Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 1217: Gửi Thư (3)

Chương 1217: Gửi Thư (3)




Dịch: lanhdiendiemla.

Cao Củng nghĩ:" Còn vênh à?" Liền nói:

- Tức là học vẫn tiên sinh còn hơn tiến sĩ lưỡng bảng?

- Tiến sĩ thì có học vấn lắm à?

Thẩm Minh Thần hỏi ngược lại.

- Tiến sĩ nào không dùi mài đèn sách mười năm, chẳng lẽ không có học vấn?

Cao Củng hơi giận kẻ nông cuồng này rồi.

- Mười năm đèn sách, chỉ biết bát cổ! Không biết tam thông tứ sử là gì, không biết Hán tổ Đường tông là hoàng đế triều nào? Không biết sắc lệnh triều đình viết ra sao.

Thẩm Minh Thần thở dài:

- Trong triều toàn loại quan đó, chẳng trách không hiểu dân sinh, không biết trị quốc.

- Khẩu khí lớn lắm.

Cao Củng thấy hắn nói trúng tệ nạn đương thời, nên có chút kinh trọng, nhưng vẫn cười lạnh:

- Khoa cử đã dùng cả nghìn năm, chẳng lẽ bằng hữu có cách hay hơn.

- Chẳng qua chỉ là luận bát cổ ai cao ai thấp.

Thẩm Minh Thần tự tin nói:

- Khoa cử Đường Tống có rất nhiều khoa mục, chẳng phải chỉ có khoa tiến sĩ. Tới triều ta chỉ trọng Khổng Mạnh, đám quan viên tuyển chọn ra chỉ thuần một đám mọt sách ngu ngốc.

Thấy hắn càng nói càng kinh người, Lý Đăng Vân ho một tiếng cắt ngang:

- Cú Chương, chúng ta vào việc chính đi.

Cao Củng lại nói:

- Cứ để hắn tiếp tục.

- Hộ bộ phải biết chuyên gia kiểm toán tài chính; công bộ cần người am hiểu thủy lợi, công trình kiến trúc; công bộ cần biết chế tạo... Mỗi nghề đều cần nhiều năm kinh nghiệm, nghiên cứu. Đại Minh ta thiếu nhất là những nhân tài như thế, có cũng chỉ toàn là tiểu lại địa vị cực thấp, còn phải nghe đám trưởng quan ngu dốt không hiểu gì chỉ huy bừa. Dân ngoài nghề chỉ huy dân trong nghề chính là tệ nạn của Đại Minh.

Thẩm Minh Thần quyết định nói hết luôn:

- Cho nên muốn chấn hưng Đại Minh phải cải cách thi cử, phân chia ra binh khoa, công kia, hộ khoa, hình khoa... Trừ tứ thư ngũ kinh phải có kiến thức chuyên môn.

Chăm chú nghe hết lời Thẩm Minh Thần, Cao Củng lộ vẻ tán thưởng, dù lý tưởng hóa kiểu thư sinh, nhưng cũng có phương hướng khả thi. Vì thế thật lòng nói:

- Tiên sinh đại tài, không biết có hứng thủ ở lại trong phủ giúp ta cải cách tệ cũ của triều đình?

- Đa tạ các lão, có điều học sinh đã nhận lời người khác, chúng tôi có chút thân thích, y đãi học sinh tình thâm ý trọng, học sinh không nỡ bỏ đi.

Cao Củng trầm ngâm:

- Ai có phúc như thế?

- Thẩm Giang Nam.

- Cái gì?

Cao Củng tức thì trừng mắt lên:

- Thì ra ngươi là sứ giả của y.

- Không thể nói là sứ giả.

Thẩm Minh Thần cười:

- Luận bối phận học sinh là ca ca của y, không nỡ thấy y suốt ngày buồn bã, nên mạo muội tới nói rõ hiểu lầm, tránh người thân đau buồn, kẻ thù thống khoái.

- Ta và y chẳng có gì để nói.

- Các lão chớ giận.

Lý Đăng Vân khuyên:

- Để lão đệ ấy nói vì sao muốn quản chuyện này đã.

- Nói.

Thể diện thông gia vẫn phải nể, Cao Củng hừ một tiếng.

- Lão đệ của học sinh là con cưng của trời, bình sinh không phục ai, nhưng lại rất kính trọng các lão.

Thẩm Minh Thần tranh thủ cơ hội nịnh bợ:

- Y thường nói, dù chỉ được công sự với ngài ở Quốc tử giám, nhưng học thức, khí độ, chí hướng của ngài đều làm y ngưỡng mộ. Nói ngài có tài phò tá xã tắc, chấn hưng Đại Minh. Còn tự hào nói, được ngài hẹn cùng lập sự nghiệp thiên thu. Dám hỏi các lão có chuyện này không?

Cao Củng cũng nhớ lại những chuyện trước kia cùng Thẩm Mặc, nhớ lại lời thề của hai người, không khỏi buồn bã:

- Nhưng y chỉ biết tránh hại tìm lợi, chọn nịnh bợ sư phụ mình...

Thẩm Minh Thần hiểu ngay, Cao Củng nổi giận kỳ thực vì ông ta thiếu tự tin, vì áp lực lớn của Từ Giai mà mất kiểm soát, vội nói:

- Các lão, ngài trúng gian kế của người ta rồi! Ngài nghĩ xem, đại nhân nhà học sinh nói với Từ Giai có lợi gì? Chắc chắn có kẻ phát hiện ra chuyện này nên vừa tranh công vừa muốn ly gián ngài và đại nhân nhà học sinh.

Cao Củng thần sắc phức tạp nhưng không nói gì.

- Ngài và đại nhân và học sinh là người đương kim thánh thượng tin cậy nhất, nếu tin tưởng lẫn nhau không ai làm gì được. Nếu có khoảng cách, người ta hạ từng người một không khó khăn gì.

Kỳ thực hai ngày qua, Cao Củng cũng hiểu, Thẩm Mặc quyết không làm chuyện hại mình lợi người này, nhưng nếu ông ta dễ dàng thay đổi, chẳng phải thể hiện mình quá ngu xuẩn sao? Nên nói:

- Nếu có kẻ lý gián, vì sao không tự mình nói.

- Đại nhân nhà học sinh sợ tới ngài cũng không gặp, làm kẻ khác chê cười, cho nên viết phong thư nhờ học sinh chuyển giùm, mời các lão xem qua.

Cao Củng nhận lấy bức thư, mở ra xem.

~~~~~~~~~~~~~~~~

Cùng lúc đó trong đại nội.

Nơi làm việc của nội các thực sự không phải Vô Dật điện ở Tây Uyển mà ở Văn Hoa điện.

Trong hoàng cung không có bức tường nào không lọt gió, Từ Giai hay tin Long Khánh đế trong thời gian thủ hiếu đã sủng hạnh cung nữ, hết tang xong càng quá đáng, ban ngày cũng đòi nữ nhân hầu hạ.

Mới lên làm hoàng đế chưa lâu, chưa tới lúc trễ nải vậy mà đã thế, Từ Giai không khỏi mất lòng tin vào tương lai.

- Vi sư muốn đem ân uy trả cho chủ thượng, nhưng chủ thượng không có ý tiếp nhận, làm sao đây, làm sao đây.

Từ Giai thở dài:

- Thái Nhạc, cứ tiếp tục thế này thì phải làm sao?

Trương Cư Chính không bi quan như sư phụ, ngược lại có chút phấn khích:

- Đó gọi là vua nhàn thần mệt, sư phụ thân là thừa tướng, tất nhiên phải suất lĩnh quần thần, gánh trọng trách lớn hơn.

Từ Giai hừ một tiếng, không quay lưng lại:

- Cách nói của ngươi khá giống Cao Túc Khanh đấy.

Trong cuộc họp nội các, ông ta kiến nghị dâng thư khuyên gián hoàng đế, Cao Củng cũng nói như vậy. Nhưngkhông nghĩ thế, ông ta cho rằng hoàng đế là chúa tể thiên hạ mà chẳng làm gì, thực khiến người ta thất vọng.

Nghe ra sư phụ bất mãn, Trương Cư Chính vội giải thích:

- Nói giống nhau, nhưng suy nghĩ khác nhau. Học sinh cho rằng hiện giờ hoàng thượng tín nhiều triều đình, là thời cơ cho sư phụ thực hiện hoài báo, học sinh nguyện dốc lòng phò tá sư phụ..

Từ Giai giơ tay lên bảo hắn không nói nữa, ngồi xuống bàn lớn, thở dài:

- Ta muốn làm vài việc, nhưng vật cản quá lớn.

Trương Cư Chính biết ông ta nói tới hai vị đại học sĩ Quách Cao không biết an phận, chuyện gì cũng có ý kiến, khiến làm việc lại chẳng được nhanh gọn như thời Gia Tĩnh. Thêm vào Từ Giai có tuổi rồi, nên dễ sinh mỏi mệt buồn nản.

Trương Cư Chính nhớ ngày trước khi tiên đế giá băng, Từ Giai đột nhiên gọi hắn tới Tây Uyển bào:

- Thánh dụ soạn di chiếu, ta đọc, ngươi chấp bút.

Hắn còn nhớ khi đó tay mình run lên, không phải vì căng thẳng mà vì hưng phấn, vì mỗi một câu một chữ trong di chiếu sẽ thành phương châm cho trân triều. Người viết nó tất nhiên có thanh danh lớn, thành trọng thần thiên hạ nhìn vào.

Hắn cũng ý thức được, chuyện này sẽ đắc tội với Cao Củng, vì luận tư cách, luận tài ba, theo quy củ thì Cao Củng càng thích hợp hơn mình.

Hắn cũng ý thức được sư phụ làm thế là để không muốn hắn dính dáng tới Cao Củng nữa. Cân nhắc thiệt hơn, hắn vẫn lao theo không chút do dự, vì dụ hoặc quá lớn, hắn có thể sớm ngày nhập các đều là dựa vào thứ này.

Nhưng luận cần chính liêm khiết, chính trực, quả cảm, trong triều không ai hơn được Cao Củng. Cho nên hắn không muốn đứng phía đối lập với ông ta, đối đầu với một người như thế, bất kể thắng thua, danh dự cũng sẽ tổn hại lớn.

Lo lắng của Trương Cư Chính cũng là băn khoăn của Từ Giai. Đối phó trực diện với Cao Củng mang lại tổn hại lớn, nhưng ông ta không sao nhịn được, cho nên ám thị cho học sinh của mình, trừ cái họa tâm phúc này.

Ai ngờ Trương Cư Chính hiển nhiên không muốn đối đầu với Cao Củng, làm Từ Giai thất vọng, xem ra mình đã chiều hắn quá mức, dám giở trò khôn lỏi ra với mình. Từ Giai thở dài:

- Thái Nhạc vi sư già rồi. Không còn tâm lực thực hiện hoài bão như đám trẻ các ngươi nữa. Kỳ thực ta sớm có ý treo ấn từ quan, về chăm vườn tược. Nhưng nếu lời này nói ra, ắt cục diện tạo ra bao năm bị kẻ phản đối phá hỏng, dẫn tới kiếp nạn.. Chỉ đành ép mình mà làm thôi. Nhưng rốt cuộc chống đỡ được bao lâu ta không biết, mong ngươi có thể sớm gánh trọng trách, sớm tiếp nhận y bát của ta.

-o0o-


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Tải APP đọc truyện OFFLINE và nghe AUDIO khi mua combo. Điểm danh hàng ngày nhận Lịch Thạch