Sông Tùng Giang, lưu vực Côn Sơn, hiện giờ chính là thời điểm có lưu lượng nước dư dả nhất trong năm, mặc dù năm nay khô hạn bất ngờ, nhưng ao hồ sông ngòi khắp nơi vẫn cứ trút đủ nước vào con sông lớn này.
Đáng lý ra huyện Côn Sơn nằm ở lưu vực sông Ngô Tùng, đến lúc này khắp nơi phải là ruộng đồng xanh mươn mướt, nông dân chăm chỉ canh tác, cùng với con thuyền tấp nập trên sông, ngư phủ ca hát, tạo thành một cảnh đẹp vùng sông nước, một cảnh thiên đường nhân gian mới đúng...
Nhưng khi đoàn người Thẩm Mặc cưỡi khoái mã tới nơi thì sông Ngô Tùng đáng lẽ phải đang cuồn cuộn chảy về đông, không ngờ lại không nhìn tìm thấy được sông chính ở đâu, phóng mắt nhìn tới chỉ thấy kênh rạch chằng chịt, dòng sông chia thành vô số dòng chảy nhỏ, cả lưu vực biến thành đầm lầy đồng ruộng khiến cho thuyền bè không sao đi nổi.
Quy Hữu Quang sớm đã giảng giải cho Thẩm Mặc, sông Ngô Tùng đoạn ứ đóng ở Côn Sơn có ba phần là do dòng chảy ở đây chậm, nên phù sa do nước sông mang theo lắng đọng lại, bảy phần là do con người gây nên, vì con người phá hoại, xâm chiếm...
Vì đất đai được nước sông thấm qua, chất đất vô cùng phì nhiêu, trồng cây lương thực trên đó so với cùng đất bình thường sản lượng tăng cao lên gấp mấy lần, cho nên có người dân thấy dòng nước nơi này chảy chậm, chọc thủng đê bao, cố ý cho nước tràn vào ruộng đất hai bên sông, để mở rộng phạm vi lắng đọng.
Đê bị phá, dòng nước bị chia ra, tốc độ chảy càng chậm, bùn đất trầm tích ngày càng thêm nghiêm trọng, dòng sông ngày càng tắc. Năm bình thường thì còn được, chứ một khi năm nào gặp phải nước lớn, dòng nước hẹp như lạch, căn bản không thể nào tiết lũ được, đê lại bị chọc thủng lỗ chỗ, đành để mặc cho nó hoành hành tàn phá, nhấn chìm quá nửa huyện Côn Sơn.
Đáng lẽ ra để xuất hiện đống hỗn loạn này, quan viên hào phú hai bên bờ phải theo đó chỉnh đốn, loại chuyện tự khơi đường sông, xâm chiếm đất đi càng phải bị cấm chỉ.
Nhưng cường hào đại hộ địa phương chỉ biết nghĩ tới đồng ruộng phù sa mầu mỡ, nghĩ cách xâm chiếm lấy ruộng của người dân, chẳng những như thế còn càng quá đáng hơn, tùy tiện xây đập chắn dòng nước, đem đất đai ứ động khai khẩn thành "ruộng nước", sau đó báo quan lấy giấy tờ, tặng chút lễ vật, chính thức chiếm nó thành tài sản riêng, lại cho người dân thuê. Cách này còn có tên gọi chuyên môn, gọi là "nới ruộng".
- Đám đại hộ xâm chiếm ruộng đất ở Công Sơn cực kỳ nghiêm trọng, bọn chúng thậm chí đem ao nước tiết lũ chiếm lấy làm nơi nuôi cá, tiến hành khai hoang trồng trọt ở chỗ lắng phù xa, đem công trình thủy lợi hai bên sông phá hoại sạch sẽ, hoàn toàn ở vào trạng thái thích làm gì thì làm.
Quy Hữu Quang đau đớn vô cùng nói:
- Cho nên mỗi năm nước lớn, Côn Sơn nhất định bị chìm, chỉ vì lợi riêng của một số kẻ mà khiến bao nhiêu người phải rời xa quê hương, ly tán khắp nơi.
- Cường hào tự xây đê chắn, lấn chiếm sông hồ đã nghiêm trọng như thế, vì sao quan huyện Côn Sơn không quản?
- Ha ha ha, hiện giờ người làm quan tối đa ba năm hoặc thăng tiến hoặc điều đi, ở lại một nơi không lâu, ai mà muốn đắc tội với các đại hộ, làm cả hai bên đều không vui?
Quy Hữu Quang thở dài:
- Bọn họ càng tham cái lợi ngắn hơn, không những không cản trở đám đại hộ làm càn làm quấy, ngược lại còn quy nó vào diện nộp thuế, khiến việc lấp sông thành hợp pháp. Dưới sự dung túng của quan phủ trong thời gian dài, đường sông cơ bản đã bị ứ tắc, lương thực, dâu đây của người dân trồng trải khắp sông Tùng Giang, tạo thành đả kích trí mạng với năng lực tiết lũ của sông Ngô Tùng. Kẻ chiếm lợi trong việc này cực kỳ kiêng việc nạo vét, cho nên càng ngày càng tệ, nếu như không chỉnh đốn, sông Tùng Giang chẳng còn giữ được bao lâu.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Quy Hữu Quang nói cho Thẩm Mặc biết, Hải Thụy sau khi khảo sát thực địa, liền tiếp xúc với đại hộ vè chính phủ đương địa, hi vọng dụng pháp lệnh ước thúc, cưỡng chế rỡ bỏ đê chắn, nạo vét cảng sông, để chuẩn bị cho việc trùng tu đê lớn.
Hải Thụy nói tới bã bọt mép nhưng chuyện liên quan tới lợi ích của đám quan thân, cho nên không ngoài dự liệu, gặp phải trở lực rất lớn.
Nếu đã trao đổi không có hiệu quả, Hải Thụy đành gạt bỏ đại hộ và quan phủ đương địa, chuẩn bị tự mình làm.
Bươc đầu tiên của công trình là ngăn chặn những đập nước tự xây dựng hai bên bờ sông, khiến cho dòng nước phân tán quay trở về dòng chảy chính, đợi sau khi đầm lầy xóa đi, tìm được dòng chảy chính, vạch ra dòng nước, rồi xây lại đê bao, cho chảy đúng quy củ.
Năm nay lượng nước ít, vừa khéo làm công tác này.
Phản ứng của người dân hai bên bờ so với tưởng tượng của Hải Thụy quyết liệt hơn rất nhiều.
Chỉ thấy ở một chỗ cửa đập phía bên bờ sông, đang có vô số nha dịch thần sắc khẩn trương đứng đó, bọn họ ai nấy cầm xích sắt, côn bổng, đem mấy quan viên sắc mặt nghiêm trọng bảo vệ ở đằng sau, người đứng đầu là Hải Thụy.
Mặt hắn xám xịt, ánh mắt phức tạp, trước mặt hắn là người dân đông không kể xiết, quỳ gối ở đó, đập đầu cầu khẩn, nói:
- Xin đừng, xin đừng...
Hai bên đã giằng co một thời gian rất dài rồi, người dân yêu cầu Hải Thụy đứng lấp cửa đập, mà Hải Thụy không thể đồng ý với yêu cầu này.
- Hải đại nhân.
Một nam tử dáng vẻ thư sinh đứng lên nói:
- Chúng tôi được nghe ngài là Thanh Thiên đại lão gia, làm chủ cho dân, nhất định sẽ đứng về bên phía người dân, đúng không?
- Ngươi là ai?
Hải Thụy trầm giọng hỏi.
- Học sinh là Từ Thanh Chi sinh viên Côn Sơn.
Thư sinh chắp tay nói:
- Hải đại nhân chắc biết, nếu như lấp kín cửa đê này, dòng chảy sẽ mạnh hơn, sẽ làm vô số ruộng tốt ở hạ du bị xô đi, làm vô số ao cả hai bên bờ bị ngập nước, đất đai cạn khô. Gốc rễ người dân dựa vào để sinh tồn sẽ biến mất, nếu như làm thế, người dân phải sống ra sao? Đại nhân nỡ lòng nào làm thế?
- Đó là do ngươi thổi phồng.
Hải Thụy bình thản:
- Bản quan chỉ muốn nước trở về dòng để tu sửa đê điều, khi nào xâm hại tới gốc rễ của người dân?
- Đại nhân, nơi này đúng vốn là lòng sông, nhưng mà người dân đã trồng trọt nhiều năm rồi.
Từ Thanh Chi nói:
- Nếu ngài muốn nó quay lại làm sông, tức là tước đoạt ruộng đất của người dân, bóp chết đường sống của họ.
Hải Thụy kiên nhẫn nói:
- Năm nay hạn hán còn đỡ, nếu như năm sau nước lớn, nhấn chìm toàn bộ đất đai, chẳng phải công sức cả một năm của các ngươi sẽ trôi sông cả sao?
Từ Thanh Chi cười khổ:
- Điều đó thì có cách nào đâu, để cho ông trời định đoạt vậy, có thể thu được quý nào hay quý nấy, nơi này đất đai phì nhiêu, một quý thu bằng ba quý nơi khác, cho dù bị nhấn chìm, năm sau làm lại cũng vẫn lời.
Hắn nói rất khơi động tình cảm của người khác:
- Đại nhân đây là dựa vào trời kiếm cơm! Đây là đất đai do huynh đệ nhân dân phải gánh từng gánh đất đắp thành, đây là đập mà người dân vất vả xây nên. Bọn họ hết năm này qua năm khác hết ngày này qua ngày khác làm việc, vì chút đất có thể bị nước lũ xô đi bất kỳ lúc nào, đúng là đáng thương, đúng là đáng buồn! Chẳng lẽ chút lương thực cứu mạng của bọn họ ngài cũng muốn tước đoạt sao?
- Đúng thế, đại nhân, tha mạng, xin lưu tình...
Đám đông bị hắn làm cực kỳ xúc động, rất nhiều người dân khóc rống lên.
Nghe tiếng khóc đầy tai, trong lòng Hải Thụy bị dày vò vô cùng nhưng hắn rất tỉnh táo, biết rằng nếu mang lòng dạ đàn bà, không khơi thông sông Ngô Giang, cục diện thủy tai sẽ lặp đi lặp lại, sẽ khiến cho gấp trăm lần số bách tính bị ai ương, cho nên phải làm.
Ánh mắt liếc qua mọi người, đột nhiên hắn nhìn thấy trong nương dâu đằng xa, tựa hồ có bóng người xuất hiện, nhưng một nhóm nhân mã chạy tới thu hút sự chú ý của hắn.
Chỉ thấy một đám quan sai, xúm quanh một quan viên mặc quan phục giống hệt hắn, nhưng mới hơn rất nhiều, từ đằng xa hồng hộc chạy tới, người dân vừa nhìn thấy hắn, liền sợ hãi cúi đầu, không cần phải nói cũng tự giác nhường đường.
Bởi vì hắn là huyện lệnh Côn Sơn Chúc Càn Thọ, là quan phụ mẫu của tất cả người dân tại đây.
Chúc huyện lệnh nhìn thấy người dân bao vây kín mín lấy quan phủ, tức thì sắc mặt cực kỳ khó coi, cúi đầu đi tới trước mặt Hải Thụy, chắp tay nói:
- Làm Cương Phong huynh sợ hãi rồi, đám điêu dân này hãy để cho ta đối phó.
Hải Thụy nghĩ người ta dù sao cũng là quan phụ mẫu, yêu cầu như thế là đương nhiên, liền gật đầu lui sang một bên.
Ánh mắt dữ dội của Chúc Càn Thọ quét qua mọi người, hiển nhiên dừng lên người Từ Thanh Chi đứng cũng cũng phải, quỳ cũng không phải kia, mày nhíu lại, không vui nói:
- Ngươi là một tên thư sinh, xen vào chuyện này làm gì?
- Bẩm đại nhân, vì căm phẫn.
Từ Thanh Chi đánh liều đáp:
- Nhìn người dân không còn đường sống, trong lòng học sinh bất bình.
- Hay, hay cho một thư sinh trượng nghĩa.
Chúc Thọ Càn cười lạnh, ánh mắt chuyển qua những người dân quỳ trên mặt đất:
- Khơi thông Tùng Giang, trên lợi quốc gia, dưới lợi lê dân! Đó là chuyện có lợi vô cùng, vì sao các ngươi muốn tụ tập đối kháng? Đúng nói là vì ruộng đất ruộng đất của các ngươi.
Nói tới đó hừ lạnh một tiếng:
- Nơi này có đất của Từ gia, đất của Vương gia, còn có đất cả các đại hộ, chỉ có mỗi đám điền hộ các ngươi là không có đất.
Lời này vừa nói ra đám đông vừa rồi như chết cha chết mẹ lập tức im như thóc.
Chúc Càn Thọ liền nói với Hải Thụy:
- Hải đại nhân, mời động thủ.
Tiếp đó cao giọng nói:
- Kẻ nào dám cản trở, có một tên bắt một tên, có hai tên bắt cả đôi.
Uy phong của quan phụ mẫu liền trấn áp khí thế của người dân.
Hải Thụy hít sâu một hơi, gật mạnh đầu, vừa mới muốn lên tiếng thì nghe đám đông có kẻ hô vang:
- Ruộng còn người còn, ruộng mất người chết.
Tức thì có mấy mấy kẻ từ nhìe phương hướng xông tới, đám đông vừa rồi còn yên tĩnh thoáng cái trở nên hỗn loạn.
Tên Từ Thanh Chi cũng thừa cơ hô lớn:
- Đúng, không thể bọn họ lấp cửa đập, mọi người cùng xông lên đi, pháp bất trách chúng!