Vì thế đợt tấn công thứ hai bắt đầu, nếu nói Hồ Ứng Gia chỉ là tốt thí tiên phong, giờ chủ lực mới bắt đầu ra tay. Ngày thứ hai sau khi nội các tuyên bố kết quả xử lý cuối cùng, Âu Dương Nhất Kính tên "chửi thuê" nổi tiếng dâng tấu đàn hặc Cao Củng.
Kẻ này xem như là người quen cũ của Thẩm Mặc, năm xưa y làm kinh lược đông nam, Từ Giai từng phái mấy vị Cống Nam tuần án tới giám quân. Ân Dương Nhất Kính từng dâng sớ đàn hặc Thẩm Mặc, ý đồ khiêu chiến quyền lực của y.
Nhưng cuối cùng bị Thẩm Mặc thu thập, ngoan ngoãn làm tuần án một năm, ủ rũ về kinh.
Từ Giai vốn hứa về kinh thăng hắn lên làm hữu thiêm đô ngự sử, song làm không được việc, hắn không mặt dày đòi quan chức...
Trong lòng luôn quyết tâm chứng minh bản thân.
Hắn dùng ngôn ngữ khắc bạc gay gắt, chửi mắng " phụ thần Cao Củng, gian hiểm ngang ngược, uy hiếp triều thần, không khác gì gian tướng Thái Kinh", còn kích động ngôn quan, nói:" Cao Củng đối phó Hồ Ứng Gia, chứng minh dã tâm kiềm chế ngôn lộ của ông ta, nếu để ông ta tiêu dao, tương lai chí sĩ chính trực sẽ đi theo Hồ Ứng Gia hết."
Hắn còn biểu lộ quyết tâm đàn hặc bằng cách nói, chuyện Hồ Ứng Gia đàn hặc là thương lượng với hắn trước, nếu muốn xử lý Hồ Ứng Gia, thì không bằng xử lý hắn trước.
Lần này Cao Củng không ngồi yên được nữa, vốn đã im lặng cho yên chuyện rồi, các ngươi mắng ta là Thái Kinh, nếu còn im lặng, chẳng phải bị các ngươi đổ cả
*
lên đầu?
Vì thế trong tấu sợ tự biện theo lệ, ủy khuất nói:" Khi tiên đế còn, Hồ Ứng Gia nghe đồn thổi đàn hặc thần, mâu thuẫn với thần ai cũng biết. Vì tị hiềm, thần gặp chuyện của hắn đều tránh mà không kịp, nào dám chủ động hãm hại? Giờ Từ các lão nhân từ xử phạt, nhưng Âu Dương Nhất Kinh và bè đảng không thả, lấn tới nói thần như Thái Kinh, nhưng hắn có nói được chứng cứ gì không? Tôn nghiêm đại thần là thể diện triều đình, thần bị nhục là nhỏ, nhưng truyền ra ngoài, người không rõ chân tướng cho rằng triều đình bị gian thần nắm giữ, vì tránh danh dự triều đình bị ảnh hưởng, bệ hạ xin cho thần từ chức, giữ lại thanh bạch cho bản thân."
Tấu dâng lên, Long Khánh ngồi không yên nữa, sư phụ bị oan, hắn chẳng còn tâm tư nào hưởng lạc cùng cung nữ, thay thường phục tới Văn Uyên các.
Đây là lần đầu tiên Long Khánh giá lâm nội các, Từ Giai vội dẫn mọi người ra đón.
Long Khánh nhìn Cao Củng, thấy tinh thần sự phụ còn tốt, nhưng chỉ mới vài ngày ngắn ngủi, tóc đã hoa râm, gầy gò đi nhiều, nếp nhân càng thêm hằn sâu.
Long Khánh vành mắt đỏ hoe, nắm tay Cao Củng nghẹn ngào:
- Phẩm hạnh của sư phụ thì trẫm rõ nhất, bất kể bọn chúng nói gì, trẫm vĩnh viễn tin sư phụ.
Cao Củng luôn cứng rắn như sắt cũng phải quay đầu đi, không muốn người khác thấy mình khóc.
Từ Giai mời Long Khánh vào ngồi, lại dẫn mọi người tham bái, Long Khánh nói với Từ Giai:
- Quốc lão, thời gian qua trong triều không thái bình hả?
Từ Giai gật đầu:
- Vâng, có chủ nghị luận ạ.
- Đâu chỉ có chút nghị luận?
Long Khánh cau mày?
Trẫm thấy phản rồi, dám vô cớ sinh sự, công kích trọng thần triều đình, hành vi này phải trừng trị.
- Vâng.
Từ Giai cung kính đáp.
Thấy ông ta đồng ý nhanh gọn, bao lời chuẫn bị sẵn của Long Khánh nghẹn hết trong bụng, đành nói:
- Thế là tốt...
Thấy Cao Củng đưa mắt nghiêm khắc nhìn mình, lại nói:
- Phải cho chúng một bài học, trẫm nhớ khi tiên đề còn, ngôn quan đàn hặc đại học sĩ, thường sẽ bị đình trượng.
- Bệ hạ.
Từ Giai ung dung đáp:
- Vạn lần không thể, ngôn quan là lương tâm triều đình, đa phần là trực thần, người mới đăng cơ chưa lâu, nếu xử phạt quá nặng, tương lai không khỏi bị người ta dèm pha. Đừng quên bài học của tiên đế...
Long Khánh im lặng, phụ hoàng hắn cực kỳ nghiêm khắc với ngôn luận, các loại thủ đoạn dùng hết rồi, vậy mà cuối cùng sinh ra một Hải Thụy, trực tiếp chĩa nòng pháo vào hoàng đế.
Thấy hoàng đế không muốn kết oán với ngôn quan, Cao Củng lòng lạnh quá nửa, ông ta hiểu ra, năm nay mình việc gì cũng trắc trở, không phải vì vận hạn mà có kẻ tính kế.
Nhìn Từ Giai tiễn Long Khánh, Cao Củng nghiến răng ken két:" Lão già khốn kiếp, Thẩm Mặc nói với ta, ta còn nửa tin nửa ngờ, thì ra lão giở trò thật.. Hừ, lão có ngôn quan, ta cũng có."
Được lệnh của hoàng đế, bất kể không muốn, Từ Giai đành bảo Lý Xuân Phương soạn thảo một bản tấu sớ, lấy danh nghĩa nội các, đẩy Cao Củng lên, biểu dương một phen, biểu thị có ý giữ lại, nhưng không chỉ trích ngôn quan một câu, thậm chí chẳng ngăn bọn chúng sủa càn cắn bậy.
Trong mắt quan viên, nội các muốn giữ trung lập trong tranh đấu giữa ngôn quan và Cao Củng rồi.
Đám ngôn quan càng được cổ vũ, càng công kích Cao Củng không còn kiêng nể gì, ngày nhiều nhất tới ba mươi bản tấu.
Bọn chúng không cần phân phải trái, ra sức bội nhọ nhân phẩm Cao Củng, bới móc cả chuyện riêng tư của Cao Củng ra chửi bới, đã hoàn toàn vượt ngoài giới hạn.
Đối diện với lời dơ bẩn ùn ùn đổ tới, Cao Củng phẫn nộ, từ chối lời khuyên của Thẩm Mặc, quyết định dùng lực lượng của mình đánh trả.
Rất nhanh hộ bộ lang trung Ngụy Học Tăng, hàn lâm thị độc học sĩ Vương Hi Liệt, cấp sự trung Hàn Tiếp, hơn mười người dâng thư biện hộ cho Cao Củng.
Nhưng lúc này đã muộn, dư luận hoàn toàn đứng về phía đối lập với Cao Củng, chút bản tấu biện hộ, càng mang tới nhiều tấu sớ đàn hặc gửi lên nhấn chìm.
Thấy phòng phủ không ăn thua, Cao Củng cùng bè đảng bàn luận, quyết bắc giặc bắt vua trước.
Cuối tháng 2 năm Long Khánh đầu tiên, sau hơn một tháng Cao Củng bị đàn hặc, giám sát ngự sự Tề Khang dâng tấu đàn hặc Từ Giai.
Tấu sớ vạch trần ba tội trạng của Từ Giai:
Một là "hai mặt", nói năm xưa tiên đế muốn lập thái tử, Từ Giai kiên quyết phản đối, khi hoàng thượng đăng cơ, lại tự cho mình là công thần, vô sỉ tột độ.
Hai, kéo bè kết đảng chuyên quyền, nội các năm người, thì có ba là học sinh của ông ta, trong khoa đạo ngôn quan có tới quá nửa là môn sinh của ông ta, ỷ thế cậy quyền, tác oai tác quái, quá Nghiêm Tung năm xưa.
Ba, tham lam giả dối, bề ngoài ra vẻ thanh lưu, thực chất dâm dục ** bợm, trưởng tử Từ Phan ở kinh thành giao dịch riêng với người khác, lập sản nghiệp lớn. Ba đứa con khác ở Tùng Giang hoành hành phạm pháp, làm sằng làm bậy, nghe nói quá nửa đất đai Tùng Giang là sản nghiệp của Từ gia, so với chúng cha con Nghiêm Tung còn thanh quan hơn nhiều.
So với tội danh mơ hồ của Cao Củng, ba tội trạng này đều có chứng cứ, hiển nhiên không phải vội vàng viết ra.
Nhưng lại khiến đám ngôn quan phẫn nộ, ngày tấu chương công bố, mười mấy tên ngôn quan chặn đường chửi bới Tề Khang, Tề Khang chẳng phải dễ chơi, hai bên xung đột kịch liệt. Chẳng phải Lâm Nhuận tới can thì thành đánh nhau rồi.
Nhưng cũng chỉ làm bọn chúng không phát tác tại chỗ, đầu tiên là Âu Dương Nhất Kính đàn hặc Tề Khang "tay sai Cao đảng, hợp mưu hãm hại thủ phụ, muốn chiếm quyền."
Tề Khang chẳng chịu kém, đàn hặc Âu Dương Nhất Kinh là nanh vuốt của Từ đảng.
Hai bên lời qua tiếng lại, thành đại hốn chiến, nhưng bên Từ Khang nhân số quá ít, sắp không giữ nổi trận địa nữa.
Lúc này một chuyện không ngờ phát sinh, có người không ai nghĩ tới dâng sớ đàn hặc Từ Giai, làm Từ Giai khốn đốn, phải dâng tấu từ chức.
Sau khi Từ Giai bị đám Tề Khang đàn hặc, cũng theo lệ dâng tấu tự biện, ở nhà đợi xử lý.
Đó là ngày thứ ba Từ Giai đóng cửa tạ khách, nói là tạ khách chẳng quả là từ chối kẻ không muốn gặp thôi, quan lại tâm phúc vẫn tới báo cáo, nhưng so với ở nội các thì thanh nhàn hơn nhiều.
Hai ngày đầu ông ta rất hưởng thụ cảm giác nhàn nhã này, Bắc Kinh tháng 2, ban ngày có chút cảm giác ấm áp, ông ta hoặc đọc sách, hoặc viết chữ, hoặc ra vườn ngắm hoa, rất là thích ý.
Nhưng sáng ngày thứ ba tỉnh lại, Từ Giai cảm thấy trống rỗng, ông ta quen tiền hồ hậu ủng, giờ không ở trung tâm quyền lực, toàn thân như mất hết sức lực...
Dù biết chỉ là tạm thời, nhưng vẫn thấy không khỏe.