Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Trở Lại Thập Niên 70 Làm Thanh Niên Trí Thức

Chương 30: Dạy dỗ

Chương 30: Dạy dỗ

Tô Thanh Ngọc vội an ủi hai ông bà Tô: “Ông bà đừng giận.” Giọng nói của cô hơi nghẹn ngào, nghe thôi đã thấy rất tủi thân.

Bà Tô cảm thấy tội lỗi. Cháu gái bà ấy không ở thành phố sống cuộc sống tốt đẹp để đến đây hiếu thảo với bà ấy.

Đem tiền đem sữa bột lúa mạch cho bà ấy, kết quả đến đây lại phải chịu nhiều giày vò. Làm nông thì thôi không nói, còn bị cả nhà thằng hai giày xéo thế này. Quan trọng là ngay trước mặt bà ấy.

Vừa hổ thẹn vừa mất mặt. Bà ấy tức lên lập tức chỉ mặt Tô Hữu Tài: “Thằng hai, mày mặc kệ, không quản hả?”

“Mẹ à, còn quản thế nào đây.” Tô Hữu Tài sợ sệt nhìn vợ mình.

Trần Ái Lan ưỡn ngực nói: “Có ăn hay không đây?”

Bà Tô tức lắm: “Ông nó, đuổi bọn chúng đi hết đi, đuổi hết đi cho tôi, còn đòi ăn cơm à? Đến cả phân bò cũng không cho chúng nó ăn.”

Ông Tô cầm cái chổi to trong nhà để đuổi người, nhà họ Tô thấy thế chạy vội ra ngoài, con trai thứ hai Tô Vệ Dân thì khôn lỏi cầm cái bát của mình múc một ít canh thịt rồi bưng bát chạy đi.

Sau khi nhà họ Tô đi rồi, ông bà Tô tức đến nỗi mặt biến sắc. Bà Tô sắp khóc đến nơi, khóc vì mặt mũi mình mất hết trơn rồi. Thân làm mẹ đã hạ mình xuống mời chúng nó ăn cơm, kết quả lại ầm ĩ một trận: “Thanh Ngọc à, đã để cháu phải tủi thân rồi.”

“Bà ơi, cháu không tủi thân. Chỉ là cháu thấy bà với ông buồn thôi.” Tô Thanh Ngọc dụi mắt: “Bà, cháu quyết định rồi, cháu phải gọi điện cho cha cháu để ông ấy biết tình hình ở nhà, rồi để ông ấy còn cứu ông bà khỏi hố lửa này nữa.”

“Hả? Nhất định không được để cha cháu biết, lỡ nó không làm cán bộ thì phải làm sao.” Bà Tô ngay lập tức sốt ruột.

Tô Thanh Ngọc cúi đầu nói với hai ông bà: “Thật ra cha cháu còn dặn cháu, nếu có người trong đội ức hiếp ông bà, chỉ cần ông bà quyết, ông ấy sẽ dẫn người đến xử lý bọn họ, không để ông bà bị người ta bắt nạt nữa. Cha cháu là lãnh đạo của ban vũ trang mà, dưới trướng ông có nhiều người lắm.”

Bà Tô xua tay: “Trong đội ai dám ức hiếp ông bà chứ?”

“Chẳng phải chú thím hai đã ức hiếp ông bà à, còn là ngay trước mặt một đứa cháu nữa, cứ thế làm mất mặt hai ông bà, cháu thấy là khó chịu. Ông bà còn nấu cơm cho bọn họ nữa. Hồi trước ông nội kia của cháu còn sống, đều là cha mẹ cháu nấu cơm hầu hạ thôi. Có bao giờ phải tức như này đâu.”

Ông bà Tô nghĩ đến dáng vẻ bị đứa cháu gái Tô Diệp cãi lại cũng tức đến khó chịu. Từng này tuổi rồi mà con cháu trong nhà càng không xem bọn họ ra gì.

Tô Thanh Ngọc tức giận nói: “Nếu đây mà là khu tập thể nhà cháu, chú hai mà thế này đã bị người ta xử một trận từ lâu rồi. Chỗ chúng cháu chẳng ai dám không hiếu thảo với cha mẹ hết, không hiếu thảo sẽ bị người ta bắt đi đánh.”

Bà Tô hỏi: “Còn bị bắt đi cơ à?”

Tô Thanh Ngọc gật đầu: “Đúng vậy, chỉ có ở khu tập thể bọn cháu thôi, nếu con trai con dâu nhà ai bất hiếu, hễ trưởng bối trong nhà mà nói ra ngoài, các chú bác khác trong khu sẽ dạy dỗ cho đứa con trai đó một trận để cho anh ta biết trong nhà ai mới là chủ!”

Ông Tô hỏi: “Người khác cũng có thể dạy dỗ người nhà mình ư?” Chẳng phải đèn nhà ai nhà nấy rạng à?

“Sao lại không được ạ? Ông bà nội, ai mà chẳng phải già, lúc còn đi lại được còn dễ nói, tới lúc nằm yên trên giường không làm gì được, lỡ như con trai con dâu bất hiếu thì phải làm sao? Vậy nên, người già trong khu tập thể của cháu đều giúp đỡ lẫn nhau, biết con nhà ai bất hiếu, người già nhà khác sẽ cho trai tráng nhà mình qua giúp người ta trị kẻ bất hiếu đó, cứ như thế làm gì còn nhà ai dám bất kính với người già nữa. Dù sao cũng đã đánh một trận nhừ tử, học được bài học rồi thì sau này cả nhà lại hòa thuận thôi. Thế nên ở chỗ cháu, ai ai cũng yêu trẻ kính già. Ông bà xem cháu có hiếu thảo không? Từ nhỏ cháu đã lớn lên trong môi trường như vậy đấy.”

Tất nhiên không có ai hiếu thảo hơn Thanh Ngọc rồi.

Ông Tô nói: “Họ không thương con trai mình ư?”

Tô Thanh Ngọc trả lời: “Ở đó bọn cháu có một câu nói thế này, con nhà ai không ăn đòn, bị đánh mới không hư. Con trai đã không thương cha mẹ, cha mẹ còn thương con để làm gì, đánh rồi mới ra đứa con có hiếu, không đánh thì chỉ có thể mất con mà thôi.”

Hai ông bà ngạc nhiên đến ngẩn người, bà Tô ngạc nhiên nói: “Ôi chao, sao bà chưa nghe đến chuyện đó nhỉ. Ở huyện cũng chưa nghe thấy bao giờ.”

Tô Thanh Ngọc mặt không đỏ, tim không đập nói: “Cháu không biết ở chỗ khác thì sao chứ ở Hải Thành bọn cháu là thế đấy ạ. Ở đó người ta toàn làm thế thôi, không lạ gì. Còn có chuyện con trai tố cha mình bất hiếu với ông nội, tìm người đến dạy dỗ cha mình nữa cơ. Bà nội, sao ở đây mọi người không làm thế? Sau này ông bà không đi lại được, không cày cấy ruộng đồng được nữa thì sao, nếu chú thím hai còn như này, ông bà còn trông mong được gì nữa? Cháu cứ nghĩ đến cha cháu vẫn ở thành phố nhớ đến ông bà, thấy thẹn với chú hai là cháu không nhịn được muốn nói sự thật với ông ấy. Nhưng cháu cũng không muốn làm khó ông bà. Bà ơi, cháu khó chịu lắm.” Nói rồi cô ôm lấy bà Tô.

“...Đừng sốt ruột đừng sốt ruột, từ từ rồi nghĩ.” Bà Tô vỗ về, sau đó lại nhìn ông Tô. Ông Tô cũng nhìn lại bà.

Người ta già rồi, ngoài sợ chết ra, điều sợ nhất chính là con cái mình bất hiếu. Ở chỗ bọn họ tất nhiên cũng có trường hợp bất hiếu, người già nằm một chỗ trên giường, toàn thân đều bị lở loét nhưng chẳng có ai chăm sóc. Ở đội khác, thậm chí còn có người nằm trên giường rồi chết đói cơ. Chẳng còn cách nào, ai bảo gặp trúng con trai con dâu bất hiếu chứ.

Bây giờ ông bà Tô cảm thấy nhà đứa thứ hai của mình chính là con trai con dâu bất hiếu đó.

Ban đầu còn nói nuốt giận để gia đình hòa thuận êm ấm, bây giờ nghe Thanh Ngọc nói đến chuyện về sau già rồi chỉ nằm một chỗ, bọn họ lập tức nhận ra không thể nhịn được nữa. Bây giờ còn đi lại được thì còn tránh né được, không ai làm phiền.

Nhưng đến lúc nằm một chỗ thì phải làm sao, không phải chỉ còn cách trông chờ mỗi nhà thằng hai chăm sóc để bọn họ ra đi vẻ vang à? Với tình cảnh hiện giờ thì không thể trông mong được gì, trước mặt cháu gái còn ra vẻ mặt nặng mày nhẹ, bản thân bọn họ làm cha làm mẹ còn mua thịt nấu cơm mời bọn họ ăn cùng còn không cho được bọn họ thể diện.

Cháu gái mà còn dám cãi lại. Đến khi hai ông bà nằm một chỗ, chỉ sợ lúc đó thối rữa trên giường cũng chẳng có ai lo liệu.






trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Nạp Lịch Thạch