Mẹ chạy trước, cha chạy sau, trước kia mải chơi trong trường quên về nhà là chuyện cơm bữa, cha mẹ đều một trước một sau chạy đi tìm y như vậy.
Tích tắc Giản Phàm cảm xúc trào dâng, nghẹn lời không nói được một câu.
Lại làm cha mẹ lo rồi, mình đúng là đồ vô tích sự mà.
“ Tiểu Phàm .. Con có làm sao không? Không bị thương chứ? Cho mẹ xem nào ...” Mai Vũ Vận kéo con trai tới gần, nhìn như nhìn bảo bối từ trên xuống dưới khắp lượt, nhìn mặt, lại xem chân tấy có va chạm chỗ nào không, lo lắng viết rõ lên mặt, chỉ thiếu ôm con vào lòng:
“ Mẹ, con không sao, còn cùng Thành Cương bắt hai kẻ xấu về. “ Chuyện này chắc truyền đi rồi, không giấu diếm được, Giản Phàm mắt cay xè, vẫn rút tấy lại, lớn tướng rồi, nếu bị mẹ ôm thì còn vác mặt ra đường sao được:
Thấy con trai vẫn bình thường, chân tấy lành lặng, Mai Vũ Vận rơm rớm nước mắt, đột nhiên vung tấy tát bốp một cái.
Giản Phàm ngỡ ngàng.
Quản tâm lo lắng chớp mắt biến thành phẫn nộ và vẻ mặt hận sắt không thành thép quen thuốc, giọng Mai Vũ Vận lạc đi: “ Cái thằng nhóc thối tha này, đêm hôm khuya khoắt chạy đi bắt kẻ xấu, đó là chuyện cho con làm à? Còn lừa cha mẹ là đi trực, bị đình chỉ mấy ngày rồi sao không nói với trong nhà? Có biết cha mẹ sốt ruột thế nào không? Nghe chú con kể, mẹ không còn hồn vía nào nữa ... Tiểu Phàm, con không thể làm trong nhà yên tâm được sao, lớn thế này rồi còn như trẻ con thế? Con không trưởng thành một chút được à?”
Một cái tát, sáu cái xỉa vào trán.
Mai Vũ Vận nói câu nào ra câu đó, giọng nói rõ ràng chĩa nghĩa tròn trịa, so với giảng bài còn đặc sắc hơn vài phần. Giản Phàm nín khe cúi gằm mặt, y sớm mất ý chí phản kháng trước mặt mẹ lâu rồi.
Thành Cương thích lắm, đang ấm ức mà, thấy người khác xui xẻo là vui rồi, gọi cả đám người tới xem, cổng đồn công an, mấy cái đầu lố nhố thò ra nhìn Oa cả bị mẹ mắng. Giản Trung Thật không nhìn thêm được nữa, kéo vợ đi, bảo Giản Phàm mau chóng lái xe về quán.
Hai vợ chồng nhân cơ hội tới gặp Giản Trung Thành, tới khi bị chồng kéo quả cửa, Mai Vũ Vận vẫn tức giận nói suốt.
Giản Phàm cũng giận, tức tới đấm hai tấy vào nhau, đầy một bụng uất ức không biết tỏ cùng ai, vừa nổ máy ngẩng đầu lên thấy một đống cái đầu lớn nhỏ nhìn mình, rống lên:” Nhìn cái gì, xéo mẹ chúng mày đi.”
Hai mươi mấy tuổi đầu còn bị mẹ hết đánh rồi mắng, mất hết thể diện rồi.
Nhưng mà đám kia đâu có sợ.
“ Ôi, lớn thế này rồi còn như trẻ con thế? “ Một tên dài giọng nói:
Tên khác học theo giọng Mai Vũ Vận:” Ôi, con không trưởng thành một chút à?”
“ Ôi cái thằng nhãi thối tha này .”
Một đám cảnh sát với hiệp cảnh đứng lố nhố ở đó nhìn, cười lăn lộn, trong số đó không ngờ có Hắc Đản, Thán Chuy vốn là cấp dưới của mình, Thành Cương cũng cười theo. Giản Phàm lửa giận bốc cao ba trượng, nhảy phắt xuống xe, cả đám ào một cái chạy hết, vừa chạy còn vừa cười y.
“ A ~~~~~~~~” Giản Phàm ngửa mặt lên trời hét một tiếng dài, cay đắng, uất hận từ trong lòng phát ra khỏi miệng, khiến đám hiệp cảnh nghe thấy chẳng ai bảo ai lặng lẽ biến hết, không dám trêu chọc y nữa.
Cuộc sống đôi khi như vở bi hài kịch, khóc không được, cười không xong, lại vô cùng buồn bực.
Không biết người khác ra sao chứ hai ngày quả Giản Phàm chán nản tới cùng cực rồi, hết chỉ đạo viên, đồn trưởng lại tới mẹ trách mắng, còn mắng ngày trước mặt một đám hiệp cảnh, lăn lộn ở đồn công ăn, cắn răng chịu đựng chuyện thối tha ở nơi này nửa năm, có được chút uy tín, giờ mất hết rồi.
Từ khi nhận đồng lương ở đồn công an, Giản Phàm như đi trên băng mỏng, vừa sợ làm mất mặt mẹ, lại sợ khiến chú khó xử. Tiền lương không cao, hay dở gì là công việc bán chính thức, tốt hơn chạy đi chạy lại bưng bê trong quán. Nói rằ, Giản Phàm hâm mộ Phí Béo lắm, cơm đưa tận miệng, không có tiền thì có người cho, không ai cho thì trộm trong nhà.
Nhưng mình không có điều kiện như nhà người tắ.
Thành Cương nhìn bản kiểm điểm của đám Hắc Đản, Thán Chủy chép nộp lên, thừa nhận sai lầm của mình, không ngờ được Đài Thủy Tiên khen ngợi, còn cho nghỉ vài ngày.
Thế là làm Giản Phàm gặp khó, xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền uy cho chú mình, y không ngại cúi mình một chút, dù sao bị viết kiểm điểm phê bình nhiều tới không đếm xuể nữa. Có điều lần này thấy mình oan ức, viết được hai trăm chữ không sao viết tiếp được ...
Mình sai chỗ nào chứ? Ô Long Trì Khẩu tấy không tất sắt, nếu không chạy, có khi chẳng còn cái mạng này rồi. Truy bắt hai tên tội phạm là vì biết nắm chắc rồi mới đi, càng không sai. Dù không phải hiệp cảnh, là thường dân cũng thấy chuyện nghĩa phải hăng hái làm đúng không? Dù không thưởng thì cũng không thể bắt kiểm điểm, không thể coi mình là Đậu Nga mà đổ hết oan ức lên mình.
Không, mình chẳng làm gì sai hết, mình cân nhắc kỹ rồi mới làm, sao ai cũng coi mình như thằng ngốc không hiểu chuyện như thế?
Không viết.
Nhưng không viết thì không cách nào ăn nói với chú hai, trong mắt chú, mình luôn là thẳng nhóc cởi truồng chạy ngoài sân, nói thủng trời vẫn là mình sai.
Càng không dám cãi lại mẹ, lên tiếng tranh cãi là mẹ đem chuyện xấu tử nhỏ tới lớn của mình ra làm dẫn chứng, để rồi kết luận: Sai còn dám cãi.
Sống hai mươi mấy năm trời hình như chưa một lần làm đúng.
Không ai hiểu cho mình cả, may còn có cha, chỉ có thể nói với cha thôi, thế nên từ đầu tới cuối, từ lúc nhận nhiệm vụ cắm chốt tới khi quyết định đánh thuốc tội phạm, Giản Phàm kể ra hết với cha.
“ Con trai, cha ủng hộ con.” Giản Trung Thực vỗ vai Giản Phàm cổ vũ, nhưng còn chưa kịp cảm động thì cha đã nói thêm:” Mặc dù ủng hộ con, nhưng cha càng ủng hộ mẹ con, cứ nghe mẹ con an bài đi, cha cũng nghe mẹ con an bài mà, mẹ con không sai được.”
Giản Phàm nghẹn lời, ông nội sợ bà nội, cha sợ mẹ, đặc tính di truyền hai đời không thay đổi, Giản Phàm tức tới mức không thèm để ý đến cha nữa.
Giản Phàm thấy mình không sai, nên lần này y phản kháng.
Ngày đầu tiên, không nói chuyện với mẹ, nhìn thấy mẹ còn cố ý lờ đi.
Ngày thứ hai, phản kháng tác phong bá đạo của chú hai, không nộp kiểm điểm, cũng không đi tới đồn báo danh.
Ngày thứ ba, Giản Phàm thấy phản kháng chẳng có ý nghĩa gì, nhận ra cũng giống như hồi nhỏ, chẳng ai thèm để ý tới sự phản kháng của y. Giống như lúc còn nhỏ, giận dỗi không ăn cơm, cha mẹ kệ, biết y đói sẽ tự kiếm cái ăn.
Cuộc sống không ai để ý tới, chẳng tốt hơn bị giáo huấn là bao.
Ở lỳ trong quán ăn ba ngày, chẳng có chuyện gì xảy rằ, chẳng có ai đến tìm, chỉ có nỗi thất vọng làm bạn, nỗi buồn gặm nhấm tâm can.