Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Thập Niên 70: Xuyên Thành Tức Phụ Vai Ác Văn Quân Hôn

Chương 28: Khổng lão sư 3

Chương 28: Khổng lão sư 3




Ăn cơm xong, Khổng Yên lại lắc lư xung quanh Tống Thanh Phong. Suy nghĩ nửa ngày cũng không nghĩ ra cách nào để phá hư chiến tuyến của Lâm Hạnh và Tống Thanh Phong.

Ngay lúc Tống Thanh Phong ngẩng đầu, mặt lộ vẻ lạnh lùng thì Khổng Yên nhìn thấy sách và giấy bút trước mặt anh ta, hai mắt sáng lên, lập tức thử hỏi:

"Hay là tôi dạy anh đọc sách viết chữ, được không?"

Tống Thanh Phong mặt vô biểu tình nhìn cô.

Khổng Yên vỗ vỗ ngực nói: "Để tôi dạy cho, không phải tôi tự khen, tôi biết nhiều lắm đấy. Mỗi ngày anh đều chép sách như thế này hiệu quả cũng không cao. Tôi thấy dù gì hai người chúng ta cũng là vợ chồng, sao có thể lạnh lùng với nhau như thế mãi được. Mẹ mà biết cũng sẽ không vui, anh thấy có đúng không?"

Ngước nhìn anh ta một cái, thấy anh ta tuy rằng không nói lời nào, nhưng vẫn đang còn nhìn cô, cô lập tức nói tiếp:

"Tôi đây mặc dù cũng có chút tật xấu, nhưng có một ưu điểm lớn nhất chính là hay mềm lòng. Nhìn thấy anh cầu học như khát như vậy, tôi thật sự là bị cái tinh thần hiếu học này của anh làm cho cảm động."

Thấy lông mày của anh ta càng lúc càng nhíu chặt, dáng vẻ có hơi mong đợi đã biến mất. Cô lại đổi sang phương hướng tự biên tự diễn:

"Không nói cái khác, tôi dù sao cũng là học sinh cấp ba. Nếu không phải hiện tại không còn kỳ thi đại học, nhất định hiện tại tôi đã là sinh viên. Anh biết sinh viên là cái gì không? Là người rất tài giỏi! Nhớ năm đó tôi lúc nào cũng đứng trong ba vị trí đứng đầu lớp, chân chính chuẩn sinh viên!"

Đánh rắm. Cô năm đó thành tích cũng chỉ ở giữa. Lúc thi đại học vẫn là do cha cô dùng tiền lương cao mời gia sư đến dạy kèm.

"Tôi thông minh, học rộng hiểu cao. Anh có biết cái gì là phương trình x không? Anh có biết hóa học, vật lý không? Tôi còn có thể dạy anh tiếng Anh. Sau này nếu anh có gặp người ngoại quốc, không cần sợ! Can you speak English?"

Vì để khoe khoang còn cố ý nói một câu tiếng Anh cho anh ta nghe.

Tống Thanh Phong nhắm mắt, nửa ngày không có phản ứng gì nhưng tay cầm bút lại dùng lực.

Khổng Yên cảm thấy mình đã chọc trúng tâm sự trong lòng của anh ta.

Nhịn không được buồn cười, cái người này thật không được tự nhiên!

Thật ra là muốn học nhưng lại không muốn mở miệng?

Nhưng anh ta có tiền đồ hơn cô nhiều. Hiếu học như vậy, dù sao mẹ cô năm đó cũng phải ép buộc lắm thì cô mới chịu cố gắng học.

Sau khi thi lên đại học thì lại phế đi.

Cô chạy lại cái rương liễu của mình cầm ra phong thư và bút mực.

Ngồi xuống bên cạnh anh ta lại nhịn không được, lại đứng lên lải nhải :

"Tôi giỏi nhất là dạy người ta học, không phải tôi thổi phòng. Tôi từ bé đã có ước mơ trở thành một người giáo viên nhân dân vô tư phụng hiến, giống như là một ngọn nến, thiêu đốt chính mình để chiếu sáng cho người khác. Dùng kiến thức của mình cùng với tình yêu để đào tạo ra nhân tài cho tổ quốc..."

Nhìn thấy ánh mắt âm u của Tống Thanh Phong nhìn sang, cô ngậm miệng.

Thật là, anh ta không chịu khen cô thì thôi, còn không cho cô tự mình khen một chút?

"Được rồi, được rồi. Trước hết để cho anh nhìn thực lực của tôi một chút."

" Chúng ta đầu tiên làm quen một chút với cách học. Anh nhìn theo khẩu hình của tôi, tôi đọc anh cũng há miệng làm theo nhé."

Khổng Yên viết chữ thứ nhất - chữ "tôi", chỉ chỉ vào mình: "Cái này đọc là wo, thanh điệu thứ ba."

Sợ anh ta không hiểu lại nói cho anh ta về bốn thanh điệu.

Khổng Yên ban đầu vốn chỉ định tạo dựng tốt quan hệ với anh ta một chút, ai biết càng dạy lại càng say, cô cảm giác nếu như mình không đi làm giáo viên quả thật là nhân tài không được trọng dụng. Vừa dạy liền hiểu, vừa nói liền biết, tất nhiên có thể vì Tống Thanh Phong thông minh, nhưng đa số đều là do công lao của cô.

Vì thế dạy đến nghiện!

Trong lúc lơ đãng ra vẻ giống như giáo viên cũ của cô.

Kết thúc hết sức nghiêm túc giơ tay lên, định đẩy đẩy mắt kính, ai biết sờ nửa ngày cũng không thấy mắt kính gì, nhanh chóng làm bộ làm tịch giả vờ vuốt tóc.






trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Nạp Lịch Thạch