Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 645: Thuyết Phục (1).

Chương 645: Thuyết Phục (1).




Dịch: lanhdiendiemla.

Thân là nhất phẩm đại quan, thứ phụ Nội các, trong mắt thường nhân, đời này Từ Giai thật sự đã quá thỏa mãn. Nhưng có câu là "tri ngã giả vị ngã tâm ưu, bất tri ngã giả vị ngã hà cầu", kỳ thật buồn khổ trong lòng ông còn vượt quá cả thường nhân.

(Người hiểu ta nói lòng ta lo lắng, người không hiểu ta nói ta còn cầu chi.)

Nỗi đau khổ của Từ Giai đến từ ba phương diện, một là hổ thẹn, hai là khuất nhục, ba là thất vọng.

Hổ thẹn là đối với Hạ Ngôn, đối với Dương Kế Thịnh, Hạ Ngôn là lão sư của ông, là Hạ Ngôn đã không tính toán tiền hiềm đề bạt ông, bồi dưỡng ông, giúp ông về tới quỹ đạo chính xác, cuối cùng mới có thể nhập các bái tướng, đối với ông có thể nói có ân tái tạo, nhưng khi Hạ Ngôn bị hãm hại, bị giam giữ, mãi đến khi thân đầu mỗi cái mỗi nơi, khi cần người đứng ra nói nhất, Từ Giai lại ruồng bỏ ân sư của mình, không nói được lời nào, không một lá thư, như thể chưa hề biết đến lão sư của mình.

Mà Dương Kế Thịnh là học sinh của ông. Tại niên đại quan hệ sư sinh còn lớn hơn trời, giữa hai người như tay với chân, học sinh phải phục tòng sự lãnh đạo của lão sư, lão sư phải bảo vệ học sinh chu toàn. Nhưng khi Dương Kế Thịnh căm phẫn liều chết vạch trần Nghiêm thị phụ tử, vì vậy bị hạ ngục. Khi nguy tại sớm tối, mọi người khắp thiên hạ nhìn vào Từ Hoa Đình hắn, đều cho rằng Từ Giai đã là nhân vật số 2 nội các, có thể chống lại Nghiêm đảng để cứu học sinh của mình.

Nhưng sau khi bình tĩnh phân tích, Từ Giai cho rằng trạng thái địch mạnh ta yếu chưa hề thay đổi, còn chưa đến lúc ngả bài, nếu như vội vàng khai chiến với Nghiêm đảng, nhất định sẽ việc sắp thành lại hỏng, kết quả là đại bại... cho nên ông ta lại lựa chọn trầm mặc. Kỳ thật ông đã ngầm đi tìm qua Lục Bỉnh, cầu hắn bảo vệ Dương Kế Thịnh chu toàn, nhưng đó là bàn bạc trong tối, ngoại nhân không biết... Cho nên ở trong mắt mọi người, Từ Hoa Đình ông chính là một kẻ nhu nhược, vì vinh hoa phú quý của mình, thấy chết không cứu, tham sống sợ chết!

Người Trung Quốc chú ý một chữ "nghĩa", không quan tâm ngươi chân tình thực lòng, hay là giả nhân giả nghĩa, dù sao thì chí ít trên mặt không thể làm tổn hại cái chữ này. Hiện tại biểu hiện của Từ Giai hoàn toàn gọi là vô tình vô nghĩa, khiến cho danh tiếng của ông ta rơi thẳng xuống đáy cốc, thượng triều có người chỉ chỉ trỏ trỏ, hạ triều cũng thành đối tượng để người khác phỉ nhổ. Suốt một khoảng thời gian dài, trên dưới triều đình không ai qua lại với ông.

Từ Giai lại trầm mặc tiếp nhận hết sự khinh bỉ đến từ bách quan, ông biết thời gian sẽ hòa tan hết tất cả. Quả nhiên theo thời gian trôi qua, những người chết đi đã biến mất trong lời nói của mọi người, mọi người lại trở về bên cạnh Từ Giai, bởi vì trong mấy năm nay ông không ngừng thăng quan, không ngừng nhận được phong thưởng. Tất cả mọi người ý thức được, ông chính là người thay thế Nghiêm các lão, tự nhiên phải nịnh nọt thủ phụ tương lai rồi.

Có vài lần, Từ Giai đều cho rằng mình đã đủ cường đại, có thể không cần nhịn, phải diệt trừ đại gian thần hại nước hại dân, báo thù cho Hạ Ngôn, Dương Kế Thịnh, còn có những người vô tội bị Nghiêm đảng bức hại chết. Nhưng hiện thực lại vô cùng tàn khốc, mỗi khi ông muốn thử khiêu chiến Nghiêm Tung, đều bị hắn đánh ngã xuống đất, còn bị khinh miệt nhổ nước bọt lên mặt, căn bản nhìn không thấy hy vọng chiến thắng.

Rốt cuộc, sau khi ăn đủ vị đắng, ông rốt cuộc tìm được căn nguyên của vấn đề -- đúng vậy, bản thân trải qua nỗ lực nhiều năm và đã trở thành nội các thứ phụ, cách Nghiêm Tung chỉ còn một bước, nhưng mà một bước này nhìn như gần trong gang tấc, kì thực cách một cái hào rộng không thể vượt qua -- giữa ông và hoàng đế chỉ là quan hệ quân thần đơn thuần, mà Nghiêm Tung và Gia Tĩnh không chỉ là quân thần, còn là chủ tớ, thậm chí còn là bằng hữu ở trên mức độ nào đó...

Hoàng đế đều là loạn thế yêu trung thần, trị thế hảo nịnh thần, trung thần có thể cộng hoạn nạn với hắn, nhưng khi cộng phú quý, những trung thần cứng rắn trong bụng toàn là ôn lương cung kiệm, trung hiếu tiết nghĩa, nó có vẻ không thú vị, nó lỗi thời, thậm chí nó còn đáng ghét, còn xa mới bằng nịnh thần có thể phỏng đoán được tâm ý hoàng đế, dung túng cho dục vọng của hoàng đế, chơi vui vẻ với hoàng đế, nó dễ thân khả ái... Mặc dù một khi có việc, những người này liền lộ chân tướng, liền chạy nhanh hơn bất kỳ ai, nhưng hiện tại Đại Minh không phải là lúc còn chưa tới nguy nan sao?

Cho nên niên đại này, những trung thần như Vu thiếu bảo sẽ không được ưa thích, người được ưa thích chính là những kẻ nịnh thần như Nghiêm các lão!

/Vu thiếu bảo(Vu Khiêm) http://vi.wikipedia.org/wiki/Vu_Khi%C3%AAm

~~

Vào năm Gia Tĩnh thứ 37, một ngày Từ Giai và Nghiêm Tung đồng thời yết kiến, khi nói hết chuyện chính sự, Từ Giai chuẩn bị xin cáo lui thì thấy Nghiêm các lão vẫn đứng im. Sau đó thấy hoàng đế móc ra một loại cỏ ngũ sắc... Đó là nguyên liệu luyện đan, Từ Giai vẫn biết.

Nghiêm Tung cầm lấy, bỏ vào trong tay áo rồi đắc ý nhìn Từ Giai một cái, nghênh ngang đi ra ngoài.

Từ Giai đứng ở đó xấu hổ vô cùng, ông rốt cuộc biết, mặc dù hoàng đế nguyện ý đề bạt mình, cũng là giao phó trọng trách, nhưng trong lòng hoàng đế, mình chẳng qua là một tiểu nhị chạy theo chân làm việc, địa vị tuyệt đối không thể sánh với Nghiêm các lão.

Khi rốt cuộc biết được chân tướng, tâm tình Từ Giai đã thành màu xám, ông hầu như là tuyệt vọng, ngán ngẩm nói:

- Thần, cũng nguyện ý luyện dược cho bệ hạ...

Gia Tĩnh lại nói:

- Ngươi có chính sự phải quan tâm, việc này cứ giao cho Nghiêm các lão đi.

Nói gì vậy? Lẽ nào nội các thứ phụ còn bận hơn cả thủ phụ hả? Từ Giai biết đây là lý do của hoàng đế, vì vậy ông đã quỳ gối trước mặt Gia Tĩnh, kiên quyết thỉnh cầu lần nữa, có tư thế ngươi không đáp ứng thì ta không đứng dậy.

Gia Tĩnh vẫn vô cùng vui vẻ đối với việc Từ Giai có thể chủ động ủng hộ tu luyện, dưới nỗ lực không ngừng của Từ Giai, rốt cuộc đã dần dần giao một số nhiệm vụ cho Từ Giai, nhưng vẫn không có cách nào so với Nghiêm Tung.

Từ Giai cũng rốt cuộc nhận rõ tình thế. Trong cuộc sống sau này ông làm ba sự kiện. Đầu tiên, gả thân tôn nữ của mình cho tôn tử của Nghiêm Tung làm thiếp, sau đó, lấy tránh giặc Oa là cái cớ, chuyển hộ tịch của mình đăng ký tại Lại bộ từ Nam trực đãi tới Giang Tây, trở thành "thôn đảng" của Nghiêm các lão, cuối cùng, đó là vâng dạ Nghiêm các lão như Thiên Lôi sai đâu đánh đó. Nghiêm Tung nói một, ông tuyệt không nói hai, Nghiêm Tung bảo ông đánh gà, ông tuyệt không đi đuổi chó, biết vâng lời, thành thật, nỗi khuất nhục và thất vọng trong lòng lại không lời nào có thể diễn tả được...

Dưới các loại biểu diễn hoàn toàn không để ý nhân cách và tôn nghiêm, rốt cuộc Nghiêm Tung không quyết định quyết tâm liều chết, mặc dù lão vẫn có thể cảm nhận được sự tồn tại của thế lực Từ Giai, nhưng cho rằng là chuẩn bị cho thay thế vào tương lai, mà không phải là muốn cướp ban đoạt quyền, dù sao Nghiêm các lão đã ngoài 80, mà Từ Giai còn chưa đến 60, cho nên lão vì tương lai suy nghĩ cho tử tôn, cũng không làm khó Từ Giai nữa.

Mãi đến khi học sinh của Từ Giai là Triệu Trinh Cát chuẩn bị nhập các, Nghiêm Tung mới đột nhiên phát hiện, người này vừa ra vẻ đáng thương, nhưng đồng thời vẫn một mực tích cực chuẩn bị chiến tranh, hiện tại đã đuổi tới phía sau mình rồi, chỉ còn kém nữa cái (chức)vị...

Vì vậy lão không chút do dự thi triển uy phong, muốn đem bắt lấy Triệu Trinh Cát, thay bằng một nhà. Trải qua một phen tranh đấu, kết quả không bất ngờ chút nào, lão như nguyện dĩ thường. Nhưng Nghiêm các lão không chống nổi tuổi già, cùng Nghiêm Thế Phiên cuồng vọng tự đại, chỉ nhìn vào một mặt có lợi của mình, lại quên đi vấn đề xử lý của Gia Tĩnh đế đối với Ngô Bằng... Bọn họ đơn giản cho rằng, là Gia Tĩnh đế chán ghét Lại bộ thượng thư thanh danh bê bối này, mà không phải là có ý kiến với họ. Luận cứ của Nghiêm Thế Phiên rất đầy đủ, nhân tuyển thay thế Ngô Bằng là cữu cữu Âu Dương Tất Tiến của mình, quan vị cũng không rơi vào tay người ngoài, cho nên hắn cho rằng đó chỉ là vấn đề của của một mình Ngô Bằng.

Nhưng họ lại bỏ qua một sự thật -- cái gọi là "người một nhà" Âu Dương Tất Tiến kỳ thật cũng không phải một lòng với họ, dẫu có chỉ là cái quan hệ thân thuộc mà thôi, khi làm việc tận tâm thì tuyệt đối không thể sánh với Ngô Bằng, cho nên khi tính cả thảy thì họ vẫn bị chịu thiệt.

Càng nghiêm trọng hơn là, họ còn quên một chi tiết -- khi quyết định số phận của Ngô Bằng, Gia Tĩnh hoàng đế đã hỏi Nghiêm Tung trước, Từ Giai thì hỏi sau. Cái này là đang kiên trì nghĩ lại, bởi vì thông thường đều là thứ yếu xung phong, chủ yếu ở phía sau, hẳn là Từ Giai lên tiếng trước, Nghiêm Tung tỏ thái độ sau mới phải. Nhưng Gia Tĩnh lại đảo ngược trình tự -- nếu như bình thường làm như vậy, có lẽ là nhất thời sơ sẩy, nhưng người thông minh tuyệt đỉnh, tâm cơ thâm trầm như Gia Tĩnh hoàng đế, tuyệt đối sẽ không phạm phải sai lầm như này.

Đây kỳ thật là một tín hiệu nguy hiểm, nó ý nghĩa hoàng đế đang cảnh cáo Nghiêm Tung, ý nghĩa thái độ vẫn luôn che chở trước nay của hoàng đế có lẽ sắp xảy ra chuyển biến rồi.

Sau đó đó là sự kiện gian lận thi hương, có thể nói là đã đè gãy một cọng rơm cuối cùng, làm cho cái nhìn của hoàng đế đối với Nghiêm gia phụ tử rốt cuộc bắt đầu xoay chuyển...

-o0o-


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Tải APP đọc truyện OFFLINE và nghe AUDIO khi mua combo. Điểm danh hàng ngày nhận Lịch Thạch