Khi các mưu sĩ thảo luận, Thẩm Mặc thích im lặng lắng nghe, tuy y tự có phán đoán của mình, nhưng càng tin vào trí tuệ tập thể có thể bớt đi nhầm đường.
Vương Dần thong thả nói:
- Chúng ta có thể lợi dụng tâm thái này của ông ta, nếu ông ta không nỡ bỏ đại nhân, vậy đại nhân phải làm ông ta càng không nỡ bỏ. Đột phá ở giảng học Linh Tế cung, nghe nói mấy vị đại lão ở học phái Thái Châu đều tới, trong đó không ít người có thiện cảm với ngài, Từ các lão điểm danh ngài giảng học, hiển nhiên có dụng ý.
"Ừm" Thẩm Mặc gật gù.
Mỗi lần giảng học Linh Tế cung đều có một đám cao thủ Vương học tọa trấn, nói trắng ra là Từ Giai lợi dụng sức ánh hưởng của mình, thu hút thêm môn đồ, thậm trí gián tiếp hạ lệnh học giả, sĩ tử, quan viên tới tiếp thụ tâm học, để phát triển Vương học.
Có thể nói vừa là một hoạt động học thuật, vừa là hoạt động chính trị, nhân cơ hội Vương học nâng cao sức ảnh hưởng, Từ Giai thu lấy nhiều vốn liếng chính trị.
Cho nên đám Cao Củng có phản đối đến đâu, Từ Giai vẫn khăng khăng ý mình, bỏ thời gian ra đăng đàn giảng bài, dù không tham gia được, cũng sai người đem văn chương của mình tới đọc, vượt quá bổn phận của một đại học sĩ.
Đại kỵ của kẻ quyền cao là đem sở thích yêu ghét của mình để lộ ra, cho kẻ dưới có cơ hội đầu cơ. Các nơi trong toàn quốc liền xây thư viện, tổ chức giảng học, in ấn sách Vương học. Tất nhiên xúc tiến Vương học phát triển, nhưng xen vào quá nhiều kẻ xu thời nịnh thế, ai biết ngày ông ta đi rồi, còn lại nổi mấy người.
Cho nên ngồi trên đài cao nhìn người nghe đông nghịt, Từ Giai ngoài tự hào cũng đầy lo lắng, các vị đại lão học phái Thái Châu thấy vậy, hỏi ông ta có chỗ nào khó ở.
Từ Giai lắc đầu, nói:
- Đứa đồ nhi kia của ta các vị thấy rồi, ấn tượng thế nào?
Ai sẽ kế thừa y bát lãnh tụ Vương học của học phái Thái Châu, không phải do Từ Giai định đoạt, phải nghe ý kiến mấy vị này.
Triệu Trinh Cát lên tiếng:
- Học sinh có gặp qua Phu Sơn một lần...
Từ Giai đăng khoa sớm hơn Triệu Trinh Cát mười hai năm, khi Triệu Trinh Cát mới vào hàn lâm, Từ Giai nhậm chức hàn lâm thị giảng, cho nên hai người được coi là sư đồ, mặc dù quan hệ không chắc như tọa sư và môn sinh.
Triệu Trinh Cát có tên trong danh sách cựu thần phục hồi, nhận thánh chỉ vào tháng 11 năm ngoái, đáng lẽ hết năm tới kinh cũng được. Nhưng ông ta đang chu du tứ hải truyền đạo, nên chẳng lề mề làm gì, xuất phát sớm còn tới kịp Linh Tế cung giang học.
Còn Phu Sơn là Hà Tâm Ẩn, hai người gặp nhau là bình thường, vì cùng là sư huynh đệ trong học phái Thái Châu, vừa là lực lượng cốt cán, lại cùng một tỉnh.
Từ Giai không biết Triệu Trinh Cát muốn nói gì, hỏi:
- Ồ, sao tự nhiên lại nhắc tới Hà cuồng.
- Hắn kể cho học sinh một chuyện.
Mặc dù mới năm sáu năm chưa gặp, nhưng do bôn ba ở ngoài, Triệu Trinh Cát già đi nhiều, có điều tính khí chẳng thay đổi:
- Năm Gia Tĩnh thứ 39, hắn từng vào kinh, có gặp mặt Trương Thái Nhạc.
- Ồ chuyện này ta chưa từng nghe thấy.
Từ Giai vuốt râu:
- Họ nói gì?
- Trong lúc chuyện trò, Phu Sơn phát hiện Thái Nhạc không hứng thú với việc đàm luận kinh đạo, liền hỏi "ngài ở thái học, biết đạo Đại Học không?", Thái Nhạc như không nghe thấy vậy, không trả lời, mà nhìn chằm chằm vào Phu Sơn hỏi:" Huynh lúc nào cũng muốn bay, nhưng bay không nổi." Rồi bỏ đi.
Triệu Trinh Cát hồi tưởng:
- Phu Sơn có nói, tuy qua nhiều năm, nhưng không quên vẻ mặt và câu nói của Trương Cư Chính lúc đó, nói với học sinh " Ta rất sợ Trương Thái Nhạc", học sinh hỏi "Vì sao lại sợ?" Phu Sơn nói:" Kẻ này tương lai sẽ nắm đại quyền quốc gia." Học sinh không tán đồng, Phu Sơn nói tiếp:" Nghiêm Tung muốn diệt đạo ta nhưng không làm được, thực sự diệt trừ người Vương học chỉ có Trương Cư Chính, hắn đã nhìn thấu ta rồi, tương lai sớm muộn cũng sẽ giết ta."
Triệu Trinh Cát cũng được, Hà Tâm Ẩn cũng thế, cả hai đều nổi danh thực tính, bảo bọn họ nói dối là không thể, cho nên người xung quanh nghe thế thì mặt biến sắc.
Từ Giai thấy thế biết Trương Cư Chính hết hi vọng, may mà ông ta chẳng mang nhiều hi vọng lắm, vì Trương Cư Chính không để tâm vào giảng học, không cần cưỡng ép. Liền cười:
- Chư vị hiểu lầm rồi, ta không nói Trương Thái Nhạc, mà nói Thẩm Giang Nam.
Hai học trò này, một đứng đầu triều đình, một làm vương học thuật, không ai gây hại tới ai, chỉ có thể hợp tác với nhau mới có thể củng cố địa vị, đó là con đường tương lai mà Từ Giai dày công sắp đặt cho học sinh của mình.
Ông ta đề xuất ra Trương Cư Chính là để mấy lão gia hỏa kia cự tuyệt, sau đó mới nhắc tới người thứ hai, tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.
Sắc mặt mọi người mới khá hơn một chút, nhưng chỉ một chút thôi, vì Thẩm Mặc xuất thân nam tông, là đồ tôn mà Vương Ký và Quý Bổn ra sức thổi phồng, bắc tông sao cam tâm nhường cái ghế minh chủ ra được.
- Lý niệm của chúng ta và nam tông trái ngược, chỉ e xung đột không nhỏ.
Vương Đống, tộc đệ của Vương Cấn người sáng lập học phái Thái Châu lên tiếng:
- Huống hồ Thẩm Giang Nam tuy có danh lục thủ, nhưng chưa từng đang đàn giải thích tinh nghĩa của Vương học ta, e khó gánh được trọng trách này.
Triệu Trinh Cát nói giúp:
- Xuất thân không phải là vấn đề, quan trọng là lý niệm, cùng trình độ giảng học của y.
Từ Giai gật đầu:
- Lát nữa y cũng lên đài giảng học, chúng ta nghe xong hãy nói.
~~~~~~
Có thủ phụ tới nghe, vị giảng học hôm nay đều cố gắng hết sức, làm những người biết hôm nay Thẩm Mặc sẽ đàn đằng không khỏi lo cho y. Đám người kia đều cao thủ giảng học, từng câu từng chữ như nhả ngọc phun châu, Thẩm đại nhân chưa bao giờ đăng đàn sao so được.
Trong lo lắng cả mọi người, Thẩm Mặc thong dong lên đài, ngồi xuống bồ đoàn, sắc mặt nhàn nhã, khí độ trấn tĩnh, chẳng hề giống chim non lần đầu giảng học.
Đương nhiên, năm xưa ở Quốc tử giám, ở phủ học Tô Châu, bất kể bận rộn ra sao, Thẩm Mặc đều bỏ thời gian ra giảng học, nơi này chẳng qua nhiều người hơn một chút chứ chẳng có gì khác biệt.
Xung quanh vang lên giọng nói trầm bổng của y:
- Đạo học của Dương Minh phu tử, lấy lương tri làm tông chỉ, biết thiện ác là lương tri, vì thiện trừ ác là cách vật (tìm về cội nguồn), học giả theo đó học tập. Vương học ta được xưng là đạo học lương tri, vậy thế nào là lương tri? Bản thể (khái niệm duy tâm của triết học) tức là lương tri, công phu là lương tri, nhưng đám hậu học chúng ta phân hóa thành phái bản thể và phái công phu. Bản thể phải chỉ trọng bản thể, cho rằng không cần học không cần nghĩ, chú trọng vô công phu là chân công phu. Phái công phu thì chú trọng từ công phu mà ngộ bản thể, nhưng lại để quên tầm trọng yếu của bản thể.
- Thế nhưng phu tử nói: Bản thể chính là công phu, công phu là phương thức của bản thể, thế gian nào có bản thể có sẵn? Lương tri chẳng có vạn lần công phu chẳng sinh ra, chẳng phải là có sẵn. Không có công phu, không được lương tri, không ngộ bản thể. Công phu phải hợp bản thể, bản thể không rời công phu. Đó là quan hệ tuy hai mà một. Ví thế có câu "tâm vô bản thể, công phu hướng tới, chính là bản thể" Đó mới là chân lý.
Lời vừa nói ra, mọi người liền xôn xao, vì trong lịch sử triệt học Trung Quốc, bất kể thời nào, đạo lý là trời sinh, là vĩnh hẳng bất biến. Còn lời Thẩm Mặc nói tuy xuất phát từ tâm học của Vương Dương Minh, nhưng đạo không phải là bất biến, mà là biến hóa theo sự phát triển.
Ý tứ là nhận thức của con người không có đạo lý nào ý thức đạo đức do sinh ra đã có, không tồn tại tri thức nào là cố định, mà phải phát huy tâm thức nhận thức, thông qua các cong đường khác nhau để có được nhận thức, nắm bắt chân lý.
Đó là đem duy tâm của Vương Dương Minh sửa thành duy vật.