- Đại nhân vì bị phong hàn ẩm độc nhập thể, lại không trị liệu kịp thời, làm phong tà chạy khắp các khớp, kinh mạch không thông, khí huyết ngưng trệ, từ đó thành bệnh. Nhưng dù sao đại nhân tuổi trẻ, bệnh trạng không hiện ra, năm ngoài tới vùng núi Cống Nam, lại nhiễm thêm phong hàn, khiến bệnh phát tác.
- Loại bệnh này có nặng không?
Vương Triện lại hỏi:
- Bệnh này bộc phát ban đêm, khớp xương như bị hổ gặm, lại nặng nhất vào tảng sáng, cho nên có tên Bạch Hổ.
Kim thái y nhìn Thẩm Mặc nói:
- Xem triệu chứng cả đại nhân, bệnh đã cực kỳ nghiêm trọng, cần chữa trị ngay.. Nếu không...
Ông ta ngừng lại, nhưng Vương Triện đã hiểu, lo lắng nói:
- Bộ đường là cột trụ của Đại Minh ta, chỉ cần chữa được bệnh dù có là gan rồng tim phượng cũng cứ nói ra.
Hắn quan tâm rất chân thật, nếu Thẩm Mặc nhìn nhầm thì chỉ có thể nói, kẻ này tâm kế quá sâu.
-Bạch Hổ bệnh còn gọi là Lịch Tiết, người mắc bệnh này nhiều lắm, không có tiên dược nào trị hết, chỉ còn cách trong uống ngoài xoa, thêm vào châm cứu thông mạch. Những cách này hẳn đại phu trước đều đã làm rồi, nhưng bệnh tới mức như đại nhân không thể trừ tận gốc.
Kim thái y cân nhắc rồi nói:
- Hạ quan có phương thuốc hẳn có thể giảm bớt đau đớn cho đại nhân.
Nghe ông ta nói, Thẩm Mặc mặt tái đi:
- Chẳng lẽ ta phải chịu thống khổ này cả đời sao?
- Đúng thế.
Vương Triện cũng hỏi:
- Không có cách nào sao?
- Cách thì có.
Kim Thái Y ngập ngừng:
- Nhưng y sinh không làm được.
Vương Triện lấy làm lạ:
- Y sinh không làm được, thì hi vọng vào ai?
- Bệnh này do phong hàn ẩm thấp gây ra, chỉ cần tới phương bắc khô ráo, bình thường ra vào dùng kiệu, không bị phong hàn, không đau nữa. Có điều đại nhân làm quan không được tự do, cho nên y sinh mới hết cách.
Thẩm Mặc hỏi:
- Vậy có vào Xuyên được không?
- Nơi đó tuy ít gió, nhưng ẩm thấp mưa nhiều, lại mây mù quanh năm, đại nhân nói thử xem.
Kim thái y hơi giận:
- Thứ cho hạ quan vô lễ, sức khỏe của đại nhân không có tư cách suy nghĩ viển vông nữa rồi, dựa theo cách hạ quan nói, còn tiếp tục sinh hoạt được, làm quan được. Nếu không trong vòng 10 năm nữa thôi, không thể tự lo liệu cho bản thân.
Vương Triện không nghi vấn gì nữa, trở về viết bảo cáo gửi gấp tới Bắc Kinh, mười ngày sau có câu trả lời, cho phép Thẩm Mặc an bài thỏa đáng xong, về kinh nghỉ ngơi.
Một chi tiết nhỏ không ai chú ý, Kim thái y là đệ tử của Thôi Duyên...
Phải thừa nhận, qua mười năm khổ tâm tích lũy, Thẩm Mặc đã dệt lên một tấm lưới lớn vượt ngoài sức tưởng tượng của tất cả. Thứ y lộ ra bên ngoài là một góc của tảng băng chìm, sức mạnh thực sự của y, luôn bị vẻ ngoài vô hại của nó mê hoặc.
Chẳng lẽ mỗi lần y vượt qua gian hiểm đều dựa vào vận may?
Đương nhiên là không. Như lần ứng phó với khâm sai này, Thẩm Mặc có được toàn bộ tư liệu của Vương Triện và Kim thái y, phân tích kỹ càng, tìm ra mối liên hệ với Thôi Duyên.
Hỏi Thôi Duyên được biết, tổ trạch của hắn bị Nhữ Dương Vương Chu Mục Cận chiếm mất, luôn kiện cáo muốn lấy vệ, dù Nhữ Dương Vương chẳng là cái gì, nhưng một quan thái y nho nhỏ chẳng làm gì nổi.
Thôi Duyên viết thư cho Kim Học Cầu, bảo hắn chuyện tổ trạch Thẩm kinh lược sẽ xử lý giúp, tiền đề là giúp Thẩm Mặc về Bắc Kinh thì lời nói mới có tác dụng.
Kim Học Cầu hiểu ý vâng theo, huống chi có quan hệ sư đồ ở đó, liền phối hợp với Thẩm Mặc lừa Vương Triện.
Kim Học Cầu y thuật rất tốt, bắt mạch xong biết Thẩm Mặc giả bệnh ngay, nếu không mua chuộc được hắn trước khẳng định là không qua được ải này.
Nhìn bề ngoài Thẩm Mặc chẳng làm gì tốn công, kỳ thực chuyện y bỏ công ra người ngoài nhìn không thấy mà thôi.
Thời hạn đã định, Thẩm Mặc không vội nữa, y cảm nhận được lần này rời Giang Nam, e khó quay về nữa, phải tranh thủ thời gian, hoàn thành bố trí.
Đầu tiên là quan trường, nhiều năm qua đồng niên và học sinh của y đã trải khắp đông nam, nhưng đa phần chức quan thấp, đồng niên chỉ mới lên tới đồng tri, hoặc làm chức vụ ở tỉnh, rất ít người đảm nhận chức trọng yếu như tri phủ.
Nhưng chính vì thế Thẩm Mặc không cần phải làm gì oanh động, ung dung làm người của mình chiếm nửa giang sơn đông nam.
Tuy y không có quyền bổ nhiệm quan viên trên lục phẩm, nhưng có quyền điều phối tuyệt đối ở đông nam.
Chỉ cần giao nhiệm vụ có cơ hội thăng tiến cho người mình, là có thể thuận lợi thăng chức. Hơn nữa lại bộ thượng thư là bè đảng thân thiết với Cao Củng, hai người đang đoàn kết mọi lực lượng chống Từ Giai, đương nhiên không bỏ cơ hội lấy lòng Thẩm Mặc.
Quách Phác không quen Thẩm Mặc, nhưng Cao Củng biết y lợi hại, cho rằng chỉ cần đổi vài quan chức được y không giúp bên nào đã là lợi rồi.
Cho nên an bài của Thẩm Mặc đều được thỏa mãn, nhưng y không tham lam, không chọn chức trọng yếu, nên không hề lộ ra chút nào.
Thẩm Mặc chưa bị mê muội, y biết đề bạt quá nhanh đốt cháy giai đoạn là không có ích lợi gì. Cho nên tuần tự từng bước, đừng thấy y chỉ rút gọn thời gian thăng tiến cho họ có vài ba năm, nhưng tương lai ưu thế không gì sánh bằng.
Tiếp đó là bố cục công thương nghiệp, phải nói rõ là đỉnh cao công thương nghiệp Trung Quốc là thời Tống, quan doanh làm chủ, tư doanh là bổ sung mà thôi. Nhưng tới thời Minh, công nghiệp quan doanh cơ bản không thể bì với tư doanh.
Thẩm Mặc đã thống kê, năm Gia Tĩnh thứ 43, trong 3000 lò gốm ở trấn Cảnh Đức, lò quan chỉ có hơn 100 cái, chất lượng càng thua xa lò dân.
Thậm chí ngay cả nghành khai khoáng các triều đại luôn khống chế nghiêm ngặt cũng biến hóa nghiên trời lệch đất.
Trừ vàng bạc ra thì các loại mỏ quặng khác đã mở cửa cho dân gian. Mỏ quan tới nay chỉ còn mấy tỉnh thiểu số Vân Nam còn kiên trì kinh doanh, nhưng chẳng có tiền đồ gì.
Nhược lại nghề sắt dân doanh phát triển bừng bừng, dần thành trung tâm chế luyện dân gian, xưởng luyện sắt chuyên nghiệp không ngừng mở rộng.
Ngay cả cấm chỉ dân gian khai thác kim ngân cũng trở thành giấy lộn, vì khu mỏ thường ở đâu trong núi, muốn cầm gần như không thể. Chuyện trộm khoáng xảy ra khắp các tỉnh, có mỏ ngang nhiên thành lập lực lượng vũ trang đối kháng với quan phủ, ví dụ như ở Cù Châu chỉ là điển hình, chứ không hề hiếm.
Cuối cùng mấy năm qua, nghành muối ăn vốn được coi là nguồn tài chính quan trọng cũng dần mất đi tác dụng.
Vì là đối thượng trưng thu thuế của triều đình, muối quan giá quá cao, lượng tiêu thụ ngày một hẹp lại, đương nhiên thuế thu cũng ngày càng ít. Nhu cầu toàn quốc ước chừng 1tỷ 800 triệu cân, nhưng muối quan cố định lượng tiêu thụ ở mức 500 triệu cân, nên thị trường muối ăn bị muối tư độc chiếm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thuế muối.
Triều đình luôn nỗ lực tăng cường lượng tiêu thụ, nhưng muối chẳng ăn được thay cơm, mà thị trường có hạn, giá muối tư rẻ chất lượng tốt ăn đứt muối quan, nên nỗi lực của triều đình đều kết thúc thất bại.
Thay đổi kể trên chẳng liên quan gì tới Thẩm Mặc, cố muốn nói là có, nhiều lắm cũng chỉ thúc đẩy nó phát triển mà thôi. Có thể nói cuối triều Gia Tĩnh, kinh tế quan doanh nguồn chi tiêu của hoàng thất và triều đình đã bên bờ sụp đổ, bị dân doanh chiếm thị phần tuyệt đối.
Đáng buồn là nên kinh tế phát triển này không mang lại mấy thu nhập tài chính, vì thương thuế cực thấp, mà trốn thuế tới mức ngang nhiên trắng trợn.
Hoàng đế và thủ phụ các triều đều muốn thay đổi tình hình này, nhưng những người đại biểu cho các tập đoàn loại ích kia đã trải khắp toàn triều.
Mỗi lần muốn tăng thuế là tiếng phản đối "tranh lợi với dân", "thừa cơ bóc lột" vang lên khắp triều đình, người đề xuất bị chửi mắng coi như tai họa, thậm chí bị phỉ nhổ đánh đập... Khiến cho chẳng ai dám giúp hoàng đế làm việc này.
Kết quả xảy ra hiện tượng quái đản, công thương nghiệp càng hưng thịnh, quốc gia càng nghèo khó.