"Ồ" Dụ vương tuy không vui, nhưng đã đồng ý rồi không thể sửa được nữa, may mà chuyện này còn chưa hết, liền lấy tinh thần nói:
- Vậy thụy hiệu là gì?
Sau đời Hán, đế vương đều có miếu hiệu và thụy hiệu, thụy hiệu là đánh giá cả đời hoàng đế, không ít vị bị cho ác thụy. Sau triều Đường, ác thụy tuyệt tích, không phải vì tố chất hoàng đế đề cao, mà là đánh giá ngày càng thiếu khách quan.
Nhưng Dụ vương không muốn thế, hắn chậm rãi nói:
- Phụ hoàng không thích phù phiếm hư mỹ, có câu gì nhỉ " đẹp thì nói là đẹp không cần cái đẹp giả dối, sai nói là sai không thế bảo không sai". Vì thế là thần tử chúng ta phải có thái độ đó.
Các đại thần giật mình, sao lúc này lại đem văn chương của Hải Thụy ra? Tiên đế tro cốt chưa lạnh, là nhi thần lại nói lời này, không thể không khiến người ta suy nghĩ lung tung.
Dương Bác không vui nói:
- Vương gia nói đúng, nhưng tiên đế nhân ai sáng suốt, không cần phải hư mỹ. Lão thần cho rằng, tiên đế ứng với thụy "văn".
Đối với hoàng đế mà nói mỹ thụy cao nhất là "văn, võ", có thể thấy con mắt Gia Tĩnh vẫn rất chuẩn xác, quả nhiên Dương Bác bảo vệ thanh danh ông ta sau khi chết.
- Không ổn, thụy của thành tổ gia là "văn" rồi, xưa nay tiên đế luôn lấy thành tổ làm gương, chắc chắn không muốn xếp ngang.
Cao Củng phản đối.
- Vậy lấy thụy "cảnh".
Quách Phác đề xuất.
- Không ổn, Đại tông hoàng đế thụy cảnh.
Lý Xuân Phương lắc đầu:
- Sao xếp tiên đế ngang với ông ta được.
- Chẳng có gì không ổn, cô thấy "cảnh" rất tốt.
Dụ vương đột nhiên lên tiếng.
Mọi người đưa mặt nhìn nhau, vận mệnh Chu Kỳ Ngọc bi thảm nhường nào? Thụy hiệu của ông ta không thể dùng được.
*
Đại tông Cảnh hoàng đế bị phế truất làm vương..
- Hay là thụy bình.
Quách Phác đoán ý Dụ vương tựa hồ không muốn cấp mỹ thụy cho tiên đế, liền nói:
- Tiên đế bình loạn bốn phương, trị an xã tắc, có thể lấy là bình.
- Thế tông Bình hoàng đế.
Dụ vương thấy không tệ, nhưng vẫn nói:
- Nhưng không có cái nào tốt hay sao? Tôn hiền quý nghĩa là cung, ái dân là cung... Cô vương thấy cái này rất thỏa đáng.
Mọi người hiểu ý hắn rồi, Dụ vương cố ý nói thiếu một đoạn "biết sai mà sửa là cung", hiển nhiên hi vọng trong thụy hiệu nêu bật sai sót của Gia Tĩnh, nhưng nào có nhi tử lấy thụy "cung" cho phụ thân?
Dương Bác lập tức phản đối, nói làm thế người thiên hạ sẽ cười chúng ta.
Dụ vương biết kỳ thực Dương Bác muốn nói người thiên hạ sẽ cười kẻ làm con là hắn, có chút bực tức:
- Vậy các ngươi quyết đi.
Tuy nói thế nhưng khi các đại thần muốn lấy mỹ thụy cho Gia Tĩnh, hắn đều bới móc ra khiếm khuyết, nói không ổn.
Mâu thuẫn ở chỗ đại thân cho rằng nên cấp mỹ thụy, Dụ vương lại không muốn, kể quả nghĩ luận mãi không ra kết quả.
Từ Giai cuối cùng nói:
- Lấy thụy túc đi.
Mọi người nghĩ "cương đức khắc là túc, kiên trì quyết đoán là túc", miễn cưỡng chấp nhận được. Dụ vương thấy Gia Tĩnh với mình rất cương (cứng rắn), rất khắc (nghiêm khắc), chữ túc này coi như thỏa đáng.
Vì thế mọi người không dị nghị nữa, do Dụ vương nhỏ máu lên chu sa, cầm bút viết thụy thiệu của Gia Tĩnh đế:" Thế tông khâm thiên lý đạo anh nghị thần thánh tuyên văn nghiễm vũ hồng nhân đại hiếu Túc hoàng đế"
Gọi tắt là "Thế tông Túc hoàng đế".
~~~~~~
Xong xuôi Từ Giai lấy trong ống tay áo ra một cái hộp nhỏ, dùng hai tay đưa cho Dụ vương:
- Di chiếu tiên đế, vương gia xem xong ngày mai tuyên đọc là được.
Dụ vương nhận lấy hộp mở ra xem, lúc này Dưỡng Tâm điện im phăng phắc, các đại thần nín thở nhìn Dụ vương mặt biến đổi vô chừng, đợi công khai di chiếu.
Dương Dụ vương xem xong bỏ vào hộp cất trong ống tay áo, nói gọn:
- Cô biết rồi.
Mọi người chẳng hiểu ra sao, Cao Củng lòng không vui, muốn hỏi cho rõ, nhưng Từ Giai cướp lời:
- Còn một canh giờ nữa là phải đọc di chiếu, hay vương gia ra sau nghỉ ngơi chốc lát, ngày mai còn rất nhiều nghi thức đợi người đó.
Dụ vương vốn chẳng khỏe, cố gượng từ sáng đến giờ nghe được câu này của Từ Giai như được đại xá:
- Cũng được.
Liền đứng dậy nói:
- Còn chuyện nữa, niên hiệu của cô nên tùy ý một chút, cô nghĩ xong rồi, lấy là Long Khánh đi.
Nói xong chẳng đợi mọi người đáp bỏ đi ngay, Cao Củng đành nuốt lời vào bụng.
Đợi hắn đi rồi, mọi người chĩa múi giáo vào Từ Giai, di chiếu không phải là chuyện nhỏ, vì sao nội các không biết trước.
Từ Giai lãnh đạm đáp:
- Chuyện liên quan cơ mật không cần để cả thiên hạ biết chứ.
- Chuyện liên quan tới danh dự hoàng đế, ông tuy là thủ phụ nhưng cũng không được tự tiện độc đoán.
Cao Củng nổi giận:
- Ông có lòng bất thần.
Từ Giai 67 tuổi cũng học được cách cãi nhau, cười lạnh:
- Chiếu thư được tiên đế ngự lãm, nếu có lòng đó sớm bị tiên đế chém rồi.
Từ Giai làm thế là chết hết đường đối chứng, Cao Củng phất tay bỏ đi nói:
- Xem ông phỉ báng tiên đế thế nào.
Quách Phác cũng nổi giận đi theo, còn lại Dương Bác vờ ngủ và Lý Xuân Phương cười khổ:
- Thủ phụ, bọn họ cũng một lòng vì nước, ngài đừng giận.
Từ Giai cười:
- Ta chẳng chấp với họ.
Rồi nhắm mắt dưỡng thần.
Vì sao di chiếu lại khiến bọn họ căng thẳng như thế? Theo thông lệ trước khi giá băng, hoàng đế phát di chiếu, một mặt tổng kết kiểm điểm sai lầm cả đời của mình, rồi chỉ phương hướng chấp chính cho tân hoàng, có tác dụng ước thúc cực kỳ trọng đại.
Thực ra đại thần thượng tầng đều biết, tiếng là di chiếu, nhưng do cố mệnh đại thần chấp bút thay hoàng đế, hoàng đế cũng chẳng hỏi tới nội dung.
Hoàng đế các triều sở dĩ chấp nhận hành vi này vì nó phụ hợp với lợi ích căn bản của hoàng triều, đa phần hoàng đế Đai Minh hoang dâm phóng túng, càng thống trị lâu thì ấn tượng trong lòng người dân càng tệ. Cho nên thông qua một di chiếu thành khẩn kiểm điểm, đồng thời sửa chữa sai lầm tác dụng vãn hồi ấn tượng, thu phục lòng người tốt hơn muôn lời khen ngợi.
Còn cố mệnh đại thần có thể giơ cao di chiếu, lấy lệnh tiên đế lập tức thi hành một loạt hành động dứt khoát mạnh mẽ lập lại trật tự, danh nghĩa là quét sạch xú uế của thời tiên đế.
Kỳ thực đó là lần lừa đời trộm danh cuối cùng của hoàng đế, tựa hồ trước khi chết ông ta hối cải, lấy dũng khí tự trách mình, đổi lấy hòa hoãn phẫn nộ đã lâu trong lòng thần dân, khiến họ khôi phục lòng tin vào sự thống trị hoàng gia.
Cho nên hoàng đế ngầm chấp nhận cố mệnh đại thần soạn di chiếu, chẳng qua là cần có người chùi đít cho mình mà thôi.
Hơn nữa lão tử chết rồi nhưng còn có nhi tử, đại thần không sợ chết cứ chửi lão tử cho sướng miệng đi, xem nhi tử của ta làm gì ngươi.
Hiện giờ tới lượt Gia Tĩnh đế được đánh giá.
Mặt trời ngày mới đã lên, thiên đạo chẳng vì đế vương băng hà mà ảm đạm, ngược lại hôm đó trời trong xanh, nắng chan hòa, đúng là một ngày đẹp trời hiếm có.
Nhưng trong thành Bắc Kinh nhà nhà treo cờ tang, người dân bất kể vị hoàng đế này không xứng chức ra sao, chung quy vẫn là quân phụ của họ, chết rồi vẫn phải tiễn đưa ông ta.
Tấm biển trên ngọ mông cũng phủ vải trắng, phía trước quỳ vô vàn quan viên thất phẩm cùng công huân trong kinh, thân mang đồ tang, khóc lóc thảm thiết.
Giờ Thìn, hai bên cửa cung mở ra, nội các đại học sĩ, lục bộ cửu khanh xuất hiện.
Tiếp theo đó hai tên thái giám cầm hai cái roi dài hơn trượng trải trên mặt đất trước ngọ môn.
Mọi người biết sắp không cần phải khóc nữa, liền điều chỉnh âm thanh tới mức cao nhất.
Hai tên thái giám vung roi thành vòng tròn, phát ra tiếng kêu đanh gọn trên không, tiếng khóc ngừng lại. Ngọ môn nặng nề kêu ken két mờ ra.
Lúc này tiếng chuông Cổ Lâu vang vọng khắp kinh thành, tuyên bố thời điểm chuyển giao của Đại Minh đã tới, vô số người nghển cổ nhìn vào cổng sâu hun hút, nhưng không nhìn thấy gì cả.
Đằng xa bốn đội Đại hán tướng quân cưỡi ngựa trắng cờ quạt chỉnh tề đi ra, tiếp theo là cung nhân mang lộng quạt, tất cả đều phủ màu trắng.
Đợi đội nghi trước đi tới trước mắt, Từ Giai quỳ xuống hô vang: