Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 817: Muốn Người Ta Không Biết Trừ Khi Đừng Có Làm (3)

Chương 817: Muốn Người Ta Không Biết Trừ Khi Đừng Có Làm (3)




Dịch: lanhdiendiemla.

Sau một phen suy nghĩ kỹ càng, hắn một mình rời khỏi Từ gia, gửi mình trong Hàn Sơn tự dùi mài kinh sử, một lòng muốn thi được công danh, tự lập môn hộ, đợi sau này thành đạt rồi, mới yêu cầu khôi phục họ cũ.

Khi đó cuộc sống của hắn cực kỳ gian khổ, mỗi ngày chỉ có một nồi cháo loãng, chia làm bốn phần, mỗi sáng tối ăn hai phần, cho vào chút rau dại. Ăn xong tiếp tục đọc sách, cứ thế năm qua tháng lại, trải sáu mùa đông giá rét, hăn mang lòng tin tràn trề, chuẩn bị vào thành báo danh, tham gia khoa cử.

Ai ngờ vận hạn của phụ thân hắn lại lần nữa giáng xuống, không có lẫm sinh nào muốn đảm bảo cho con cái nhà "từ bỏ tổ tiên", nên dù hắn có kinh luân đầy bụng, cũng chẳng thể tiến vào trường thi.

Hắn không quên được mình quỳ trước phủ nha một ngày một đêm, đem chút tự tôn cuối cùng vứt xuống đất, mặc cho người khác chỉ chỉ chỏ chò, đàm tiếu nói ra nói vào, nếu như không có ân sư xuất hiện, hắn chỉ có cách lấy cái chết tỏ lòng, rửa sạch xỉ nhục mà thôi.

Nhưng may là Thẩm Mặc xuất hiện, đỡ hắn dậy, hỏi rõ tình hình, đồng thời đích thân viết thư đảm bảo cho hắn, làm hắn thuận lợi thi trúng tú tài, được vào phủ học đọc sách, sau đó đánh ra từ nơi cao thủ như vân, đỗ thi Hương, cuối cùng nắm lấy cơ hội hoàn toàn thay đổi vận mệnh của mình.

Vào kinh, hắn mới biết được rằng thế giới này đen tối nhường nào, thì ra bất kể ngươi học vấn tồi tệ thế nào, văn chương khắm khú ra sao. Chỉ cần đả thông được mối quan hệ, kiếm được "ám hiệu", là có thể đề danh bảng vàng. Ngược lại dù ngươi có tài Thủ Khê, Kinh Xuyên, tất cả cũng chỉ là uổng phí.

Hắn không dám tưởng tượng ra, nếu như thất bại rồi mình sẽ phải đối diện với tương lai ra sao, hắn khao khát thành công, khao khát vươn mình lên.

Cho nên hắn làm trái lương tâm, ra sức nịnh hót lấy lòng cháu của Đường Nhữ Tiếp, cuối cùng được tên hoàn khố đó coi trọng, đêm trước khi khảo thí, chuyển cho hắn biết "ám hiệu" liên quan tới thành bại khoa cử.

Bằng vào tài hoa hơn người của hắn, tự mình có thể làm ra văn chương thượng đẳng.

Ân sư đã nói, văn chương của hắn cực giống Vương Thủ Khê, dứt khoát có thực lực đỗ cao. Chỉ cần thêm chín chữ đó vào nữa, là vạn sự tốt lành, công danh tới tay, có thể hiên ngang đàm phán với Từ gia, yêu cầu khôi phục họ cũ.

Đương nhiên hắn biết làm thế là đi ngược đạo đức, vi phạm pháp luật, lương tâm bị khiển trách bao lần, nhiều phen nằm mơ, thấy mình bị quan sai bắt, mang "kẻ gian lận" đi giễu phố, khiến hắn sợ tới vỡ mật, cả đêm không khép mắt được.

Hắn cũng tự an ủi mình, vì một mục đích cao đẹp, trong quá trình có thỏa hiệp cũng chẳng hề gì, chỉ cần tương lai làm viên quan tốt vì nước vì dân, chẳng ai có thể nói là hắn sai.

Cho nên dù luôn băn khoăn do dự, nhưng hắn chung quy vẫn không thay đổi chủ ý.

Nhưng hôm qua, không ngờ có một lão hán tới hội quán Tô Châu, chỉ đích danh tìm hắn, nói có người đưa cho hắn một cái giỏ đồ, hắn hỏi là ai, lão hán trả lời là một thanh niên tuấn tú, cho ông ta tiền chuyển đồ, còn cụ thể là ai thì ông ta không biết.

Các đồng hương đều đoán là giỏ đồ ăn, ai ngờ mở ra chỉ thấy một đống vôi sống, mọi người chửi mắng là tên nào khuyết đức giờ trò, còn hỏi hắn có đắc tội với ai hay không?

Khi ấy hắn cũng có suy nghĩ như vậy, nhưng mọi người đi rồi, hắn xem kỹ cái giỏ, mới phát hiện nó là cái giỏ của hắn lúc ở bên Hàn Sơn Tự, từng dùng nó đựng hoa quả tặng cho sư trưởng thân hữu. Bởi vì hắn đan khéo léo, rất được mọi người yêu thích, nhiều người tiếc không vứt bỏ, giữ lại đựng đồ.

Vì nguyên nhân thân thế, vòng giao du của hắn ở kinh thành cũng rất ít, người quen ở kinh thành lại càng ít hơn, chỉ nghĩ một chút, đáp án liền xuất hiện --- Tám phần là sư phụ của hắn, Thẩm Mặc Thẩm Chuyết Ngôn.

"Nhưng sư phụ đưa thứ này cho mình làm gì? Chẳng nhẽ vì hắn không tới thăm, nên sư phụ giận tặng đá cho hắn để làm nhục?" Nhưng suy nghĩ nực cười này chỉ thoáng qua là mất, Nhữ Mặc biết sư phụ tuy trẻ, nhưng lòng dạ bao la, đối đãi nhân hậu với người, chính vì điều ấy hắn mới dám gạt sư phụ qua một bên trước.

Vậy chắc chắn sư phụ muốn truyền đạt điều gì đó, Nhữ Mặc đột nhiên nhớ tới ( Thạch Hôi Ngâm) của Thiếu Bảo, tức thì hiểu ra thâm ý của sư phụ là "thanh bạch".

Hắn đương nhiên không biết Thẩm Mặc lại trùng hợp nghe được cuộc đối thoại giữa hắn và Nguyên Ngự, chỉ có rằng Nguyên Ngự về sau đem bí mật của mình nói cho sư phụ, còn sư phụ cho rằng mình làm thế là không đúng, cho nên tặng đá vôi để cảnh cáo mình.

Với chút tin tức ít ỏi đáng thương mà hắn biết được, chỉ có thể suy nghĩ tới chừng đó. Từ lúc ấy tới giờ luôn trong trạng thái đờ đẫn...

Một mặt là lời cảnh cáo của sư phụ, một mặt là sự dụ hoặc của thành công, thanh niên 27 tuổi này vùng vẫy giữa đôi bờ, hắn muốn nghe lời sư phụ, nhưng thế lực Nghiêm đảng vô cùng vô tận, nếu như cứ trì hoãn, lần nữa lần nữa mãi, bản thân đúng là chỉ còn đường treo cổ tự sát.

Nhưng nếu như không nghe lời sư phụ, mặc dù sư phụ nhân từ, không thể bóc trần việc này, nhưng bản thân làm trái sư lệnh, còn mặt mũi nào đi gặp sư phụ nữa.

Trời cứ tối dần, Nhữ Mặc vẫn ngồi ngây ra đó suốt một ngày, trong đầu toàn là bài Thạch Hôi ngâm kia.

Thiên chuy vạn tạc xuất thâm sơn.

Liệt hỏa phần thiêu nhược đẳng nhàn.

Phấn thân toái cốt hồn bất phạ

Yếu lưu thanh bạch tại nhân gian

Trăm ngàn vất vả rời núi sâu

Lửa mạnh nung nấu suốt bao ngày

Tan xương nát thịt chẳng hề sợ

Giữ lại thanh bạch chốn nhân gian.

"Giữ lại thanh bạch chống nhân gian.." Nhữ Mặc nhẩm trong lòng:" Thanh bạch ơi, cái giá của ngươi thật quá cao!"

~~~~~~~~~~~~~~

Chuyện dài kể ngắn, khảo thi chớp mắt đã kết thúc, sau khi tất cả bài thi được thu lại, Long Môn mở ra, các thì sinh sức cùng lực kiệt, kéo lê tấm thân mệt mỏi ra khỏi trường thi.

Nguyên Ngự dọn dẹp xong rương thi của mình, tới trước lều thi của Nhữ Mặc, thấy hắn ngồi đờ đẫn tại chỗ, khuôn mặt gầy guộc, nói chuyện với hắn cũng không thấy đáp lời.

Nguyên Ngự thầm thở dài, giúp hắn thu dọn đồ đạc rồi kéo ra khỏi trường thi.

Lều thi dần dần trống người, bài thi của các khảo sinh được quan ngoại liêm thẩm hạch, dán tên, sao chép đề phòng gian lận, được đưa vào Tụ Khuê đường trong nội liêm.

Nơi đó có mười tám đồng khảo quan đã sẵn sàng, chỉ đợi chủ khảo đại nhân phát từng bó bài thi xuống.

Viên Vĩ ngồi ở trên bàn lớn, lúc này khép hờ đôi mắt, dường như đang ngủ, kỳ thực đang bình ổn lại nhịp tim dữ dội của mình, cho tới khi tổng giám quan Chu Thất nhắc nhở, ông ta mới mở mắt ra, nói với quan chấm bài:

- Ta nhận sự ủy thác của hoàng thượng, chọn người hiền tài cho đất nước, mang lòng vì công, không chứa tư tình, không nhận ủy thác, không nhận hối lộ, nếu trái lời này, thần minh trừng phạt.

- Nếu trái lời này, thần minh trừng phạt.

Các quan viên đồng thanh thề.

- Rất tốt.

Viên Vĩ gật đầu:

- Đi lên nhận bài thi đi.

Các khảo quan dựa theo trình tự lên lấy bài mang về chỗ ngồi, mở ra bắt đầu duyệt đọc. Sau lưng bọn họ tất nhiên là Cẩm Y vệ mặt nghiêm nghị, phụ trách giám sát duyệt bài.

Hai vị chủ khảo đại nhân không phải đảm nhận công tác duyệt bài cụ thể nào, bọn họ chỉ tốt chức, đồng thời quyết định bài thi đồng khảo quan tiến cử lên có được chọn trúng hay không, sau đó khi duyệt bài kết thúc, một lần nữa xem lại bài thi không được tiến cử, để trách sót ngọc trong bãi cỏ, gọi là "sưu lạc quyển".

Lúc này Viên Vĩ và Nghiêm Nột tạm thời nhàn rỗi, Nghiêm Nột ngủ gật, Viên Vĩ thì mang tâm sự của mình, chuyện đã tới nước này, ông ta không thể không nể mặt tiểu các lão, nhưng lại không thể làm quá.

Vì bài thi của những người đỗ thứ hạng bên trên của thi Hội, sẽ được in thành văn mẫu, xuất bản thành sách, cho hậu sinh đọc. Hẳn là đám khảo sinh nhờ vả quan hệ kia, văn chương không thể hay được, nếu từ chẳng diễn đạt nổi ý, râu ông nọ cắm cằm bà kia, thì thể diện ông ta còn gì nữa?

Cho nên ông ta chuẩn bị dựa theo trình độ thực sự sắp xếp 50 vị trí đầu, sau đó mới để lại danh sách cho hộ quan hệ kia.

Đương nhiên, mười tám đồng khảo quan đa phần không hề hay biết, văn chương "ám hiệu" nếu làm không tốt là không thể tiến cử, cho nên vì đạt được mục đích, Viên Vĩ sẽ lợi dụng quyền lực "sưu lạc quyển", danh chính ngôn thuận tìm những bài thi kia, như thế không để lại bất kỳ manh mối nào, không phải lo cho an toàn.

Suy nghĩ như thế, tâm tình Viên Vĩ cuối cùng bình lặng trở lại, lúc này những bị thi được tiến cử lên, Nghiêm Nột xem xong, nếu thấy được liền viết chữ "chọn", cuối cùng đưa cho Viên Vĩ, ông ta nếu cũng thấy không tệ, sẽ viết thêm chữ "trúng".

Như thế, chọn bài trúng tuyển phải rất nhanh, nhưng Viên đại nhân xưa nay không coi ai ra gì, vì chứng minh trình độ mình cao, bài thi Nghiêm Nột "chọn", liền xem thật kỹ một lượt, nếu thấy không thuận mắt là chẳng nể nang đánh rớt.

Nghiêm Nột mất mặt chỉ là thứ yếu, quá trình chấm bài chậm hẳn lại, ngày đầu tiên chọn trung chưa tới 40 bài.

Trời tối, các đồng khảo quan ngừng công việc, hai vị chủ khảo và tổng giám quan, đếm bài thi, thấy không có sơ sót gì, ba người cùng khóa Tụ Khuê Đường, kết thúc ngày chấm thi đầu tiên.

Đứng trong sân giữ ánh trời chiều, Viên Vĩ đấm lưng mỏi nhừ, hít một hơi không khí trong lành:

- Không nhận già không được nữa rồi, chỉ mới một ngày mà lưng như gãy lìa.

Nghiêm Nột cười nói:

- Chẳng qua bộ đường chưa quen thôi, vài ngày nữa không mỏi như vậy nữa.

Nhìn thấy Chu Thất đứng thẳng tắp, than:

- Người luyện võ đúng là lợi hại, ngồi suốt một ngày mà như không hề gì.

Chu Thất cầm theo đèn lồng, trả lời:

- Nghiêm đại nhân nói thế là sai rồi, kẻ này cũng mệt lắm chứ ( dã phu).

Nghiêm Nột nghe hắn nói văn vẻ, bật cười:

- Chu Thất huynh đệ đúng là khác với người luyện võ bình thường.

Viên Vĩ tim giật đánh thót một cái, thầm nghĩ "khéo vậy sao?" Liền cười khan một tiếng:

- Đúng là văn võ toàn tài.

- Chẳng qua chỉ thế mà thôi (nhi dĩ hĩ).

Chu Thất khiêm tốn.

-o0o-


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Nạp Lịch Thạch