Ngay cả người phản đối thái giám nhất còn làm thế, đương nhiên hoàng đế đời sau trọng dụng hoạn quan chẳng phải làm trái tổ huấn.
Hoàng đế là động vật ham quyền, dù là Long Khánh cũng không nhượng bộ chuyện liên quan tới quyền lực của mình.
Ta có quyền không dùng là một chuyện, nhưng kẻ khác tước quyền của ta vạn vạn lần không được.
Đám thái giám chính lợi dụng tâm lý này mà đánh tráo khái niệm, làm Long Khánh tin ngoại quan tiêu diệt hoạn quan là tước đoạt quyền lực của mình.
Cao Củng vỡ lẽ:
- Chả trách, ta nói thái độ hoàng thượng tại sao chuyển biến như thế.
- Ai kể chuyện này.
Thẩm Mặc khàn giọng hỏi, họng y có bệnh tới nay chưa lành.
- Không biết.
Trần Dĩ Cần đáp:
- Có điều tám phần là Phùng Bảo.
Cao Củng gật gù:
- Đúng thế, Đằng Tường là kẻ thô lậu, Mạnh Xung xuất thân đầu bếp, Lữ Phương hiền lành thực thà, Trương Hoành là kẻ theo đuôi. Chỉ tên Phùng Bảo kia suốt ngày làm bổ phong nhã, cho nên ta nói, không sợ thái giám chơi âm mưu, chỉ sợ thái giám có văn hóa, nhất định không thể để tên Phùng Bảo này đứng đầu thái giám.
Thẩm Mặc thầm lắc đầu, Phùng Bảo tuy bụng có chút chữ nghĩa, nhưng không giống kẻ có trí tuệ này. Điển cố dùng quá tuyệt, xoay chuyển càn khôn, vĩnh viễn diệt trừ hậu họa, e Phùng Bảo chưa có trình độ ấy.
" Phải chăng có kẻ chỉ chiêu cho hắn?" Thẩm Mặc cau mày, ánh mắt nhìn qua đại sảnh, thấy Trương Cư Chính đứng ở một bên, không tham gia thảo luận.
Mọi người lại tán gẫu một lúc nữa, ước chừng thủ phụ đại nhân sắp tới, liền ai về chỗ nấy.
Từ Giai đi vào, ngồi xuống nói:
- Vừa rồi lão phu cùng Dương bộ đường trao đổi bản danh sách phục hồi thứ hai, mời các vị xem.
Rồi đưa cho mọi người lần lượt xem.
Sắc mặt Cao Củng hơi khó coi, ông ta biết đám người này quay lại ắt cảm tạ ơn đức Từ Giai, trên quan trường "có ơn phải báo", bọn họ đứng bên nào, chẳng đoán cũng biết.
Biết rõ Từ Giang giương cờ chấp hành di chiếu tiên đế, trắng trợn mở rộng thế lực, nhưng người ta làm quang minh chính đại, Cao Củng chẳng thể làm gì.
Từ Giai đợi mọi người đề xuất ý kiến, với ông ta mà nói ai quay lại cũng như nhau, đều không thể phản bội "ân chủ", đó là cái lợi của người làm thủ phụ.
Thấy Cao Củng sắc mặt không tốt, tâm tình Từ Giai rất tốt:
- Nếu không ai dị nghị thì giao cho bệ hạ phê duyệt.
- Thủ phụ, hạ quan có ý kiến.
Người thường ngày ít đề xuất vấn đề nhất lên tiếng:
- Có điều không phải là chuyện phục hồi mà chuyện phủ tuất.
Từ Giai gật đầu.
- Danh sách phủ tuất gần kỳ công bố, nhưng vì sao không có Nguyên Lộc, Mã Tòng Khiêm? Hạ quan nhớ trong danh sách trình lên, có tên họ.
Lý Xuân Phương đích thân làm việc này nên rất nhớ.
Từ Giai chậm rãi nói:
- Vì hoàng thượng không đồng ý, lão phu tấu thỉnh một lần vẫn không được, nên đành thôi.
Lý Xuân Phương ngạc nhiên:
- Hoàng thượng không đồng ý?
Long Khánh chưa từng phán đối quyết định của đại thần, sao lại cứng rắn ở việc này?
Mã Tòng Khiêm tự Ích Chi, tiến sĩ năm Gia Tĩnh thứ 11, Đỗ Thái Càn đề đốc trung quan tham ô làm ác, Mã Tòng Khiêm phẫn nộ dâng tấu, nhưng bị Đỗ Thái Càn nói ông ta phỉ báng Gia Tĩnh tu huyền, nên bị vào chiếu ngục, sau đó bị đình trượng mà chết.
Vị này là hảo hữu của Lý Xuân Phương, nên luôn canh cánh về cái chết của ông ta, luôn muốn tìm cơ hội bình xét lại.
Ai ngờ khi cơ hội tới hoàng đế lại không cho, Lý Xuân Phương sao chẳng kinh ngạc.
- Hoàng thượng lấy lý do tội Mã Tòng Khiêm phạm phải có thể coi là con chửi cha, nên không cho bình xét lại.
Từ Giai bị hỏi ép, đành nói thật.
- Căn bản không phải ý hoàng thượng.
Cao Củng lớn tiếng nói:
- Hoàng thượng đâu biết mấy việc cũ thời Gia Tĩnh, huống hồ Mã Tòng Khiêm chết từ 20 năm trước? Hạ quan thấy chuyện này ắt có kẻ bên cạnh gièm pha.
- Vậy chỉ có hoạn quan.
Quách Phác lên tiếng.
- Mầm mống thái giám xen vào chính sự quay lại rồi.
Cao Củng đau đớn nói:
- Vừa rồi nghe nói bọn chúng kẻ chuyện Kỳ Dương Vương cho hoàng thượng hạ quan đã lo, giờ xem ra đúng là thực, thái giám bắt đầu ảnh hưởng tới quốc sự.
- Nội quan can dự chính sự, xưa nay chưa từng đem lại kết quả tốt, điều này ai cũng biết.
Quách Phách chắp tay với Từ Giai:
- Thủ phụ, nếu chỉ vì bị đám hoạn quan thù hận, bất chấp thanh danh của Mã đại nhân, sẽ khiến bọn chúng cho rằng chúng ta dễ bắt nạt, sau này càng quá hơn. Thủ phụ, không thể để bọn chúng tiến tới bước này.
"Ừm" Từ Giai ngồi vuốt râu, tựa hồ đang suy nghĩ xem nên quyết định ra sao.
- Thủ phụ không muốn đắc tội với người trong cung, để hạ quan đi nói thay.
Cao Củng ngứa mắt với thái độ do do dự dự của Từ Giai.
Thế này có khác gì vả vào mặt Từ Giai? Quả nhiên ông ta hừ một tiếng:
- Không cần, lão phu tự đi nói.
Ông ta đoán chừng đám thái giám bị Cao Củng cho một đòn, đang như chim sợ cành cong sẽ không cản trở nữa, nên thuận nước đẩy thuyền nói:
- Các vị nói không sai, nhất quyết không thể để hoạn quan can dự vào chính sự.
Lần đầu tiên không ta thể hiện được phong phạm thủ phụ.
~~~~~~~~~~~~~~
- Lễ bộ thượng thư Triệu Trinh Cát dâng tấu ba việc.
Hôm sau Lý Xuân Phương thong thả nói:
- Một xin tước đoạt quan tước cùng cáo mệnh, bỏ văn bia của cố chân chân Thiệu Nguyên Tiết, Đào Trọng Văn; Hai, hủy hết cung điện dùng trai tiếu mới xây trong Tây Uyển; ba, xin hủy hết hiệu chân nhân thiên hạ mà tiên đế phong.
Ba việc này một khi được phê chuẩn, ắt khiến thiên hạ xôn xao, nhưng nó xuất phát từ tinh thần của di chiếu, chẳng ai phản đối được. Không hổ là Triệu đại nhân, tân quan nhậm chức ba bó lửa thiêu rất đúng chỗ, lập ngay nên uy danh.
- Sớm phải làm như thế rồi.
Trương Cư Chính là người đầu tiên hưởng ứng:
- Trước tiên, thanh toán hai tên đạo sĩ Thiệu Đào có thể cảnh tỉnh thiên hạ vọng tượng dùng sủng nịnh tiến thân. Hai, Tây Uyển là vườn cấm của hoàng gia, giờ toàn thứ thuộc đạo sĩ, không thành thể thống gì. Nhưng không cần rỡ bỏ, tốn kém chưa nói, bao nhiêu vật liệu quý, hủy cũng đáng tiếc, chỉ cần bỏ đi những tấm biển, đồ làm phép là được, cần gì rỡ bỏ.
Mọi người đều gật đầu.
- Cái thứ ba cực kỳ cần thiết.
Thấy được ủng hộ, Trương Cư Chính càng hăng hái:
- Năm xưa tiên đế tu huyền, đám phiên vương nịnh bợ, tín phụ đạo giáo, xin phong hiệu chân nhân, ví như Liêu vương ở quê ti chức, được phong là Trung Giáo chân nhân. Bọn chúng xu nịnh tiên đế cũng đành đi, nhưng một sổ kẻ lòng dạ bất trắc, cách dăm ba ngày rời đất phong, nói là tới Long Hổ Sơn bái phỏng Trương thiên sư, thực tế cầu tiên đạo là danh nghĩa, ai biết chúng làm cái gì...
Theo quy định phiên vương tông thất không được hoàng đế ân chuẩn, không được rời đất phong nửa bước.
Có điều Trương Cư Chính chỉ gà mắng chó, suy đoán tùy tiện, bé xé ra to, không khỏi khiến người ta thắc mắc hắn có thù oán gì với Liêu vương.
Dù hắn là đại học sĩ, bằng vào tội danh đó chẳng làm gì được một thân vương, khả năng là nói vài câu cho đỡ tức mà thôi.
Nhưng đó là suy nghĩ của những người trung hậu như Cao Củng, Trần Dĩ Cẩn, người còn lại tuy không biết hắn sẽ làm gì, nhưng cũng biết hắn nhắm vào Liêu vương rồi.
Nghe hắn nói xong, Từ Giai gật gù:
- Nếu không có dị nghị thì cứ làm thế đi.
- Thủ phụ, hạ quan cơ bản đồng ý với quan điểm lễ bộ, nhưng việc trừng phạt Thiệu Nguyên Tiết, Đào Trọng Văn tựa hồ quá nặng.
Thẩm Mặc giọng trầm thấp nói:
- Một, phương sĩ và đạo sĩ được sủng là do tiên đế tu huyền, trong triều Gia Tĩnh, những đạo sĩ tới ban đầu thanh danh khá tốt, trước sau trong ba mươi năm không hề có hành vi tàn ác. Thứ hai, hai người họ ở lâu bên tiên đế, hiểu rất rõ truyện kín của triều đình, khó tránh khỏi truyền cho con cháu, nếu trừng phạt quá nặng, không khỏi bất mãn phát tán dao ngôn, không chỉ thành trò cười, nếu có kẻ lòng dạ bất lương thêm dầu thêm mở, chẳng biết sẽ tổn hại thanh danh triều đình ra sao. Hạ quan cho rằng thanh toán triệt để thì được không bằng mất, chỉ cần tước quan chức là có thể cảnh tỉnh người đời, lại làm con cháu họ sợ hãi, không dám làm bừa.