- Đương nhiên, đại nhân có thể xưng đệ nhất can thần lớp trẻ.
Vương Dần vỗ mông rất thiếu thành ý:
- Trương Cư Chính đúng là giỏi tính toán, nguy hiểm ít nhất, lợi ích lớn nhất. Đương nhiên đó là suy đoán thôi, hơn nữa còn chưa hoàn mỹ, xin hỏi đại nhân vấn đề ở đâu?
- Được, đặt mình vào vị trí hắn, có một điều không sáng suốt lắm.
Thẩm Mặc khẽ gật đầu:
- Từ các lão là ai chứ? Luận quyền mưu ông ta là cao thủ hàng đầu trong trăm năm qua, thủ đoạn đám hậu bối chúng ta, đều là thứ ông ta chơi rồi, Trương Cư Chính có đóng kịch giống đến đâu cũng không qua được mắt ông ta.
- Đúng, có điều giống như kẻ làm con luôn nghĩ phụ thân sẽ tha thứ cho mình, Từ Giai đối xử với hắn quá tốt, nếu hắn cho rằng Từ Giai sẽ chấp nhận hành vi lá mặt lá trái này của mình, cũng không phải là khó lý giải.
- Như vậy suy đoán vẫn thành lập?
- Dù không trúng cũng không sai bao nhiêu.
Hai người cùng bật cười.
- Nói xong chuyện Trương Cư Chính rồi, ta phải làm sao đây?
Thẩm Mặc thở dài:
- Ta vẫn đánh giá quá cao tình sư đồ mà.
Vận mệnh của Cao Củng khiến Thẩm Mặc sinh cảm giác thương xót đồng loại, nếu như Cao Củng, Quách Phác ngã cả rồi, sẽ tới lượt Thẩm Mặc bị đá khỏi nội các.
Thẩm Mặc tuyệt đối không thể rời nội khác, ít nhất không phải bằng cách đó, vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế hoạch của y.
Vương Dần không trả lời mà đưa quyển sách đang đọc cho y.
Thẩm Mặc đọc:
- Liễu Hà Đông tập?
- Bên trong trong có một nhóm ngụ ngôn, gọi là Tam Giới. Chương hai đại nhân đọc đi.
- Kiềm chi lư..
Đó là chuyện ngắn mà kiếp trư Thẩm Mặc thuộc lòng chư cháo chảy, theo ý ông ta đọc ngay:
- Lừa thả ở dưới chân núi. Buổi đầu, hổ trong núi ra, trông thấy lừa cao lớn, lực lưỡng, tưởng loài thần vật mới giáng sinh. Lại thấy lừa kêu to, hổ sợ quá, cong đuôi chạy. Dần dần về sau hổ nghe tiếng, thấy lúc nào lừa kêu cũng thế lấy làm khinh thường. Một hôm, hổ thử vờn, nhảy xông vào đầu lừa. Lừa giận quá, giơ chân đá, đá đi, đá lại, quanh quẩn chỉ có một ngón đá mà thôi. Hổ thấy vậy mừng, bụng bảo dạ rằng: “Tài nghề con lừa ra chỉ có thế mà thôi”. Rồi hổ gầm thét, chồm lên, vồ lừa, cấu lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa, đoạn rồi đi.
Liễu Tôn Nguyên
*
Truyện con lừa đất Kiềm.
Ý truyện ngụ ngôn này là ở đời có lắm người, lắm sự, lúc mới biết cho là lạ, thì còn ưa, còn sợ, đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường, chẳng coi vào đâu nữa
Kiềm: nước Sở thời Chiến Quốc, tức là huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) bây giờ.
Liễu Hà Đông - Tên tự là Tử Hậu, tinh nhanh tuyệt vời, văn chương nổi tiếng, đỗ Tiến sĩ, làm quan Thứ sử, là một bậc danh nhân đời nhà Đường.
Chú thích: Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân NXB Trẻ
- Đại nhân đó là chủ ý thuộc hạ cấp cho ngài.
Thẩm Mặc chăm chú suy nghĩ một hồi, tỉnh ra, thốt lên:
- Hay.
Hiện giờ trong nội các, Từ Giai giống con hổ kia, Thẩm Mặc giống con lừa đất Kiềm, bất kỳ phản kháng nào cũng là vô ích.
Nhưng Từ Giai cũng cố kỵ với Thẩm Mặc, một y là công thần, lại là học sinh của ông ta. Hai là Từ Giai nhìn không thấu thực lực thật của Thẩm Mặc, vì y gần như chưa dùng tới nhân mạch của mình... Rốt cuộc trong Từ đảng có bao nhiêu Thẩm đảng? Trong triều có bao nhiêu người đi theo y?
Từ Giai chỉ biết tất nhiên là có không ít, nhưng rốt cuộc là bao nhiêu? Ông ta không rõ.
Còn cả Thẩm Mặc có ảnh hưởng lớn thế nào ở đông nam? Có bằng một nửa ở Tô Châu không, những đốc phủ kia có bao nhiêu người nghe y?
Trước khi Thẩm Mặc phản kích, Từ Giai không nhìn thấu được.
Thậm chí năm xưa Thẩm Mặc đã điều tra vụ án Từ gia, rốt cuộc y nắm được bao chuyện? Còn giữ tội chứng không?
Dù y thề thốt đã tiêu hủy rồi, nhưng ai mà biết được có đòn phục kích không?
Dưới tình huống đó, chống lại Từ Giai bản tính cẩn thận, sách lược tốt nhất là bất động, làm ông ta không rõ thực lực của mình, từ đó không dám công kích.
Như thế ít nhất đảm bảo được trong thời gian ngắn ông ta không dám hạ độc thủ với y.
- Biện pháp tuy khéo léo, nhưng chỉ cứu được nhất thời, thỏ gấp còn cắn người, huống gì là hổ.
Thẩm Mặc nói.
- Hành vi của Trương Cư Chính vô hình trung có một cái lợi, có lẽ khiến Từ các lão bỏ qua đại nhân. Không có lãnh đạo nào thích thuộc hạ thoát khỏi khống chế, nếu không thể đổi người, tốt nhất là cho hắn một đối thủ cường đại để cả hai đấu nhau, như thế cả hai phải ngoan ngoãn nghe lời.
- Sách lược cụ thể có ba chiêu, một là đối mặt, không thể né tránh, né tránh là chột dạ nhát gan, không đủ tự tin. Dù trong lòng có sợ, cũng phải tỏ ra thản nhiên như không có gì. Để mọi người thấy đại nhân trấn tĩnh bình ổn, đó là một sức mạnh vô hình có thể chi phối thế cục.
- Hai là phải tập trung tinh thần, thời kỳ càng mẫn cảm càng không thể lơ là. Phải cùng thượng cấp, bình cấp, hạ cấp nói chuyện công tác thật nhiều, phải thể hiện mình không mẫn cảm với nguy cơ, và tập trung của mình vào công việc.
- Ba là cầu xin, nếu Từ Giai tìm đại nhân nói chuyện, quá nửa là vì Cao Củng. Đại nhân đừng hoảng, phải nói rõ cảm nhận của mình về công việc ở binh bộ, đồng thời nói khuyết điểm và thiếu sót của mình, xin chỉ bảo, cuối cùng nói ra khó khăn, xin được giải quyết, ủng hộ. Nhớ kỹ, không được cầu xin cho mình hay Cao Củng, càng không được có hành động ngầm. Nếu không nó chỉ bại lộ nhược điểm của mình, chọc giận con hổ.
- Nhưng đó vẫn chưa phải là kế lâu dài.
Cuối cùng Vương Dần đanh giọng nói:
- Muốn vĩnh viễn trừ hậu họa chỉ có đánh chết con hổ, nhưng với Từ Giai, âm mưu là vô dụng, chỉ có dùng dương mưu, giống như điều họ Dương làm.
Sau một đêm nói chuyện, Thẩm Mặc có được nhận thực rõ ràng về triều cục năm Long Khánh, biết dùng thái độ gì đối đãi với Từ Giai, Cao Củng ròi...
Trong bàn cờ này, tuy y không phải là người chơi cờ, nhưng có thể lợi dụng các thế lực tranh đấu kiếm lợi ích riêng cho mình.
Đó là thời đại quân quyền vô thượng, ai có được thánh sủng, là có được tấm thân kim cương bất bại. Mà mọi người đều biết quan hệ giữa Cao Củng và Long Khánh hơn bất kỳ quân thần cổ kim nào, cho nên trong mắt nhiều người Cao Củng là không thể chiến thắng, thay thế Từ Giai cũng là chuyện thuận lý.
Từ Giai lại dựa vào thực lực hùng mạnh của mình, cùng kế hoạch hoàn mỹ, đánh tan mê tín của mọi người về thánh quyền.
Tổng chỉ huy chiến dịch này là Từ Giai, dù ông ta từ đầu tới cuối ẩn ở sau rèm, nhưng trong ba tháng đấu tranh đó, sử dụng mấy trăm ngôn quan hai kinh, phối hợp nhịp nhàng, tiên phong khiêu chiến, dụ địch thọc sâu, bao vây toàn diện...
Chứng minh ông ta không thẹn là đại lão duy nhất của Đại Minh.
Đám Hồ Ứng Gia là đội cảm tử mà Từ Giai phái đi khiêu chiến, dù không có chứng cứ cho thấy điều đó, nhưng với nhân phẩm danh vọng của Hồ Ứng Gia, là không thể khiến lục khoa nói sao nghe vậy.
Mà Hồ Ứng Gia không xin triều đình khảo sát lại quan viên Sơn Tây, không có chứng cứ mà dám chắc Dương Bác bao che đồng hương, lập luận của hắn không đứng vững.
Vậy bao nhiêu ngôn quan như thế đều điên cả ư? Vì sao chỉ là nghe đồn đoán bậy, mưu đồ bất lương lại khiến bao người không cần biết trái phải nghe theo? Chỉ vì "môi hở răng lạnh" thì hơi yếu ớt một chút.
Vì sao đàn hặc Dương Bác còn muốn lôi cả Cao Củng vào? Trong khi ông ta nhìn rõ tình thế không nói lời nào vẫn bị đàn hặc?
Đây hiển nhiên không phải là vô tình, mà là cố ý, làm người ta không khó liên tưởng tới "Hạng Trang múa kiếm, ý ở Bái Công."
Có điều Cao Củng lại không phản ứng, ngôn quan diễn một mình thì không thể dồn ông ta vào mép vực, làm Từ Giai không hài lòng lắm với chiến quả, vì Từ Giai biết cơ hội đánh ngã Cao Củng chỉ có một, để lỡ cuối cùng kẻ thất bại là mình.
Từ Giai biết, với cái tính nóng nảy ân thù dứt khoát của Cao Củng, phải có cao nhân chỉ điểm ở đằng sau mới kiềm chế được như thế. Nhưng Từ Giai tin, thùng thuốc súng như Cao Củng, không biết thế nào là thu mình nhẫn nhịn, chỉ cần mình mạnh tay, có thần tiên chẳng cứu nổi ông ta.