Có điều Thẩm Mặc vẫn tỏ ra ngạc nhiên đúng mực, thi lễ:
- Quách các lão cũng ở đây ạ?
Quách Phác khách khí đáp lễ:
- Giang Nam hiền đệ, chúng ta không gặp nhau nhiều, nhưng trong lòng lão phu đã tri âm hiền đệ lâu rồi.
Tức là muốn tương giao cùng bối phận với y.
Nhưng "lễ hiền đãi sĩ, ắt có mưu cầu", lão Quách đa lễ ý ở Từ công mà thôi.
Ba người ngồi xuống, Cao Củng lên tiếng:
- Giang Nam có ý kiến gì với di chiếu?
- Hôm đó hạ quan bồi tiếp tân đế, còn chưa nghe rõ.
Muốn tiến thoái tự nhiên, phải giả hồ đồ.
- Kiếm một bản cho Giang Nam xem.
Cao Củng bảo Quách Phác.
Quách Phác lấy một bản đưa cho Thẩm Mặc, y nhận lấy xem rất chăm chú, kỳ thực di chiếu có hơn bốn trăm chữ, y có thể đọc thuộc lòng.
Mà đâu chỉ y, di chiếu ban hành thiên hạ, e người thiên hạ phải có nhận thức mới về vị Cam Thảo quốc lão.
Người cho rằng Từ Giai chỉ biết a dua nịnh bợ, giờ cho rằng ông ta nhẫn nhịn gánh trọng trách.
Người cho rằng ông ta không dám khuyên gián hoàng đế, giờ cho rằng Từ các lão không làm vì thời cơ chưa tới.
Người cho rằng ông ta không bản linh, không cách nào cứu vớt Đại Minh, hiện giờ hi vọng vào ông ta. Nhất là những quan viên lớn nhỏ được phục chức, khẳng định sẽ ủng hộ ông ta vô điều kiện.
Không nghĩ cũng biết, cùng với việc từng bước quán triệt di chiếu, thế lực và và sức ảnh hưởng của Từ Giai sẽ từng bước tăng lên, không chỉ đại thần không ai kiềm chế nổi ông ta, chỉ e hoàng đế cũng phải nghe lời.
Điều này khẳng định làm Cao Củng bất an, mục đích tìm Thẩm Mặc tới đã rõ.
Thấy Thẩm Mặc ngẩng đầu lên, Cao Củng hỏi tới ngay:
- Có cảm giác gì?
Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, đương nhiên Thẩm Mặc chẳng nói tốt về Từ Giai trước mặt ông ta:
- Ngữ khí hơi quá... Mất đi công chính bình hòa.
Cao Củng cười vui mừng, nói với Quách Phác:
- Thế nào, ta đã bảo Giang Nam là người ngay thẳng, không nói lời trái lương tâm.
Quách Phác gật gù:
- Giang Nam và Từ Hoa Đình có tình sư đồ, nên không tiện nói, nếu là ta, kẻ soạn bản tấu này ĐÁNG CHÉM!
Sao mời bắt đầu đã muốn chém giết rồi, Thẩm Mặc đau đầu:
- Đã ban ra rồi, lại không thể thu hồi, nếu truy cứu trách nhiệm, làm người thiên hạ chê cười tiên đế.
- Đúng thế.
Cao Củng biết thế nhưng vẫn không kìm được oán trách:
- Nói ra lão đệ không tin chứ, Từ Hoa Đình soạn di chiếu, ba người nội các bọn ta chẳng biết chút nào. Lão đệ nói xem, Từ Giai coi nội các thành cái gì rồi?
- Hả?
Thẩm Mặc giật mình:
- Di chiếu không thể do một người soạn, đây là thiết luật.
- Ông ta không soạn một mình, cùng ai thì lão đệ đoán không ra đâu.
Quách Phác tiếp lời.
- Ai thế?
Thẩm Mặc hỏi.
- Hộ bộ thị lang Trương Cư Chính.
Cao Củng phẫn nộ nói:
- Từ Giai bảo hắn chấp bút, lão đệ nói xem, chẳng lẽ Trương Cư Chính dám viết trái sư phụ hắn một chữ nào sao?
- Trương Cư Chính có tài đức dì chứ, chỉ là một thị lang tư lịch thấp nhất mà thôi, Từ Giai vượt qua nội các, vượt qua cửu khanh, chỉ tìm một mình hắn. Hừ chuyên quyền độc đoán.
Quách Phác cũng tức giận.
- Nếu di chiếu này hợp tình hợp lý bọn ta cũng không nói gì, nhưng lão đệ xem, ông ta chửi tiên đế thành ra dạng gì? Chẳng lẽ 45 chấp chính tiên đế toàn làm chuyện xấu. Đương kim hoàng đế 30 tuổi đăng cơ, không phải là trẻ nhỏ nữa, dù tội có là thật, Từ Hoa Đình mang hết ra công cáo với thiên hạ, thiên hạ sẽ nhìn nhận hai vị hoàng đế thế nào?
Cao Củng càng nói càng kích động:
- Hơn nữa chuyện trai tiếu, họ Từ tham dự còn ít sao? Xây dựng bừa bãi, chẳng phải cha con ông ta làm? Thấy không đúng sao không phản đối khi tiên đế còn sống, lại phụ họa. Giờ người chết rồi bắt đầu chửi, chẳng phải hi sinh tiên đế để toại nguyện bản thân sao? Đó là hành vi của thần tử à?
Quách Phác đấm ngực rơi lệ nói:
- Ta không nhịn nổi.
Thẩm Mặc ngồi than thở cùng bọn họ.
Lời Cao Củng hơi bất công, Gia Tĩnh độc đoán, Từ Giai chẳng thể làm gì, nếu Từ Giai nói thẳng, chỉ e chẳng có di chiếu này ra đời. Nếu không có di chiếu này, muốn sửa chưa sai lầm của Gia Tĩnh sẽ khó hơn nhiều.
Điều này sao Cao Củng chẳng rõ? Ông ta nói thế chẳng qua là giận Từ Giai nên làm lớn chuyện lên thôi.
Thẩm Mặc thầm lắc đầu, lời này mà truyền ra ngoài người ta bàn tán về Cao Củng thế nào? Nói xuông thì dễ, chỗ khó của Từ Giai đâu phải ông không biết, lại nói thật tráng liệt.
Nếu cho ông soạn di chiếu, tám phần còn chửi dữ hơn cả Từ Giai.
Cho dù y bất chấp danh phận sư đồ đứng bên phía Cao Củng cũng chẳng đánh bại nổi Từ Giai. Nhân tâm định thành bại, giờ Từ Giai được vạn dân yêu quý, quyền thế vượt Nghiêm Tung năm xưa, đối đầu với ông ta vào lúc này sẽ chết rất khó coi.
Cao Củng thông minh như thế sao không nhìn ra? Chẳng lẽ nhập các rồi làm cái tôi của ông ta bành trướng, không nhận ra được thực lực hai bênh chênh lệch?
Thẩm Mặc đã đoán đúng, Cao Củng thiếu độ lượng cho nên mới nhiều lần khiêu chiến Từ Giai.
Giờ cho rằng mình là sư phụ hoàng đế, vậy mà di chiếu đưa ra lại chẳng biết tí gì, nên bị tổn thương lớn.
Thêm vào việc ông ta đã biết chuyện Hồ Ứng Gia đàn hặc mình, tin chắc Từ Giai sai phái đằng sau, muốn dồn mình vào chỗ chết. Cho nên ông ta nghĩ mình đã bị dồn tới mép vực, nếu không muốn tan xương nát thịt thì chỉ có ra sức phản kích.
Cao Củng đem hi vọng phản kích gửi gắm vào chiếu đăng cơ của tân đế.
Hai thứ chiếu này này có chung một đặc điểm do đại thần phụ chính soạn, di chiếu khỏi cần nói nữa. Chiếu đăng cơ là vì tân đế mới lên ngôi, chưa hiểu quốc chính, uy tín chưa được gây dựng lên, nên phải dựa vào ý tứ của đại thần.
Cho nên Cao Củng hi vọng mình chủ đạo chiếu đăng cơ, để triệt tiêu ảnh hưởng di chiếu của Từ Giai. Như thế không thể thiếu sự đồng ý của tân đế.
Cao Củng cho rằng với quan hệ thân mật của mình và tân đế, muốn tranh thì Từ Giai có cưỡi ngựa cũng chẳng đuổi kịp, nhưng nếu Thẩm Mặc ủng hộ Từ Giai thì ông ta không dám chắc, cho nên cần phải làm công tác với Thẩm Mặc trước, không cần y giúp mình, cần y giữ trung lập là tốt rồi.
Thẩm Mặc hiểu, nhưng y không thể đứng bên Cao Củng, vì y không tin vào tác dụng vào chiếu đăng cơ. Nếu đi ngược với di chiếu, tân đế sẽ mang ác danh bất hiếu, đại thần khởi thảo mang danh bất trung. Nếu như tán đồng di chiếu, người ta chỉ cho rằng là công của Từ Giai, chẳng nhận ân tình Cao Củng.
Có một cách là dựa trên tư tưởng của di chiếu, cải biến phương thức thực thi cụ thể. Song vấn đề là di chiếu do Từ Giai và Trương Cư Chính soạn ra đã đơn giản tới cực điểm ròi, nhất là các phương án thực thi cụ thể càng ngắn gọn như bãi trai tiếu, ngừng xây dựng, bỏ mua sắm v...v..
Nên bất kể viết chiếu đăng cơ ra sao, cũng vô ích, trừ khi dám đi ngược lại dòng chảy lớn, khi đó không còn là vấn đề bất trung bất hiếu nữa, mà thành họa quốc hại dân rồi.
Đạo lý đã thông, tựa hồ đáp án cũng có: Tránh xa Cao Củng, đừng chết chùm với ông ta.
Nhưng Thẩm Mặc không định làm thế, y có mưu tính của mình. Từ Giai tìm riêng mỗi Trương Cư Chính thảo di chiếu, hoàn toàn xác định vị trí truyền nhân của hắn.
Y vốn còn chút ảo tưởng dựa vào công cao vất vả những năm qua, dù không thắng được Trương Cư Chính, cũng có thể xếp ngang với hắn.
Đáng tiếc tất cả công sức chỉ uống phí.
Giờ thiên hạ là của Từ Giai, nếu Cao Củng bị đuổi đi, tất nhiên Từ Giai ra sức đưa Trương Cư Chính lên, y sẽ bị đẩy sang bên đường.
Trương Cư Chính năm nay mới 42, nếu bị hắn bỏ lại đằng sau thì cả đời chẳng ngoi lên được, bất kể thế nào Thẩm Mặc cũng không chấp nhận.
Cho nên y không thể từ bỏ, huống chi Cao Củng và Chu Tái Hậu tình như cha con, không dễ bị thất bại.