Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 1472: Đường Ở Đâu (2)

Chương 1472: Đường Ở Đâu (2)




Dịch: lanhdiendiemla.

- Trước tiên, tình hình ở Mã Ni Lạp hiện nay rất giống Thượng Hải khi ngươi mới tới, Đại Minh tuy nhiều quan, nhưng chỉ có ngươi có kinh nghiệm, năng lực xử lý tình huống phực tạp như thế, đồng thời biết làm sao để nó phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.

- Ngươi bảo ta quản một thành thị còn miễn cưỡng được.

Thẩm Kinh cau mày:

- Nhưng làm tổng đốc một nước thì vượt ngoài năng lực của ta rồi.

- Ha ha, ngươi quản lý tốt Mã Ni Lạp cho ta là được, bên ngoài Mã Ni Lạp có Cty Nam Dương phụ trách.

- Ngươi muốn ta biến Mã Ni Lạp thành thành phố thế nào?

Người khác không biết chứ hắn quá hiểu Cty Nam Dương, đây là tổ chức phức tạp chứ không phải là thương hội vũ trang kiểu như công ty Đông Ấn Độ của người phương tây.

- Chỉ một câu thôi.

Thẩm Mặc đứng lại:

- Thành phố thích hợp cho người Hoa cư ngụ.

- Vậy Lữ Tống?

- Thích hợp cho người Hoa cư ngụ.

-...

Thẩm Kinh im lặng, hắn ở Thượng Hải, nơi tự do cởi mở nhất, nên hiểu tầm quan trọng tuyến đường Lữ Tống, biết nơi đó có bao nhiêu dị tộc, tiểu bang. Không phải tộc ta ắt mang lòng khác, muốn người Hoa sinh sống thoải mái, chỉ có cách... Hắn không dám nghĩ nữa.

Thấy mặt hắn trắng bệch, Thẩm Mặc biết mình không nhìn nhầm người, nếu hiện giờ mặt Thẩm Kinh còn thản nhiên, y sẽ tìm người khác tới Lữ Tống.

Thẩm Mặc đưa tay ra nắm chặt tay Thẩm Kinh, ngữ khí khẩn thiết nói:

- Huynh đệ, có một số lời ta có thể nói rõ với ngươi. Ngươi xem Hán Tấn Đường Tống, vì sao không triều đại nào thoát được vận mệnh diệt vong? Khí số lâu nhất cũng chỉ 200 năm là hết?

Thẩm Kinh lắc đầu, đây là vấn đề hắn không nghĩ thông được, đành đợi Thẩm Mặc giải thích:

- Nguyên nhân chỉ có bốn chữ, thôn tính ruộng đất. Càng thôn tính nhanh càng toi đời nhanh. Hoàng thất, tông nhân, quan quý chưa chiếm tới hai phần trăm dân số, nhưng lại chiếm tới trên bảy mươi phần trăm đất đai, đã vượt qua thời Đường Tống mất nước, mà còn đang không ngừng ra tăng... Nếu tiếp tục thế này, vài chục năm nữa thôi người dân sẽ phất cờ nổi dậy Nếu không có gì bất ngờ hai ta khi già sẽ được thấy.

Lần đầu tiên Thẩm Kinh được nghe lời dự đoán làm người ta bất an như thế, cổ khô khốc:

- Vậy phải làm sao đây?

- Trong triều đều đã ý thức được nguy cơ này, bọn họ bụng đầy kinh luận, diệu kế không hết, nhưng cái chuyện cướp thức trong miệng hổ này, không ai có cách nào cả.

- Điều này ta hiểu.

Thẩm Kinh gật đầu:

- Nơi khác chưa nói, ở Thượng Hải, tám phần đất đi do quan quý sở hữu, trong đó quá nửa thuộc về nhà họ Từ, ta cũng chẳng biết làm sao.

- Đúng thế đấy.

Thẩm Mặc thở dài:

- Trong một cái xã hội khép kín, lấy nông nghiệp làm chủ, bất kỳ cuộc cải cách nào cũng không thể thành công. Thôn tính đất đai, kẻ có lợi là đám quan quý, ngươi muốn chúng nhả đất trong miệng ra, chúng sẽ lấy mạng ngươi, cho dù là hoàng đế cũng chẳng dám đối đầu với quần thể lợi ích này.

Năm xưa Vương An Thạch biến pháp, tuy rõ ràng là lợi nước lợi dân, nhưng bị phản đối. Tống Thần Tông không hiểu, hỏi nguyên lão đại thần Văn Ngạn Bác:

- Nếu ông cũng thừa nhận làm thế có lợi cho nước, vì sao lại phản đối.

Văn Ngạn Bác có thể do tuổi cao, lười nói lời đường hoàng, chậm rãi đáp:

- Bệ hạ ngài cùng sĩ đại phu trị vì thiên hạ chứ không phải cùng bách tính.

Câu nói này định sẵn là lời nguyền khiến bất kỳ cuộc cải cách nào cũng thất bại.

Thẩm Mặc căn bản không coi trọng cải cách, y muốn tìm con đường khác.

Không phải y lợi hại hơn người, mà y có tầm nhìn và kiến thức vượt thời đại, biết còn con đường để đi... Có điều thiên thời địa lợi đã có chỉ thiếu nhân hòa.

- Chẳng lẽ không còn cách nào?

Thẩm Kinh lo lắng.

- Nếu không để mọi người bỏ đi sự ỷ lại vào ruộng đất, trừ cải cách ra không có cách nào khác.

- Nói như thế đất đi là nguyên tội?

Thẩm Kinh không hổ có vợ tám nước, kinh thánh cũng hiểu.

*

Nguyên tội: nguồn gốc tội lỗi; đạo Cơ Đốc chỉ tội lỗi do A-dam và E-va thuỷ tổ của loài người phạm phải khi trộm ăn trái cấm trong vườn Địa đàng mà Thượng đế không cho phép. Sau này chỉ nguồn gốc tai hoạ và tội ác của con cháu đời sau,

- Đất đai không phải là nguyên tội, sự tham lam của con người mới là nguyên tội, chỉ là chẳng những không bỏ được, mà nó lại càng bành trướng. Nếu tất cả mọi người đều dựa vào đất kiếm ăn, kẻ mạnh sẽ không ngừng chiếm đoạt của kẻ yếu, cuối cùng kẻ yếu không nhịn được sẽ tạo phản, sau đó vương triều thay đổi, bắt đầu cái vòng tuần hoàn mới... Nói thế ngươi đã hiểu chưa?

- Vậy phải làm sao trừ bỏ sự phụ thuộc này.

- Kỳ thực ở đông nam làm không tệ.

Thẩm Mặc mỉm cười:

- Ngươi không nghe nói quê chúng ta có vài người làm ăn kiếm tiền bên ngoài, liền đem tiền mua đất sao?

- Có mua một chút, nhưng đại đa số là dùng để mở rộng sản xuất.

Thẩm Kinh vỡ lẽ:

- Ngươi nói cổ vũ công thương?

- Từ xưa nay xếp thứ bậc "sĩ nông công thương", nhưng công thương mới là đại biểu cho sự tiến bộ.

Thẩm Mặc gật đầu:

- Nông nghiệp làm gốc, công thương là nghề mạt hạng, đây là quan niệm sai lầm. So với nông nghiệp hiệu xuất thấp, công thương đem lại nhiều tài phú hơn, lại không bị đất đai hạn chế. Công thương nghiệp hưng thịnh, có thể làm đám quan quý tách rời khỏi ruộng đất, cho bách tính cơ hội mưu sinh. Tóm lại cổ vũ công thương là thuốc lành trừ bỏ nguy hại của thôn tính ruộng đất.

- Vì sao các triều đại trước không nghĩ tới?

Điều này rất bình thường, hắn không tin trước kia người ta không nghĩ ra.

- Một, nông nghiệp trói chặt bách tính vào đất đai, mà công thương nghiệp làm nhân khẩu lưu động mạnh. Nông dân có sức chịu đựng thuế má hơn xa công nhân thương nhân.

- Vì sao?

- Với nông dân mà nói, chỉ cần có cái ăn là có thể chịu đựng được, với công thương nghiệp, không có lợi nhuận, không thể tiếp tục.

Hôm nay Thẩm Mặc bỏ thời gian dạy Thẩm Kinh cơ sở kinh tế, để tên gia hỏa không thích đọc sách này hiểu gánh nặng trên vai lớn thế nào, biết phải nỗ lực theo hướng nào:

- Trừ tâm tư u ám này ra, khi vương triều mới lập nên, thì "vạn dặm xương trắng", đất đai hoang vu. Làm sao để nhân khẩu đông đúc, bách tính cơm no áo ấp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Khi ấy nông nghiệp là lựa chọn tốt nhất, mà thương nghiệp lại khiến người ta trở nên thiếu thuần phác, không phải là điều kẻ thống trị muốn.

- Vậy ngươi cổ vũ công thương, không sợ hoàng đế và đại thần phản cảm sao?

Thẩm Kinh lo lắng.

- Đó là thiên thời mà ta nói, hòa bình 200 năm làm công thương nghiệp của Đại Minh cực kỳ phát triển, thêm vào gặp đúng "thì kỳ đại hàng hải" khiến bạc trắng khai thác cuồn cuộn, sau đó chuyển tới nước ta mua thương phẩm, kiếm tiền người nước ngoài, bản quốc không tổn thất gì nó đã thành nhận thức chung trong ngoài triều.

Thẩm Mặc khẽ mỉm cười:

- Hơn nữa, chẳng cần ta đề xuất, con người đều trục lợi, nay đầu tư vào công thương lời hơn ruộng đất chục lần, ngay đám đại địa chủ cũng "đổi gạo sang dâu", lúc này triều đình phải suy nghĩ, nếu đông nam không trồng lương thực nữa thì làm sao? Làm thế nào để quốc khố sung túc?

- Liên quan gì tới Lữ Tống?

- Ngươi nói xem cấp Đại Minh một lãnh thổ lớn gấp ba lần Chiết Giang có ý nghĩa gì?

Nơi đó tuy nhiều động đất bão bùng, nhưng mặt trời chiếu quanh năm, lượng mưa sung túc, đất đai phì nhiêu, nếu dùng trồng trọt, trong nước không thể so được.

- Ta dùng nó để trồng trọt.

Thẩm Kinh ở phương diện nào đó, thực sự là kỳ tài:

- Như thế có thể điều tiết và bổ xung rất tốt cho quốc nội.

- Kỳ thực những thứ này không khó lý giải, nếu Lữ Tống có thể để cho chúng ta sử dụng, lợi ích rất dễ thấy. Nhưng vì sao trước kia ta khuyên khích mọi cách mà đám đại hộ không muốn cắn miếng thịt mỡ này?

Bất tri bất giác hai người đã vào thôn, thị vệ lấy nước rửa chân cho hai người, Thẩm Mặc vẫn nói:

- Nguyên nhân vì Lữ Tống xa cách nghìn trùng, làm bọn họ cảm thấy không chân thực.


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Nạp Lịch Thạch