- Mặc dù cũng khó, nhưng ta còn hi vọng làm được, nên sẽ toàn lực ứng phó.
Lời tới đây đã không cần nói tiếp nữa, "lời không hợp nửa câu cũng là thừa", Hà Tâm Ẩn đứng dậy thở dài:
- Giang Nam, ta mang một bầu nhiệt huyết tới gặp ngươi, ai ngờ ngươi hất cho một chậu nước lạnh. Thôi vậy, ra ngươi làm quan lớn rồi, không còn là thư sinh khí phách năm xưa nữa, coi như ta đi uổng chuyến này...
Rồi chắp tay muốn đi.
- Chậm đã.
Thẩm Mặc đứng dậy.
- Có gì chỉ giáo?
Hà Tâm Ẩn không quay đầu, nhưng cũng đã đứng lại.
- Hôm nay từ biệt, không biết tới khi nào mới gặp lại, có lời ta không thể không nói. Ta nghe nói huynh tới các nơi, tuyên truyền lý tưởng trung hòa đường... Ta khuyên huynh ngừng lại đi, làm chút ở khu núi rừng xa xôi chẳng sao, nhưng nếu ở chỗ khác làm lớn lên, sẽ gây họa sát thân đấy.
- Thụ giáo.
Hà Tâm Ẩn vốn có chút hi vọng y đổi ý, gọi mình lại cùng thương lượng quốc sự. Ai ngờ y phủ định mình, lửa giận bùng lên:
- Ta không mang cờ hiệu Thẩm các lão đi khoe khoang đâu, ngài cứ yên tâm.. Cáo từ.
Lời chưa dứt người đã ra khỏi cửa.
Thẩm Mặc vội ra tiến, thấy Hà Tâm Ẩn đi thẳng tới cuối thuyền, vội lên tiếng nói:
- Thang ở bên này cơ mà.
- Thang quá chậm, thuyền của ngươi ta không muốn ở lại thêm chút nào.
Hà Tâm Ẩn tung mình nhảy xuống, tõm một cái biến mất trong dòng nước lạnh.
Thẩm Mặc chạy vội tới bên thuyền, chống tay lan can nhìn xuống, dù y biết Hà Tâm Ẩn không thể chết chìm trong Đại Vận Hà, nhưng không thấy bóng người, vẫn cứ lo.
Một lúc sau mới thấy cách ngoài mười mấy trượng, một người ngửa mặt bơi, vừa ca vang khúc ca bi tráng thê lương.
Hôm nay là ngày gì, tuyết đầy núi non.
Hôm nay là ngày gì, ánh khiếm chói lòa.
Cung Hán đây, sao phải oán.
Khúc Cai Hạ, than làm chi.
Lòng tràn chí anh hùng.
Thúc ngựa chém Lâu Lan.
Thân nam nhi, chí xa vời.
Rời cố hương, tới Thiên Sơn.
Chớ buồn thương, sầu ly biệt.
Chớ buồn thương… ha ha ha …
Nghe tiếng ca như khóc ra máu, tất cả mọi người đều không khỏi suy đoán, chuyện gì khiến người này thương tâm như thế.
Thẩm Mặc tay siết chặt lan can, đứng đó không nhúc nhích, tới khi Hà Tâm Ẩn và tiếng ca của hắn biến mất trong bóng đêm, tay đấm mạnh vào lan can, máu tuôn không nhớt.
Thị vệ vội vàng tới băng bó cho y, loáng thoáng nghe Thẩm Mặc lẩm bẩm:
- Lại thiếu đi một, lại thiếu đi một...
Thị vệ đưa mặt nhìn nhau, không biết rốt cuộc đại nhân nói thiếu đi cái gì.
Dọc đường bình an, trung tuần tháng ba, cuối cùng thuyền tới được Thông Châu, Thẩm Mặc để đại đội thị vệ đợi trên thuyền, mình dẫn nhóm nhỏ hộ vệ xuống thuyền trước, lên một chiếc kiệu phổ thông đợi trước.
Thị vệ cùng chiếc kiệu đi tới dịch trạm Thông Châu.
Thông Châu là nơi quan lại qua lại như mắc cửi, cho nên dịch trạm cũng vô cùng rộng rãi, vừa vào sân đã có dịch thừa lên đón:
- Sớm thế này tới tìm người hay tới ở trọ?
Dù sao ở dưới trân thiên tử, quen thấy quan cao quý nhân rồi, nhìn thị vệ của Thẩm Mặc chẳng có cảm giác gì.
- Tìm người.
Đầu lĩnh thị vệ nói:
- Xin hỏi Từ các lão nghỉ ở đâu?
- Đại nhân nhà các ngươi muốn tìm Từ các lão?
Dịch thừa đánh giá hắn:
- Khuyên các ngươi nên về thì hơn, hôm qua thương trường thị lang tới cũng bị ngăn bên ngoài.
- Gặp hay không là chuyện của Từ các lão.
Thị vệ lạnh lùng nói:
- Ngươi chỉ cần dẫn đường là được.
- Được, coi như ta lắm mồm.
Dịch thừa thấy khẩu khí hắn lớn như thế, chẳng biết là nhân vật lớn thật hay hạng ngông cuồng, nhưng chẳng chuốc rắc rối vào người làm gì, nói:
- Theo ta.
Kiệu muốn đi vào trong Thẩm Mặc lên tiếng:
- Dừng kiệu.
Nói rồi vén rèm lên.
Nhìn thấy người này mặc thường phục, tuổi không quá 30, dịch thừa coi thường nghĩ:" Trừ khi ngươi là nhi tử Từ các lão, nếu không đừng mong đi qua cửa đó." Lại thấy Thẩm Mặc nhận lấy một cái hũ, lại đoán "Chả lẽ là vàng? Thủ đoạn hối lộ này quá thấp kém."
Bất kể trong lòng nghĩ thế nào, dịch thừa vẫn dẫn Thẩm Mặc tới khóa viện tốt nhất, chỉ cổng vòm có người canh gác:
- Ở đó, tiểu nhân xin cáo từ.
Hắn không muốn cũng bị đuổi, liền đi trước, nhưng len lén quay đầu lại muốn thấy bộ dạng gặp xui xẻo của Thẩm Mặc.
Kết quả là hắn trố mắt, đám Cẩm Y vệ trán cao hơn trời kia vừa thấy người trẻ tuổi đó không nói một lời, tránh ra nhường đường.... Dịch thừa thiếu điều đâm đầu vào tường, thật đoán không thấu, vị này rốt cuộc thân phận ra sao?
Càng làm hắn cả kinh hơn ở đằng sau, thanh niên kia không vào, cố chắp bắt Cẩm Y vệ vào thông báo, đợi Cẩm Y vệ quay lại mời mới sách cái hũ vào sân..
Thẩm Mặc đi vào, thấy Từ Giai mặc trường bào màu xám, tóc buộc khăn tứ phương, chẳng khác gì một lão gia thông thường, chắp tay sau lưng đứng đó, hiền từ nhìn y.
Thẩm Mặc đặt hũ xuống đất, hành đại lễ:
- Học sinh Thẩm Mặc, bái kiến sư tướng.
- Ha ha, mau đứng dậy.
Từ Giai đi mau tới kéo y dậy:
- Tốt quá, hai ta còn có thể gặp nhau một lần, thật làm lão phu vui mừng. Tới sớm như thế, chưa ăn gì phải không?
- Vâng.
Thẩm Mặc gật đầu:
- Sợ sư tướng đã lên đường, nên vội vàng tới.
Từ Giai nắm tay y đi vào trong:
- Coi vi sư còn làm thủ phụ hay sao? Nghỉ rồi, thứ ít thiếu nhất là thời gian.
Vào phòng chỉ bữa sáng:
- Đấy, tới giờ còn chưa dùng bữa sáng, chúng ta cùng ăn thôi.
- Mời sư nương cùng ăn chứ ạ.
Thẩm Mặc lễ phép nói.
- Không cần, bà ấy ăn ở gian khác.
Từ Giai không ngờ lại múc cháo cho Thẩm Mặc:
- Nếu không ngươi lại thiếu tự nhiên.
Thẩm Mặc sao dám để ông ta múc cháo cho:
- Sư tướng, hãy để học sinh làm.
Từ Giai múc hơn nửa bát cháo, đặt trước mặt y:
- Lão phu đã nghỉ rồi, đợi cách xưng hô đi.
- Đổi cách xưng hô người vẫn là sư phụ, để học sinh làm.
Từ Giai sắc mặt vui mừng, không kiên trì nữa.
Thẩm Mặc múc đầy bát cháo cho ông ta, cung kính đưa tới.
Từ Giai hiền từ nhìn y, cả nếp nhăm ở mắt cũng đầy nụ cười:
- Mau ngồi xuống ăn đi.
Thẩm Mặc mở cái hũ nhỏ ra:
- Đây là tương Lộ Trực mà sư phụ thích ăn nhất, trên đường về học sinh mua một chút...
Nói tới đó ủ rũ:
- Có điều bây giờ sư phụ cũng chẳng cần gì nó nữa.
- Ôi chao, đã biết bao năm rồi.
Từ Giai hết sức cảm khái, vành mắt đẫm nước:
- Mỗi lần ngươi từ đông nam về lại mang tương cho lão phu. Về cố hương tất nhiên có thể ăn nó thường ngày, nhưng không thể ăn tương do ngươi mang tới, sao lão phu lại không cần?
Bắc Kinh tháng ba, gió xuân ấm áp, cỏ cây mơn mởn, là mùa đẹp nhất trong năm, cũng là mùa ngắn nhất.
Thẩm Mặc cầm bát lên, gắp rau vào bát, đưa tới trước mặt Từ Giai, sau đó gặp cho mình một chút. Thấy Từ Giai cầm bát đợi, y mục cháo đưa lên miệng.
- Ăn chậm thôi.
Từ Giai lên tiếng:
- Trước tiên ngậm ở miệng, đợi nước bọt tiết ra hay nuốt xuống.
Thẩm Mặc nghe lời.
Từ Giai cũng làm như thế, nuốt xong miếng cháo mới chậm rãi nói:
- Cái này ta cũng học trong Bách chúc phổ đấy, có nói ăn cháo như thế có thể trường sinh.
Thẩm Mặc cười:
- Không ngờ sư phụ cũng xem danh tác của Bồ Châu công.
- Đó là khuôn vàng thước ngọc dạy người ta trường sinh mà.
Từ Giai cảm khái vô cùng:
- Chỉ hận lão phu là lá vàng trong mưa, giờ mới chú trọng đạo dưỡng sinh, chỉ e bệnh cũ khó lành, tác dụng không lớn.
Nói xong ông ta nhìn Thẩm Mặc, lời này người bình thường nghe không hiểu được, nhưng Từ Giai tin Thẩm Mặc không phải người bình thường.
- Lời này của sư phụ sai rồi.
Thẩm Mặc quả nhiên là hiểu ý tứ trong đó, đặt bát xuống, lau miệng, nói:
- Dưỡng sinh là một loại thái độ, chỉ cầ từ bây giờ người kiên trì đạo ăn cháo, tất nhiên có thể kéo dài tuổi thọ, sống lâu trăm tuổi.