Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 1059: Dương (1)

Chương 1059: Dương (1)




Dịch: lanhdiendiemla.

Giờ đã là đầu tháng năm, thời tiết bắt đầu nóng nực, ve kêu râm ran khắp trong ngoài hộ nhà nghèo. Nhưng trong đại viện của phú hộ, phủ nha không có âm thanh phiền nhiễu này, chẳng phải là đám ve khinh yếu sợ mạnh, mà vì có gia đinh cầm gậy đi giết hết thứ họa, làm phiền quý nhân.

Trong tĩnh đường dưới tùng bách phủ bóng, không khí lại hết sức trang nghiêm.

Tiếng thái giám tới từ Bắc Kinh truyền chỉ của hoàng thượng.

- Nam Kinh binh bộ thượng thư Trương Ngao già cả vô dụng, buông lỏng thuộc hạ, thất trách thất sát! Cách toàn bộ quan chức, đuổi về quê, vĩnh viễn không được dùng.

- Hộ bộ thượng thư Mã Khôn, xử trí thiếu thỏa đáng, khoanh tay nhìn binh biến, niệm tình lão thần công cao, miễn chức về nguyên quán, vĩnh viễn không dùng.

- Nam Kinh hộ bộ thượng thư Thái Hành, già cả lú lẫn, không gánh được trọng trách, về quê tĩnh dưỡng.

- Nam Kinh hộ bộ hữu thị lang Hoàng Mậu Quan, tuy liêm chính, nhưng không biết cương nhu điều hòa, chỉ biết khắc nghiệt, gây binh loạn, đáng phải nghiêm trừng. Nhưng cương liệt tự sát, cũng là đáng khen, bỏ qua sai phạm, ưu tuất gia quyến, để đề cao khí tiết.

Tiếp đó là bãi chức mười mấy người nữa, gần như thay máu toàn bộ hộ bộ Nam Kinh.

Thẩm Mặc đứng bang quan chẳng thể không kinh ngạc, với kinh nghiệm của y, sự kiện này xử lý kịp thời, lại không nguy hoại quá lớn, đáng lẽ chỉ xử phạt là cùng, không đến mức đãi ngộ thế này.

Thẩm Mặc nghĩ vỡ đầu cũng không tìm thấy sự kiện tương tự trong trăm năm qua. Kinh ngạc hơn, ba vị thượng thư mất chức đều là thân tín của Từ Giai.

"Xem ra ở Bắc Kinh lại nổ ra một cuộc long tranh hổ đấu rồi, không thể lơi lỏng theo dõi Bắc Kinh, nếu không mọi nỗ lực sẽ thành uổng phí hết." Thẩm Mặc thầm nghĩ.

Vậy kinh sư rốt cuộc xảy ra chuyện gì mà Từ Giai không thể giữ nổi tam đại kim cương của mình.

Nói ra là do ông ta tự vác đá đập chân minh. Đám Mã Khôn, Trương Ngao là thân hữu của Từ Giai, trong giai đoạt đấu tranh quyết liệt với Nghiêm Tung, thấy Triệu Trinh Cát, Cát Thủ Lễ bị cha con họ Nghiêm hãm hại, để bảo vệ nguyên khí triều đình cũng như bảo toàn thực lực, ông ta đưa họ tới Nam Kinh tránh nạn.

Khi Nghiêm đảng bị hạ, Từ Giai muốn điều bọn họ về Bắc Kinh, nhưng chức vị cao đề đã có chủ cả, hơn nữa đều là công thần giúp ông ta lật đổ Nghiêm đảng, không thể vắt chanh bỏ vỏ, nên phải đợi có người chủ động xin từ chức mới được.

Đợi mãi, đợi mãi tới đầu năm nay hộ bộ thượng thư Phương Độn 80 tuổi xin cáo lão hồi hương lần thứ hai mới được phê chuẩn.

Từ Giai thấy có chỗ trống, lập tức thao tác, thuận lợi đưa Mã Không về, tuy nói là điều ngang, nhưng từ Nam Kinh tới Bắc Kinh, rõ ràng là thăng chức rồi.

Nhưng Nam Kinh sinh biến đúng vào lúc quan trọng đó.

~~~~~~~~~~~~~

Mấy năm gần đây thời tiết phương bắc ngày càng bất thường, mùa đông cực lạnh, mùa hè cực nóng, mưa ngày càng ít, mùa xuân vừa quan từ tháng hai tới nay chỉ có đúng một trận mưa, mấy nghìn dặm quanh Bắc Kinh mất trắng, người dân khóc khô nước mắt, quan địa phương cuống lên, ngày dâng ba lần tấu, xin giảm thuế, xin chẩn tai, báo thiên tai, chất đống ở nội các.

Ngoài trường thành hình như cũng bị ảnh hưởng, gia súc chết hàng loạt, bọn chúng cướp bóc càng điên cuồng, cảnh báo từ cửu biên không ngày nào không gửi tới nội các.

Rắc rối từ đông tây nam bắc dồn hết cả vào nội các, chính xác là lên một mình Từ Giai.

Mặc dù mùa xuân từng bổ xung Nghiêm Nột vào nội các hiệp trợ, nhưng ông ta giữ đúng tôn ti, bảo ông ta làm việc nhất định làm cực tốt, nhưng tuyệt đối không chủ động ý kiến.

Trương Cư Chính thì tới các tỉnh chẩn tai rồi, mọi chủ ý đều do Từ Giai quyết, bận tới hoa mắt chóng mặt.

Nghe tin Nam Kinh binh biến, Từ Giai chẳng chú ý nhiều, ông ta tin Thẩm Mặc xử lý tốt, vị môn sinh của ông ta đã trải hết sóng to gió lớn rồi, không thể lật thuyền trong rãnh được.

Quả nhiên tin tức bình loạn nhanh chóng gửi về, Từ Giai ngoài vui mừng còn tính toán xử phạt quan viên tương quan, định hạ lương giáng chức thôi, chẳng có gì... Đương nhiên vẫn phải có vài cái đầu rụng xuống.

Vì thế Từ Giai lật danh sách xem xét, Hoàng Ngạc chủ sự quân khố hộ bộ Nam Kinh, nhân vật nhỏ không có quan hệ thành vật hi sinh.

Từ Giai không lệnh thẩm tra, chỉ cần người này có chút dấu vết tham ô, là lấy tội danh tham ô quân lương khiến binh sĩ nổi loạn, giết để vỗ về lòng quân.

Cân nhắc nhiều lần, Từ Giai thấy cách xử phạt của mình sẽ được đại đa số quan lớn chấp nhận, vì thế lệnh chiếu đó mà làm.

Tuy hơi độc đoán, nhưng gần hai năm qua hoàng thượng mang bệnh, chán chính vụ, quốc gia đại sự giao cả cho Từ Giai, để ông ta thoải mái làm.

Từ Giai hoàn toàn không ngờ có người dám chất vấn quyết định của ông ta, nhưng tục ngữ nói đúng, lúc đắc ý cũng là lúc chôn xuống mầm họa. Có người ngứa mắt với hành vi bài trừ kẻ khác phái, bồi dưỡng thân tín của ông ta, tất nhiên trong đó có Cao Củng.

Có điều quyền thế của Từ Giai quá lớn, Cao Củng không dám đơn độc đối đầu, nhưng khi có một người phục chức về triều, ông ta tìm được đồng minh.

Người này tên Quách Phác, người An Dương Hà Nam, lại bộ thượng thư trước năm Gia Tĩnh thứ 40, vài tháng trước khi Thẩm Mặc về kinh, cha ông ta mất, phải về chịu tang, năm ngay mới quay lại.

Đúng lúc Nghiêm Nột nhập các, Cao Củng chuyển làm lễ bộ thượng thư, có ghế trống cho ông ta, ông ta liền quay lại lễ bộ thượng thư.

Kỳ thực đây cũng là do Từ Giai an bài, thấy Cao Cùng làm thiên quan uy hiếp quá lớn, nên cho ông ta an nhàn một chút.

Từ Giai giỏi mưu mô, gần như chưa từng phạm sai lầm, tưởng mình giúp Quách Phác sẽ được người ta cảm tạ ơn đức. Nhưng lần này ông ta sai rồi, thứ nhất Quách Phác là đồng hương kiêm hảo hữu của Cao Củng, thứ hai làm bạn được với Cao Cùng nhất định cùng cái tính thối kia, cùng không ưa gì Từ Giai.

Quách Phác mấy chục năm làm quan thanh liêm, thanh danh cao, được hoàng đế tin tưởng, năm xưa chẳng nể mặt cha con Nghiêm Tung mà chúng không làm gì được. Thấy trong triều thay đổi thủ phụ mà vẫn cứ độc đoán như cũ, trong lòng tức giận.

Chả hiểu có phải người Hà Nam nóng tính hay không, ông ta và Cao Củng tính khí giống nhau, thường cùng uống rượu chửi rả Từ Giai...

Ít nhất ở giai đoạn này, hai người họ phản cảm với Từ Giai là do sợ lại giống thời cha con Nghiêm Tung chuyên quyền, không phải do thù oán cá nhân.

Kết quả xử lý binh biến lần này vừa có, Cao Củng và Quach Phác nổi giận, Từ Giai thiên vị thân tín tới mức không còn coi ai ra gì nữa.

Chấn Vũ Doanh do Trương Ngao chiêu mộ, Trương Ngao huấn luyện mà chỉ bị phạt một năm bổng lộc, hạ hạ cấp. Mã Khôn lại như không có chuyện gì tiếp tục tới Bắc Kinh nhậm chức.

Pháp luật triều đình ở đâu?

Quách Phác vỗ bàn:

- Phải trị lão ta, nếu không lại có một Nghiêm Tung nữa.

Cao Củng hơi do dự:

- Từ Giai gian ngoan xảo quyệt, chỉ e hai ta không phải đối thủ.

- Sợ cái b... Hai ta liên hợp dâng tấu, lão ta không đề phòng, chẳng nhẽ hạ được.

Cao Củng suy nghĩ một lúc rồi gật đầu:

- Ta có một sát chiêu, huynh tham khảo xem...

Thế là hai người thì thầm thảo luận.

~~~~~~~~~~~~

Thời đại đó, hoàng đế là thiên tử, cho nên thời tiết biến hóa được coi là điềm báo của trời cao.

Dù có là một vị hoàng đế vô thiên vô địa, vô luân vô lý như Chính Đức còn chẳng dám coi nhẹ thứ này, càng chẳng nói đồng chí Gia Tĩnh cuồng nhiệt với tông giáo.

Sau liên tục 81 ngày không mưa, Gia Tĩnh đế truyền chỉ, triệu nội các đại học sĩ, chư vị thương thư vào cung Thánh Thọ hỏi chuyện. Nghe hoàng đế nói ra lo lắng, Từ Giai an ủi:

- Thánh thượng minh xét, trời hạn không mưa đều là an bài của trời cao, chỉ cần hoàng thượng nhân từ, bách quan cần mẫn yêu dân, trời cao có đức hiếu sinh sẽ không dồn người dân vào chốn nước lửa.

Rồi nói ra kế hoạch chẩn tai, làm Gia Tĩnh đế rất hài lòng, ít ra bách tính không loạn được.

Nhưng muốn giải ý trời cần có nhân sĩ chuyên nghiệp, vì thế Gia Tĩnh đế nhìn Khâm thiên giám Kim Cung:

- Khanh thử nói xem.

Kim Cung quỳ dưới đất, đầu ngẩng cao, giọng trầm vang:

- Khởi tấu hoàng thượng, hạn hán là cảnh báo của trời, không thể chỉ dựa vào chẩn tai mà tránh được.

Gia Tĩnh đế tức thì khẩn trương:

- Trời cao có cảnh báo gì?

-o0o-


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Nạp Lịch Thạch