Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 831: Đối Thủ Trời Sinh? (1)

Chương 831: Đối Thủ Trời Sinh? (1)




Dịch: lanhdiendiemla.

Vương Khuê vì văn tài mà được sử dụng, văn chương của ông ta phong phú đẹp đẽ, tự thành một phái riêng, điển sách trọng đại cảu triều đình, đa phần xuất phát từ bút tích của ông ta, sĩ lâm ca ngợi ông ta, lưỡng chế càng do ông ta chỉ đâu đánh đó, ông ta chết rồi hoàng đế còn tặng hàm thái sư, triều đình nghỉ ba ngày đễ bày tỏ thương tích, có thể nói là vinh diệu tột đỉnh rồi.

Nhưng trong tám chữ ‘chánh trung cung thành, đoan khác tương thuận ’, "cung" xếp thứ ba, mặc dù không phải là tốt lắm nhưng cũng không tệ, cho nên Gia Tĩnh đế mới hỏi thế, khi nghe thấy Trương Cư Chính cười, hoàng đế càng lấy làm lạ:

- Chẳng lẽ câu hỏi của trẫm buồn cười lắm sao?

- Vi thần thất lễ, hoàng thượng thứ tội.

Trương Cư Chính vội xin lỗi:

- Vi thần nào dám bất kính với hoàng thượng? Vi thần cười thụy hiệu của Vương Khuê.

- Văn cung có gì đáng cười?

- Văn cung chẳng có gì đáng cười, nếu như thần có thụy hiệu ấy, có khi mừng quá mà sống lại. Nhưng Vương Khuê có thụy hiệu này, giống như cười người được nhận thụy hiệu chẳng ra sao.

- Tại sao lại nói thế?

Gia Tĩnh hỏi.

- Hoàng thượng có biết danh hiệu rất nổi tiếng của Vương Khuê không?

- Tam Chỉ tướng công chứ gì? Điều này ai mà chẳng biết.

Gia Tĩnh cười.

Vương Khuê từ chấp chính đại thần tới tể tướng, tổng cộng nắm quyền mười sáu năm, nhưng lại không hề có kiến nghị gì, từ đầu tới cuối chỉ biết nịnh nọt nghe lời.

Khi đó người ta gọi ông ta là "Tam Chỉ tướng công", nói về quá trình lên điện của ông ta. Đối với hoàng thượng thì nói "thần tới xin thánh chỉ", hoàng thượng phê duyệt xong, ông ta liền nói "thần lĩnh thánh chỉ", tuyệt đối không phản bác, tới khi lùi ra nói với người có chuyện bẩm báo "đã có thánh chỉ, cứ thế mà làm".

Là loa truyền lời điển hình, chưa từng phát biểu ý kiến chủ trương của mình.

Nhìn lại thụy hiệu "văn cung" của ông ta, chữ cung có nghĩa là " không tự ý chuyên quyền, kiên định chấp chính", nhưng dùng trên người Vương Khê, ít nhiều có chút nhạo báng ông ta, chẳng hề có lập trường riêng, chỉ biết vâng dạ.

Về sau Vương Khuê vì có chuyện đắc tội, bị biếm làm tham quân, rồi lại được quay về cung, phục chức năm Chính Hòa.

Song bất kể thế nào, người đương thời đánh giá ông ta không cao, đó là chuyện không thể chối cãi.

Ở vùng đất Hoa Hạ kỳ quái, thủy chung không thoát rời được đạo đức luận, cứ như một người có đánh giá lịch sử cao, thì chuyện ông ta làm nhất định là đúng, ngược lại thì nhất định là sai. Nhất là khi hai người gặp nhau, người ta không chút do dự ủng hộ người trước.

Trương Cư Chính lợi dụng quy luật này, khiến bản thân thoát hiểm, lại còn khiến Gia Tĩnh đế vui vẻ, hỏi hắn:

- Điều này là do người đã suy nghĩ chu đáo từ trước, hay là lâm thời bịa đặt để ứng phó lời chất vấn?

- Hoàng thượng minh xét, vi thần là người Lăng Nhân Hồ Quảng, cách phủ Thừa Thiên không quá trăm dặm, luôn lấy đó là tự hào. Được tu soạn Hưng Đô chí, vinh dự không sao kể siết, ngầm hạ quyết tâm, móc hết tim gan cũng phải làm cho nó hoàn mỹ hết mức có thể, sao lại không nghĩ tới chuyện này trước chứ.

Trương Cư Chính chân thành đáp.

Gia Tĩnh nghe thế thì:" Ái chà, là đồng hương!" Thế là tín nhiệm tăng vọt, lại nghe Trương Cư Chính nói tiếp:

- Vì chuyện vi thần đã xin chỉ thị Viên đại nhân, bộ đường cũng nói là được.

Viên Vĩ đành phải gật đầu, ông ta luôn theo dõi sát thái độ của hoàng đế, thấy Gia Tĩnh mặt mày hớn hở, biết hoàng đế bị gãi trúng chỗ ngứa, Trương Cư Chính mò được món hời lớn rồi.

Lúc này phải lựa chọn thế nào, ông ta đương nhiên không mắc sai lầm, ngẩng đầu lên, khẳng định chắc chắn:

- Đúng thế thưa hoàng thượng, chuyện này thần và Thái Nhạc đã cùng thảo luận qua, đều thấy không có vấn đề gì.

Gia Tĩnh đế nghe vậy càng mừng, chút hoài nghi cuối cùng với Trương Cư Chính cũng biến mất, lộ ra nụ cười thực sự:

- Đứng dậy cả đi.

- Tạ ơn hoàng thượng.

Hai người đồng thanh đáp, đứng dậy. Trương Cư Chính thấy sống lưng lạnh toát, lúc này mới phát hiện mồ hôi đã ướt đẫm lưng.

Trương Cư Chính giải thích hợp thánh ý, Gia Tĩnh chẳng những không truy cứu trách nhiệm của hắn, còn bảo hắn và Viên Vĩ chia ra soạn văn chương về phương diện này, để nhìn thấu triệt hơn.

Cả hai đều có giác ngộ chính trị rất mạnh, lập tức hiểu được ý nghĩa trọng đại của bài văn này, đó là định luận cuối cùng của hoàng đế với đại lễ nghị, viết tốt chắc chắn sẽ được Gia Tĩnh đế tưởng thưởng hậu hĩnh.

Nhưng bất ngờ Trương Cư Chính lại uyển chuyển từ chối, hắn nói với Gia Tĩnh đế:

- Luận về làm văn, thần không bằng một phần mười Viên bộ đường, không dám múa rìu qua mắt thợ, hay là cứ chuyên tâm tu soạn Hưng Đô chí thì hơn.

Viên Vĩ là "cây bút số một" Đại Minh, luận về văn chương, Gia Tĩnh đế đương nhiên càng tin vào ông ta hơn, thầm nghĩ:" Xem ra tên Trương Cư Chính này rất biết mình", hỏi Viên Vĩ:

- Viên ái khanh thấy thế nào.

Viên Vĩ đầu chỉ nghĩ tới chuyện lập công leo lên, liền thông khoái đồng ý.

Đó là chênh lệch về tầm nhìn, ông ta chỉ nhìn thấy cái lợi khi viết bài văn đó, nhưng không nhìn thấy cái hại trong tương lai. Khi Gia Tĩnh còn, đương nhiên là ích lợi vô cùng, nhưng một khi Gia Tĩnh băng.

Ai mà biết hướng gió tương lai sẽ ra sao? Chẳng may vua mới phủ nhận việc làm của tiên đế, vậy bài văn đó thành bùa đòi mạng rồi.

Kẻ mưu đồ toàn cục, không để ý cái lợi trước mắt, kẻ không tính dài, tương lai có lo ngắn. Đôi khi hạt mầm vận mệnh thất bại đều được tự mình trồng từ trước đó.

Thấy ông ta đồng ý, tâm tình Gia Tinh rất tốt, nói với Viên Vĩ:

- Khanh bỏ trọng trách tổng tài Hưng Đô chí xuống, chuyên tâm viết bài văn này, đợi viết xong rồi, trẫm tự có trọng dụng.

Lại nói với Trương Cư Chính:

- Khanh thay thế trọng trách của Viên đại nhân, tu soạn Hưng Đô chí cho thật tốt, đợi hoàn thành trọn vẹn trẫm cũng có trọng dụng.

Hai người cao hứng nhận lời, chuẩn bị cáo lui, nhưng Gia Tĩnh đế lưu lại dùng thiện, căn xong cơm chay mới về.

Tin tức Viên Vĩ và Trương Cư Chính bị gọi đi thẩm vấn, chẳng những không bị trách tội, lại còn được giữ lại ăn cơm, mau chóng được truyền đi, các phương thế lực nghe thế không ai không kinh hãi khó hiểu.

Nghiêm Thế Phiên tất nhiên là tức phát điên, hắn cảm thấy mình đúng là gặp phải "sao quả tạ", trước kia hắn muốn hãm hại ai thì làm gì có chuyện thất thủ?

Hơn nữa trong ba người coi là nhân kiệt đương thời, Lục Bỉnh đã về trời, Dương Bác ở nhà đình ưu, vốn cho rằng còn lại chỉ có mỗi mình là cao thủ, khó tránh khỏi lòng cao ngạo, xem thường anh hùng trong thiên hạ.

Ai ngờ ông trời trêu ngươi, đối thủ hắn không diệt được cứ thay nhau xuất hiện, mấy lần bày mưu đề kết thúc thất bại.

Nói là không hạ gục được Từ Giai thì hắn chấp nhận đi, dù sao lão hồ ly chìm nổi quan trường hơn ba mươi năm, khi Nghiêm Tung vào thời thịnh nhất còn sống được cơ mà.

Cho dù là không xử lý được Thẩm Mặc thì hắn cũng miễn cưỡng qua rồi, vì hai bên mưu qua kế lại nhiều lần, hắn cũng biết tên tiểu tử đó mưu cao, lại còn được hoàng đế che trở, không ai làm gì được hết.

Cho nên hai cuộc phản kích năm nay của hắn hoàn toàn né tránh hai người này, chọn đối thủ tương đối yếu làm chỗ đột phá, thầm nghĩ lần này thế nào cũng không vấn đề gì.

Ai ngờ bất kể là Ngô Thời Lai, Trương Trác, Đổng Truyền Sách hay Trương Cư Chính, hắn đều không làm gì được ai hết.

Đó là do hậu sinh khả úy hay là do bản thân suy yếu rồi? Một cảm giác bất lực chưa từng có bao phủ lấy tiểu các lão luôn coi ta đứng đầu thiên hạ. Nghiêm Thế Phiên trở nên vô cùng ủ rũ chán nản, thế là đóng cửa nốt mình trong nhà, rượu chè dâm loạn, không quan tâm chuyện bên ngoài nữa...

Có điều với người khác ăn chơi thác loạn là sa đọa trốn trách, còn với hắn mà nói là suối nguồn linh cảm, nói không chừng nằm trên người nữ nhân, lại nghĩ ra chủ ý hay.

-o0o-


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Nạp Lịch Thạch