Có điều tất cả đều thay đổi sau khi Cty Nam Dương khống chế Mã Ni Lạp - Lữ Tống, con đường vốn thuộc về Vương Trực bị Cty Nam Dương chiếm lĩnh điểm quan trọng nhất.
Trước kia đội thuyền của Vương Trực qua Mã Ni Lạp phải nộp thuế cho người Tây Ban Nha, hiện giờ ông ta tất nhiên không nộp thuế cho Cty Nam Dương, Trịnh Nhược Tằng cũng tự giác không nộp thuế cho Vương Trực, hai bên không thấy có gì không ổn.
Nguyên tắc tối cao trên biển chẳng phải là lời thề chó má gì, mà là năm chữ "thực lực là tất cả".
Vì thế tuyến đường Nam Dương thực tế được hai nhà chia sẻ, đại biểu của Vương Trực ở đây là Mao Hải Phong.
Hạch tâm quyền lực của Vương Trực là "Triều Tiên - Sơn Đông - Đại dương". Mao Hải Phong bị phái tới Nam Dương là biến tướng của trục xuất. Biết làm sao con nuôi có trung thành đến đâu cũng không bằng con đẻ.
Nhưng uy vọng Mao Hải Phong quá cao, mà Vương Trừng, con trai Vương Trực mới ra biển, nên để thuận lợi giao ban, Vương Trực đành đẩy Mao Hải Phong đi thật xa.
Mao Hải Phong cũng không ngây ngô như xưa nữa, hắn đã trung niên, đã trưởng thành lão luyện. biết nếu chẳng nhớ tình cha con, cùng thân tín của mình quá nhiều, Vương Trực đã giết mình rồi. Nên quyết không về nữa, ở lại cảng Đại Mạo xây dựng căn cứ, đồng thời chủ động ra tín hiệu muốn chung sống hòa bình với Cty Nam Dương.
Tín hiểu của hắn được phía Cty Nam Dương hưởng ứng nhiệt liệt, thậm chí Trịnh Nhược Tằng còn đem rất ít tùy tùng tới cảng Đại Mạo gặp hắn.
Mao Hải Phong bình sinh phục nhất là hạng nhân vật "thư sinh chống lại vạn quân" như Thẩm Mặc, thấy Trịnh Nhược Tằng tất nhiên khâm phục không thôi, hai bên hợp tác vui vẻ, mau chóng đạt thành hiệp nghị "không xâm phạm lẫn nhau, cùng chia sẻ lợi ích, bảo vệ di dân, cùng nhau khác ngoại địch."
Hai phe tu bổ quan hệ đương nhiên không phải chỉ vì mị lực cá nhân của Trịnh Nhược Tằng, cơ bản là ở người Tây Ban Nha...
Bọn họ đều biết, cường quốc hải quân này nhất định sẽ quay lại, tới khi đó tuyệt đối không phải chỉ là chút nhân mã, ngoài ra thổ dân đương địa cũng không thân thiện...
Bộ tộc trên đảo Lữ Tống rất nhiều, mặc dù có cái giao hảo với người Hoa, nhưng cũng có cái hết sức thù địch, coi người Hoa là kẻ xâm lược giống lũ "quỷ lông đỏ".
Cho nên muốn đứng vững, chỉ có cách liên hợp với nhau.
Với Mao Hải Phong mà nói kế thừa quyền lực của Vương Trực ở Nam Dương có nghĩa là không chỉ Lữ Tống, mà cả Nam Dương đều có quyền ngồi ngang với Cty Nam Dương, tương lai tiến hay lui đều có vốn mặc cả lớn.
Tất nhiên Vương Trực cũng có điều kiện, đó là muốn Mao Hải Phong sau khi mình chết giúp Vương Trừng trấn áp khả năng phân liệt có thể xảy ra...
Vương Trực tin, chỉ cần hai huynh đệ này liên thủ với nhau, Diệp Bích Xuyên hay Vương Thanh Khê đều không dám giở trò gì.
Tóm lại, bất kể ra sao tuyến đường Nam Dương sớm muộn sẽ nằm trong tay Cty Nam Dương.
Còn về phần Từ Hải, vì có Vương Thúy Kiều luôn hướng về triều đình, cho nên không khó thuần phục như Vương Trực, chỉ có điều hắn luôn muốn công chiếm Mã Lục Giáp bị Thẩm Mặc áp chế, làm hắn có chút bất mãn.
Mã Lục Giáp là cánh cửa hải cương của Đại Minh mà Thẩm Mặc định ra, tất nhiên sớm muộn gì cũng phải lấy, vậy nhưng thời cơ chưa tới, y không muốn khai chiến với cả hai cái "Nha", cho nên không cho bất kỳ một ai gây sự, ngược lại lệnh Cty Nam Dương không tiếc mọi giá giao hảo với tổng đốc Phật Lãng Cơ ở đó, được sự giúp đỡ của người Phật Lãng Cơ ở Áo Môn, nhiệm vụ này hoàn thành xuất sắc.
Sức ảnh hưởng và khống chế của Cty Nam Dương với hai tuyến đường biển này ngày càng mạnh, đó là sự thực không cần tranh cãi, cho nên lo lắng về an toàn trên biển có thể bỏ đi.
Về phần "nguyên liệu" và "lương thực", Thẩm Mặc nói với mọi người:
- Các vị đúng là cầm bát vàng đi xin cơm, khai phá Lữ Tống chẳng phải cái gì cũng có à? Cần gì chịu quản chế của người khác?
Mọi người cười ngượng ngùng, chư vị ngồi đây đương nhiên là đều mua cả đống đất đai ở Nam Dương rồi, nhưng bị trói buộc của truyền thống, bọn họ đâu coi đó là lãnh thổ của mình, chỉ coi là điểm trung chuyển trên đường cho nên không có ý khai phá.
Ngoài ra ai biết người Tây Ban Nha lúc nào sẽ quay lại, bọn họ đều biết sức mạnh vô địch trên biển của người Tây Ban Nha, chẳng may không địch lại được thì bao công sức chẳng phải đổ sông đổ biển hết hay sao?
Đương nhiên cũng có thể hiểu cho ho, với các công hầu ở Bắc Kinh mà nói, Nam Dương thực sự quá xa, đi lại một chuyến mất cả năm, thật sự không khơi lên được hứng thú.
Đối với điều này Thẩm Mặc bó tay hết cách.
Chuyện tương tự cũng xảy ra với huân quý ở Bắc Kinh, càng làm Thẩm Mặc chán nản hơn, trừ hai vị công gia họ Từ một nam một bắc còn miễn cưỡng tiếp nhận, những huân quý khác cũng cử người tới Lữ Tống xem đất, nhưng sau đó không thấy nói năng gì tới nó nữa.
Đương nhiên cũng có thể hiểu cho họ, với các công hầu ở Bắc Kinh mà nói, Nam Dương thực sự quá xa, đi lại một chuyến mất cả năm, thật sự không khơi lên được hứng thú.
Bọn họ hứng thú hơn là đất đai ở Liêu Đông, nhưng nơi đó bị Đóa Nhan tam vệ chiếm cứ, lại có cả người Nữ Chân, chẳng ai dám tới đó tìm kích thích.
Cho nên hiện nay suy nghĩ của Thẩm Mặc là làm sao để người Đại Minh có lòng tin vào Lữ Tống.
Chuyện này trước tiên để lại đã, dù sao y cũng đã vẽ ra cái bánh cho mọi người, thực hiện được hay không thì đợi thời gian kiểm nghiệm.
Thời gian trôi qua rất nhanh, bất tri bất giác nghe bên ngoài bẩm báo, giờ hạ táng đã tới.
Thẩm Mặc đành ngừng câu chuyện:
- Tới đây thôi vậy, vấn đề còn lại khá phức tạp, ta sẽ trao đổi với mấy vị gia chủ rồi họ sẽ truyền đạt cho các vị.
Nói rồi đứng dậy, trầm giọng nói:
- Hiện giờ thu tất cả tâm tư lại, tiễn đại soái về nơi an nghỉ cuối cùng.
Mọi người vâng lời, cùng đứng dậy theo y ra ngoài, chỉ thấy những người tới tiễn đưa khác cũng đi ra, đang chờ đợi.
Thẩm Mặc không nói gì, chỉ gật đầu chào rồi đi tới bên mộ.
Quan tài lớn của Hồ đại soái đặt trên huyệt mộ, chỉ cần tới giờ dân phu sẽ đặt xuống, sau đó dùng đất lấp đi.
"Đùng! Đùng! Đùng!" Ba tiếng pháo vang lên, báo hiệu giờ lành đã tới, khung cảnh vốn có chút huyên náo tức thì thành im phăng phắc.
Sau một loạt nghi lễ, Thẩm Mặc tuyên đọc tế văn do Long Khánh đế khâm ban, đọc xong đốt trước quan tài của Hồ Tôn Hiến.
Đợi lửa cháy hết, đốt hết tế văn màu vàng lia, lễ quang gõ thanh la "keng" một tiếng, hô:
Tiếng hô dừng lại, ba sáu vị tráng hán mặc áo tang, cắn răng khiêng chiếc quan tài vô cùng nặng nề lên.
Mười mấy người con cháu của Hồ Tôn Hiến đi trước mở đường, trưởng tử Hồ Quế Kỳ đi ở chính giữa, vừa khóc vừa hất từng bát Hùng Kích huyết dọc đường, Hùng Kích huyết có thể trừ tà, rải trên đường tránh ma quỷ quấy nhiễu, để người chết an giấc nghìn thu.
Tới bên huyệt mộ, Hồ Tôn Hiết hất mạnh số Hùng kích huyết còn lại lên nắp quan tài, cầu mong phụ thân trên trời bình an...
Tiếp đó lễ quan lại cao giọng hô:
- Bái tống.
Mấy nghìn người họ Hồ, cùng đạt quan quý nhân, bao gồm cả Thầm Mặc đồng loạt quỳ xuống.
- Nhất bái...
Tất cả áo tang màu trắng đều rạp xuống đất.
- Nhị bái..
- Tam bái...
Khi mọi người đứng dậy chiếc quan tài lớn đã được đặt trong huyệt mộ, tất cả quan nhân và hiếu tử hiền tôn lui ra, 108 chiếc xẻng sắt hất đất lấp kín quan tài, nghi lễ an táng coi như kết thúc.. Sau đó thợ dùng Đoạn long thạch vạn cân đặt lên trên, tránh có kẻ trộm quấy rầy giấc ngủ của đại soái.
Tang lễ kết thúc, quan thân bách tính lục tục xuống núi, Thẩm Mặc ở lại thủ hiếu cho Hồ Tôn Hiến ba ngày.
Mọi người không ai không cảm động mối thâm tình giữa Thẩm các lão và Hồ thái bảo, ai ngờ, y chỉ muốn nhờ đó giải bớt áy náy trong lòng.