện này gây ra phong ba bão táp cho toàn thôn trong một thời gian dài.

Chị hai Chu chẳng cần ai đáp lời, tiếp tục tự suy diễn: “Hay là mua bếp lò với cả than đá nên hết tiền rồi?”

Nói ra lời này cô ta còn tự hào không gì qua được mắt mình. Lần trước thím tư nói sắp hết tiền, thế mà vẫn bỏ ra một đống tiền mua lương thực. Mà khoan, rõ ràng năm nay mua ít hơn năm ngoái nhiều, điều này có nghĩ là gì, chắc chắn là nhà chú tư sơn cùng thuỷ tận rồi, không thể sai được.

Bà Chu đen mặt, nghẹn họng. Vợ thằng tư gần đây biết cách chăm sóc con cái, quan tâm cha mẹ chồng, nay đưa xương ống, mai đưa thịt mỡ, nhưng mà đối với việc tiêu tiền của nó thì…không đáng tin một chút nào. Huống hồ thằng con trai bà lại không quản tiền, thế này thì vợ nó tiêu hết mất thôi !

Thấy sắc mặt mẹ chồng không được tốt, chị hai Chu câm miệng không dám nói thêm gì, nhưng trong lòng vô cùng đắc ý. Có bà vợ tiêu tiền như nước, chú tư có giỏi kiếm tiền cách mấy cũng vô dụng.

Ngược lại chị cả và chị ba Chu không rảnh rỗi lo chuyện bao đồng, hai người thay phiên nhau sử dụng máy may, cố gắng may thật nhanh quần áo cho mấy đứa nhà thím tư rồi còn tới phiên con nhà mình nữa.

Chị ba Chu đã may xong quần áo bông cho Nhị Oa, bà Chu tuy còn tức giận nhưng vẫn tự mình mang qua nhà thằng tư.

Vừa sang tới nơi, bà liền thấy ba thằng cháu trai đang xì xụp uống cái gì trong trái lê, mắt đứa nào đứa đấy thích thú vô cùng.

Lâm Thanh Hoà nhìn thấy mẹ chồng liền nói: “Mẹ tới rồi đấy hả, ba anh em nó đang uống lê hấp đường phèn.”

Bà Chu hỏi lại: “Đây là cái gì? Nước lê đường phèn?”

Lâm Thanh Hoà: “ Vâng, mấy hôm nay thời tiết khô hanh, ngày hôm qua đi huyện thành con thấy người ta bày bán trái lê nên mua về một ít. Hôm nay hấp đường phèn cho mấy đứa nhỏ uống.”

Nhị Oa khoe: “Còn có táo nữa!”

Đại Oa vội tranh nói: “Uống ngọt lắm!”

Tam Oa luống cuống sợ hết: “ Mẹ, ăn.”

Lâm Thanh Hoà liền đút cho nó. Trong không gian riêng có một thùng lê, còn nhớ lúc ấy Lâm Thanh Hoà đặc biệt kêu giám đốc siêu thị có bao nhiêu lấy bấy nhiêu cho nên một thùng này nhiều bằng hai thùng bình thường. Táo cũng thế, có hai thùng.

Lâm Thanh Hoà tích trữ mấy thứ này là để ăn nên cứ thoải mái đi, huống hồ hình tượng người đàn bà phá của đã rất đậm đà rồi, đi ra ngoài nói cô tiết kiệm vun vén gia đình chắc chẳng ai tin, dĩ nhiên bà Chu cũng vậy. Thấy chỉ có ba đứa nhỏ đang ăn, mẹ nó không có phần nên bà Chu không tiện nói gì nhiều.

Bà Chu đưa áo bông quần bông, nói: “Chị ba con may xong quần áo cho Nhị Oa rồi, con nhìn xem.”

Lâm Thanh Hoà nhìn thoáng qua đã biết Nhị Oa nhất định mặc vừa, thậm chí mùa đông sang năm vẫn còn mặc được ấy chứ.

Tất nhiên cô muốn mỗi năm đều may đồ mới cho bọn trẻ. Một bộ mặc một mùa đông là đủ rồi.

Lâm Thanh Hoà nói: “ Chị ba vất vả rồi, may xong cho Đại Oa nữa là chị dâu có thể nghỉ ngơi được rồi. Khi nào chị ấy sinh em bé, để con đi qua bên lò mổ nhìn xem có móng heo không, mua hai cái về hầm đậu phộng cho xuống sữa.”

Bà Chu nghe thấy thế thì giật mình: “Móng heo đâu có dễ kiếm?”

Lâm Thanh Hoà nghe ra ý tứ bà Chu rất muốn, vừa đút nước lê cho Tam Oa vừa nói: “Chị bạn con có người quen làm trong lò mổ, nếu không có phiếu thì chịu mua đắt một chút, có phiếu thì giá rẻ hơn.”

Về việc ngầm đưa phiếu gạo cô không nhắc tới, mấy chuyện này mình cô biết là được, không nên nói cho nhiều người.

Bà Chu: “!”

Bà biết vợ thằng tư không phải là đứa thành thật, nhưng rõ ràng nhà nó vẫn luôn có thịt ăn, không ngờ nó lại có bản lĩnh quen được người trong lò mổ!

Bà Chu nói: “ vậy tới lúc đó con đi hỏi người ta xem có thể mua móng heo được không?”

Đều là con cháu Chu Gia, bà yêu thương ba anh em Đại Oa nhất nhưng không thể bạc đãi những đứa cháu khác. Đặc biệt là vợ thằng ba, lúc sinh Ngũ Ni bị hao tổn nguyên khí nặng, nhiều năm rồi mới hoài thai, nếu có điều kiện dĩ nhiên phải mang những điều tốt nhất cho đứa cháu sắp chào đời.

Lâm Thanh Hoà nói: “ Tới khi sinh rồi hỏi.”

Móng heo không quá khan hiếm, có dịp đi cung tiêu xã đánh tiếng với chị Mai trước là được.

Bà Chu sang đây vốn định mắng một hai câu nhưng bị chuyện này gián đoạn, khiến bà khó mở lời. Trước khi về bà còn nói: “ Nếu trong nhà lương thực không đủ ăn, thì về Chu Gia nói một tiếng.”

Lâm Thanh Hoà hiểu bà nói vậy là xuất phát từ đau lòng ba thằng cháu nội, tuy vậy cô vẫn rất cảm kích.

Sự thật nhà cô không thiếu những dù sao vẫn nên chừa đường lui cho bản thân! “ Không cần đâu, trong nhà còn rất nhiều, nhưng nếu thiếu con sẽ nói.”

Bà Chu rất hài lòng nhìn ba đứa cháu nội được chăm sóc ra hình ra dáng, nên bà không so đo dông dài nữa.

Ba đứa nhỏ ăn xong lại tiếp tục công việc cuốn len. Không một đứa nào có ý kiến, vì đơn giản hôm nay được uống nước lê hấp đường phèn ngon mĩ mãn!

Chạng vạng tối, các sợi len đều được cuốn lại gọn gàng. Lâm Thanh Hoà hầm một nồi cháo sườn hạt mè trên bếp lò.

Hạt mè mới mua, rất khó làm sạch, thế nhưng Lâm Thanh Hoà vẫn cố gắng tỷ mỉ làm sạch sẽ từng hạt một.

Cháo sườn hạt mè ăn với dưa muối và thịt muối. Thịt muối cô lười chiên lại nên trực tiếp bỏ vào cháo nóng luôn. Dù thế nhưng Đại Oa Nhị Oa ăn rất hào hứng, luôn miệng khen ngon quá, ngon quá !

Ăn xong, Lâm Thanh Hoà rửa chén bát rồi mang quần áo của Nhị Oa cất vào tủ.

Thấy sắc trời còn sáng Lâm Thanh Hoà cho Đại Oa và Nhị Oa dắt Tam Oa ra cửa chơi, còn mình bắt đầu đan áo len.

Lúc này mới hơn năm giờ chiều, nhiều nhà trong thôn mới bắt đầu nổi lửa nấu cơm thế mà nhà cô đã ăn uống xong xuôi hết cả rồi.

Có người trong thôn đi qua thấy Đại Oa, Nhị Oa, Tam Oa chơi ở cửa liền cười hỏi bọn nó có ăn bột mì tinh không?

Cái này rõ ràng là bệnh đố kỵ đỏ mắt, cũng không thể trách, người trong thôn đầu tắt mặt tối cả năm trời tới cuối năm cả gia đình mới được phân một ít lúa mì thì làm ra được bao nhiêu bột mì. Thế mà Lâm Thanh Hoà ngồi không mà một lần mua một trăm cân lúa mì, tám mươi phần trăm đã được xát vỏ đồng nghĩa với tám mươi cân bột mì tinh!

Việc này khó trách khiến người ta ghen ghét!

Đại Oa nhướng mày đáp trả: “ Không ăn bột mì tinh, ăn cháo xương sườn nấu hạt mè.”

Người này nghẹn một cục, hậm hực bỏ đi.

Người khác nghe thấy cái gì mà xương sườn cái gì cháo thì liền hỏi: “Trong nhà có gạo ăn à?”

Cái này đều đổ tại Chu Đông, rõ ràng nó với Lâm Thanh Hoà kéo một xe chất đầy hàng hoá về mà cắn chặt răng, hỏi gì cũng không nói làm người ta tò mò không biết rốt cuộc Lâm Thanh Hoà đã mua những gì.





trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Nạp Lịch Thạch