- Tổng đốc, tay ngài có khả năng không giữ được nữa, đã nhiễm trùng mất rồi.
Y sinh khám xong vết thương cho Lê Nha, lo lắng nói:
- May là tay trái, nếu không ta bị giáo hội thiêu chết mất.
Lê Nha còn an ủi bản thân, có thể thấy thần kinh vững thế nào, kỳ thực loại người như hắn, bất kể có bao nhiêu hào quang trên người, bản chất vẫn là nhà mạo hiểm coi thường sinh tử, lần này nhặt được lại mạng sống là đã hài lòng lắm rồi:
- An bài phẫu thuận đi.
- Vâng.
Y sinh mặt đầy vẻ sung kính.
- Cảm tạ ông còn quan tâm tới mạng sống của tôi.
Lê Nha giơ lý rượu lên mời Nhĩ Tây Đa.
- Tôi từng thề trung thành với ngài, lần này trách nhiệm hãy do tôi gánh.
Tát Nhĩ Tây Đa cúi mình xuống.
- Không.
Lê Nha lắc đầu:
- Tôi là tổng đốc, tôi sẽ về nước thỉnh tội với bệ hạ... Đồng thời du thuyết mang một đơn vị quân đội viễn chinh hùng mạnh quay lại.
- Nhưng.. Tôi đã ký hiệp ước với bọn họ.
- Ông không phải tổng đốc, không có quyền.
Lê Nha quịt nợ một cách đường hoàng:
- Hùng tâm chinh phục Châu Á của đế quốc không thể tắt, tuyến đường Nam Thái Bình Dương này không thể để kẻ khác khống chế.
- Ngài chắc mấy phần.
- Tôn nghiêm của đế quốc không thể chấp nhận thất bại này, hùng tâm của bệ hạ càng không thể cho mất đi bàn đạp tiến vào Châu Á.. Lữ Tống, nhất định phải đoạt lại.
Quyết tâm của Lê Nha không hề dao động.
~~~~~~~~~~~~~~~
Khi tin tức thu phục Lữ Tống truyền tới Bắc Kinh thì đã là trung thu.
Tảng đá lớn trong lòng Thẩm Mặc được bỏ xuống, nhưng y chỉ vui mừng trong chốc lát, vì y biết người Tây Ban Nha nhất định sẽ trở lại... Chỉ sớm hay muộn mà thôi.
Thẩm Mặc cần cuộc đại chiến này nổ ra muộn hơn, vì y cần thời gian nắm lấy quyền lực, chỉ có quyền quyết sách mới có thể khiến các dũng sĩ trên hải dương không còn cô độc nữa.
Đánh bại một đế quốc chỉ có thể là một đế quốc khác, nhưng Đại Minh có thể điều chỉnh tới mức nào?
Nghĩ tới vũng bùn đấu tranh càng lúc càng lún sâu, tâm tình Thẩm Mặc trùng xuống.
Sau khi Cao Củng đi, ngôn quan chĩa thẳng mũi giáo vào Quách Phác, đàn hặc ông ta "đức hạnh không đủ, thích nịnh bợ, không xứng làm các thần", Long Khánh không chịu phế truất một đại thần nữa, dùng ngôn ngữ cứng rắn cự tuyệt, cảnh cáo bọn chúng không được đuổi cùng giết tận.
Nhưng quyền uy một khi đã mất, phải dùng uy lực gấp mười mới lấy lại được, Long Khánh không có cái bá khí đó, nên ngôn quan không sợ, còn vắt óc tìm đủ mọi tội trạng công kích Quách Phác.
Quách Phác là quan thanh liêm, xử sự công chính, là người nhân hậu, khác hẳn với Cao Củng, có mối quan hệ rất tốt.
Đại thần trong triều đều biết, những tội trạng thêu dệt kia đều là giả, tội thực sự của Quách Phác là không chịu a dua theo Từ Giai, là chiến hữu của Cao Củng.
Đám ngôn quan thì cho rằng, trong nội các tồn tại một tập đoàn âm mưu, luôn tìm cách phản đối Từ các lão, muốn gây bất lợi cho ngôn quan.
Hiện giờ Cao Củng đã cuốn xéo, ông còn ở đây làm gì?
Cho nên đám ngôn quan quyết không đạt được mục đích không thôi.
Nhưng có không ít phái trung lập, thậm chí bản thân đại thần cốt cán của Từ đảng cũng tìm cơ hội cầu xin với Từ Giai. Điều này làm Từ Giai bất ngờ, càng bất ngờ hơn nữa, ông ta không khống chế nổi đám ngôn quan nữa rồi.
Từ trước tới nay, vì tị hiềm, Từ Giai rất ít tiếp xúc trực tiếp với ngôn quan, đa phần mệnh lệnh thông qua Trương Cư Chính, sau đó do mấy tên cốt cán đi kích động kẻ khác, chiêu này dùng lần nào chuẩn lần đó.
Song tác dụng phụ cũng dần thể hiện ra, phương pháp này có sức khống chế quá yếu, đám ngôn quan thấy người khác nổi danh, không cần ai chỉ thị, cũng chủ động chạy khắp nơi cắn người. Lại nhìn thấy kẻ đàn hặc trước bình an, càng trở nên ngông cuồng, bịa đặt đủ chuyện, vượt quá mọi giới hạn.
Từ Giai không thể tát vào mặt mình cấm chỉ ngôn quan đàn hặc Quách Phác, huống hồ ông ta không muốn nhìn cái mặt Quách Phác nữa.
Cứ thế giằng co cho tới tháng này, đám ngôn quan vứt bỏ hết thể diện, dâng thư nói ông ta trước kia tang cha dùng đoạt tình ra nhậm chức, thiếu hiếu đạo bị người đời kinh bỉ. Hại nói mẹ ông ta tuổi già nhiều bệnh, không chịu về phụng dưỡng, xói mòn nhân phẩm, làm người ta nhục thay.
Lời ác độc tới mức không tưởng tượng nổi, thiếu điều nói thẳng, ông xéo đi, bọn ta không muốn nhìn thấy ông nữa.
Quách Phác sớm đã không chịu nổi, nhưng hoàng đế không phê duyệt cho từ chức. Giờ người ta lấy hiếu đạo ra vấy bẩn, Quách Phác quỳ luôn ngoài cung Càn Thanh xin cho về quê.
Hoàng đế thấy ông ta đã quyết, triệu kiến tới hỏi:
- Trong cố mệnh đại thần, Cao khanh đã bỏ trẫm mà đi, chẳng lẽ khanh cũng vì lời nói đó bỏ trẫm nữa sao?
- Lời người như đao.
Quách Phác khóc nói:
- Thanh danh thần đã mất hết, dù thần có mặt dày ở lại, nhưng trong triều còn chỗ đứng cho thần nữa sao.
- Trẫm tin khanh mà.
- Nhưng bệ hạ không chặn được miệng chúng.
Lời này của Quách Phác thẳng thắn lắm rồi.
Con người trưởng thành trong nghịch cảnh, Long Khánh sáng suốt hơn trước kia nhiều, ít nhất cũng nghe ra ý ngầm trong lời ông ta.
Im lặng hồi lâu, Long Khánh ảm đạm nói:
- Biết làm sao...
Kỳ thực Long Khánh đã sớm không nhịn nổi nữa, tháng trước hắn hạ chỉ cho nội các tiến hành khảo sát khoa đạo. Kinh sát mới qua nửa năm, hiển nhiên hoàng đế muốn khai đao với ngôn quan rồi.
Nhưng Từ Giai vì muốn bảo vệ ngôn quan, cho rằng "không hợp quy củ, có hiềm nghi đả kích ngôn luận" can gián hoàng đế.
Biết làm sao, biết làm sao đó là lời thổ lộ buồn bực trong lòng vị hoàng đế trẻ.
Không còn cách nào, Long Khánh phê chuẩn cho Quách các lão từ chức...
Khi Quách Phác đi, học sinh đều đến tiễn, thậm chí lão thần như Cát Thủ Lễ, Chu Hành đều có mặt khác biệt hoàn toàn với cảnh lẻ loi của Cao Củng, e rằng không thể dùng đối nhân xử thế chênh lệnh mà giải thích.
Quách Phác đi, Thẩm Mặc không tới tiễn, ông ta không cho y tới, vì cải cách binh bộ đang tới lúc mẫu chốt, ông ta lo sinh ra rắc rối không cần thiết cho y.
Thẩm Mặc hết sức cảm kích Quách Phác, nếu chẳng phải ông ta lợi dụng sức ảnh hưởng của mình ở binh bộ, trấn áp đám phản kháng, e rằng Thẩm Mặc chỉnh đốn chẳng được thuận lợi như bây giờ.
Chỉ ba tháng, y làm binh bộ đổi phe.
Vừa mới tới, y liền điều tra lang trung võ khố ti, tra ra gần trăm vạn tài sản.
Tiếp đó lần theo dấu vết, truy tới Xa giá ti, lang trung Xa gia ti thấy kết cục kẻ trước, chuẩn bị khai báo với khâm sai, nhưng đêm trước khi tự thú, bị phát hiện ra chết đuối trong sông hộ thành.
Cùng đêm đó lang trung võ khố ti chết trong thiên lao, kinh sư chấn động, ai cũng đoán người chết tiếp theo là lang trung nào.
Vậy nhưng ở vụ án này, Thẩm Mặc không hỏi tới nhiều, chỉ đốc thúc Thuận Thiên phủ sớm ngày phá án, sau đó vài ngày, lệnh điều động đưa xuống Vương Sùng Cố lấy hàm thượng thư làm tổng đốc tam biên; Hoắc Kỳ đổi chỗ với Đàm Luân tổng đốc Tuyên Đại.
Người không rõ nội tình nói nó cho thấy quyết tâm chỉnh đốn quân bị của triều đình, hai vị đại thị lang xuất trấn biên thùy, đây là hành động lớn chưa từng có.
Có người nói đây căn bản là trục xuất, có bọn họ nghĩ không ra, Sơn Tây bang sao lại chịu để cho người ta cắt xẻo như thế?
Sao Thẩm Mặc làm được, chuyện này phải quay lại ngày y vờ say ở phủ Định quốc công.
Ngày hôm sau Định quốc công lấy lý do sinh nhật cháu, mời hai vị quốc công khác tới phủ, đem nội dung trò chuyện với Thẩm Mặc nói ra.
Cả ba cho rằng điều kiện của Thẩm Mặc cơ bản có thể chấp nhận được, nhưng muốn huân quý giao ra ruộng đất chiếm đoạt là không thể được, tuyển người phải giữ lại một nửa.
Còn về miếng bánh ở Nam Dương, ý tứ lão gia hỏa là mấy năm đầu lấy tiền, dù sao bạc không biết lừa người. Đương nhiên cũng phải phái thân tín tới xem nơi đó thực sự có vạn khoảnh ruộng như trong lời đồng không.
Thẩm Mặc mau chóng trả lời, truân điền có thể không truy cứu, chuyện Nam Dương cũng có thể làm theo yêu cầu của họ. Nhưng sử dụng quan quân, phải xem biểu hiện của bọn họ, do tổng lý luyện binh quyết định, y không can thiệp cũng không cho ai can thiệp.
Đám huân quý biết, nếu theo xét theo năng lực thì đám quan quân nổi mấy tên lưu lại? Nhưng bọn họ nghe ngóng đươc, Thích Kế Quang không phải là khó nói lắm, tựa hồ có cửa sau để đi. Hiển nhiên thương lượng với một võ nhân dễ hơn cầu xin một đại học sĩ.