Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 984: Trả Thù (2)

Chương 984: Trả Thù (2)




Dịch: lanhdiendiemla.

Hiện tại nội các độc tướng, Từ các lão mỗi ngày trăm công nghìn việc, dù cho hôm nay về nhà cũng không thể thoát khỏi lao hình của công văn, ông ta vẫn phải bận đến nửa đêm về sáng mới làm xong công tác hôm nay.

Phân loại xong các loại tấu chương, Từ Giai tháo xuống cặp kính lão, duỗi thắt lưng một cái thư giãn gân cốt mỏi nhừ, rồi ngẩng đầu nhìn cái hộp đầu người, ông ta cảm khái cười nói:

- Cùng nhau phê tấu chương với ngươi nhiều năm như vậy, ngươi an tĩnh thế này thì vẫn là lần đầu tiên.

Hiển nhiên ông ta nhớ tới Nghiêm Thế Phiên năm đó, với cái bộ dạng đáng ghét kiêu ngạo.

Lúc này ông ta mới từ từ đứng dậy, hướng về chỗ tối nói:

- Cầm lấy thứ này đi theo ta.

Liền thấy lão gia nô của ông ta từ sau bình phong đi vòng ra, ôm lấy cái hộp đó đi theo Từ Giai ra khỏi thư phòng, nhưng không có đi về hướng phòng ngủ mà đi thẳng đến phật đường tại tây khóa viện. Đi vào phật đường, Từ Giai thắp nén hương cho Bồ Tát. Lão gia nô kia đi vòng đến chỗ tối phía sau hương án, xốc rèm lên lộ ra một gian mật thất, bên trong vẫn còn đốt đèn chong.

Lão bộc kia dùng đèn chong châm nến lên, trong mật thất thoáng cái sáng lên, lúc này có thể thấy gian này chỉ rộng chưa đến một trượng vuông, chính phía bắc bày đền thờ, trước đền thờ là một cái bàn dài, phía trên bày lư hương giá cắm nến, tám dạng tế phẩm, tất cả đều không nhiễm một hạt bụi, hiển nhiên thường xuyên được quét dọn.

Lúc này, Từ Giai xuất hiện tại cửa mật thất, trong ánh nến sắc mặt của ông ta đã trở nên vô cùng ngưng trọng. Ông ta bảo lão bộc kia:

- Đặt hộp lên bàn, rồi ngươi đi đi.

Lão bộc theo lời đặt cái hộp vững vàng lên chính giữa bàn, rồi không tiếng động lui ra ngoài, rất nhanh trong mật thất liền an tĩnh lại, kim rơi cũng nghe được. Từ Giai ngưng thần tĩnh khí, nhìn thật sâu bài vị trong đền thờ. Chỉ thấy mặt trên viết: "Cố Đại Minh thủ phụ Hạ Ngôn chi vị"!

Chính là lão sư đã thưởng thức ông ta, đề bạt ông ta, tiền nhiệm thủ phụ nội các Hạ Ngôn.

Hạ thủ phụ là bị Nghiêm gia phụ tử hại chết, Từ Giai cũng bởi vì cái chết của ông ta mà phải chịu nỗi nhục thường nhân khó có thể tiếp nhận, bởi vì ông ta mắt mở trừng trừng nhìn lão sư của mình bị Nghiêm gia phụ tử hại cho đầu thân mỗi thứ mỗi nơi, cửa nát nhà tan, nhưng không nói được lời nào, không một lá thư, giống như chuyện không liên quan đến mình vậy, lại vẫn tất cung tất kính phụng dưỡng Nghiêm gia phụ tử.

Tất cả mọi người khinh bỉ nhân cách của ông ta, thậm chí ngay cả chúng nhân Nghiêm đảng cũng thấy Từ Giai không để ý đến ân tình sư sinh, người chỉ biết tự bảo vệ mình cầu vinh thật là nhu nhược không giống nam nhân, càng không nói đến những bằng hữu của ông ta, thậm chí rất nhiều người viết thơ tuyệt giao với ông ta.

Từ Giai lặng lẽ thừa nhận hết thảy phê bình cùng chỉ trích, ai cũng không biết, đoạn thời gian đó là ông ta cố gắng vượt qua nó thế nào, nhưng cuối cùng cũng qua được. Rốt cuộc, theo thời gian trôi qua, rất nhiều chuyện đều bị người dần dần quên lãng, bao gồm oan tình, ủy khuất, của Hạ Ngôn và Tăng Tiển, còn có cô nhi quả phụ của họ để lại, cũng đều từ từ bị người lãng quên...

Nhưng Từ Giai không quên. Ông ta xây nên gian mật thất này, ngày đêm cung phụng linh vị của lão sư chính là vì nhắc nhở mình, thù này không báo, thề không làm người!

Đúng vậy, một khắc ông ta cũng chưa từng quên mối cừu hận thấu xương đó, Nghiêm gia phụ tử không chỉ sát hại lão sư của ông ta, còn có học sinh của ông ta... Dương Kế Thịnh! Mối huyết hải thâm cừu này sao có thể không báo?

Ông ta cũng muốn như bao người khác, thượng thư mà thống khoái mắng Nghiêm gia phụ tử, cho thấy cùng kẻ phản bội thế bất lưỡng lập, nhưng ông ta càng biết, thực lực song phương chênh lệch giống như cách biệt một trời, nếu như chỉ cầu thống khoái nhất thời, chẳng qua là lấy trứng chọi đá, như vậy không chỉ không tổn thương được Nghiêm đảng, còn có thể đánh liều cả tính mệnh của mình. Chết cũng không đáng ngại, nhưng chết rồi thì ai báo thù cho lão sư, ai lấy lại công đạo cho học sinh của ông ta?

Cho nên Từ Giai lựa chọn ẩn nhẫn, không chỉ phải chịu được nỗi châm biếm cùng vũ nhục của thế nhân, còn phải chịu nỗi đau khổ và dằn vặt của tâm linh, chỉ vì một tín niệm, tiếp tục kiên trì, nhất định phải diệt trừ Nghiêm đảng, báo thù! Báo thù! Báo thù!

Từ ngày 2/10 năm Gia Tĩnh thứ 27, tín niệm này chưa bao giờ dao động trong lòng Từ Giai, cho tới hôm nay ngày 29/9 năm Gia Tĩnh thứ 42, tròn 15 năm trôi qua, mới rốt cuộc đem đến đây cái đầu của Nghiêm Thế Phiên để bái tế lão sư, mặc dù kết quả này tới có hơi chậm, nhưng đã không ai có thể chỉ trích Từ Giai cái gì.

Bởi vì 15 năm trước, ông ta chẳng qua là một Lại bộ hữu thị lang vô căn vô cơ mà thôi, mà địch nhân Nghiêm Tung của ông ta lại trải qua tam triều, ở trong quan trường tới hơn 40 năm, giỏi về tâm kế, lòng dạ cực thâm, mà Nghiêm Thế Phiên thông minh tuyệt đỉnh, luận âm mưu quỷ kế, thiên hạ không có địch thủ... Lúc đó Lục Bỉnh chưởng quản Cẩm Y Vệ, Cừu Loan tay cầm trọng binh, tất cả đều là tay chân của chúng.

Muốn đánh ngã tập đoàn Nghiêm đảng không khác gì Ngu Công dời núi, hồi tưởng lại bao nỗi gian nguy 15 năm trước, Từ Giai rốt cuộc có thể nói, từ hôm nay trở đi, Từ Tồn Trai ta không thẹn với lương tâm rồi!

Mặc dù tới có muộn, nhưng chính nghĩa chung quy là chính nghĩa, là mồi lửa có thể làm ấm nhân tính.

~~

Nghiêm Thế Phiên đã chết, Nghiêm đảng cây đổ bầy khỉ tan, nên đều thay đổi chỗ dựa, tới quý phủ của Từ Giai dập đầu tặng lễ, hy vọng có thể tránh thoát một kiếp này.

Nhưng Từ Giai đã xé đi tầng ngụy trang hoà nhã, ẩn nhẫn càng lâu, khi bạo phát lực phá hoại cũng càng lớn, ông ta căn bản không có ý khoan dung cho bất cứ một phần tử Nghiêm đảng nào. Trong thời gian hơn một tháng ngắn ngủi sau khi Nghiêm Thế Phiên chết, ông ta đã liên tục bãi miễn điều tra hơn 20 thành viên Nghiêm đảng, đến cuối năm thì hầu như đã quét sạch toàn bộ lực lượng Nghiêm đảng tại Bắc Kinh, tại địa phương, đệ nhất đại gian đảng rễ sâu lá tốt, chết mà cương đến lúc này đã bị nhổ tận gốc, triệt để trở thành lịch sử.

Trong quá trình này, một mặt lãnh khốc trong tính cách của Từ Giai đã hiển lộ hoàn toàn, mặc dù không giết một người nào nữa, nhưng ít ra số phận của hơn 1000 gia đình đã triệt để bị thay đổi. Một giai tầng vốn cao cao tại thượng giờ thì tất cả đều suy tàn trong vũng bùn, không một người nào có thể ngăn cản!

Điều càng làm cho người cảm thấy sợ hãi là trên thái độ đối đãi với Nghiêm Tung... Bởi vì Nghiêm các lão không tham dự mưu phản, nhưng lại bởi vì cực lực phản đối nên bị Nghiêm Thế Phiên nhốt trong phủ tại Nam Xương, giờ sự việc đã bại lộ, Án sát sử Giang Tây dẫn binh công hãm Nghiêm phủ mới cứu ra lão nhân.

Lúc này Gia Tĩnh cũng sẽ không hoài niệm tình cũ với Nghiêm Tung nữa, căn bản không quản không hỏi, tùy ý Từ Giai xử trí.

Rất nhiều người đều kiến nghị, phụ tử tương liên, cứ áp giải Nghiêm Tung vào kinh xử tử, đây là điều phù hợp pháp điển nhất. Nhưng Từ Giai không đáp ứng, ông ta nói Nghiêm các lão đã ngoài 80 rồi, vì nước vì chủ tận trung đã nhiều năm, có thể pháp ngoại khai ân, giữ lại cho lão một tính mệnh, chỉ cần tước chức làm dân, để cho lão về quê nhà dưỡng lão.

Lúc đó rất nhiều người đều cho rằng đây là biểu hiện phúc hậu của Từ các lão, nhưng sau đó có người phát hiện, căn bản không phải có chuyện như vậy, bởi vì sự tình phía sau chứng minh, cách nghiêm phạt của Từ Giai đối với Nghiêm Tung chính là để cho lão sống sót...

Nghiêm Tung viết thơ cho Gia Tĩnh, nói mình đã tuổi già sức yếu, bên người không thể không có con cháu chiếu cố, nếu bệ hạ khai ân, trả lại cho ta một đứa cháu, xin đưa Nghiêm Hộc trở về phụng dưỡng ta đi. Đối với điều này Gia Tĩnh không quan trọng hóa, liền viết tin cho nội các, hy vọng Từ Giai xem xét. Ai ngờ Từ Giai nói rằng, Nghiêm Hộc tử tội có thể miễn, hoạt tội nhưng khó thoát, phải phục hình trước, sau khi mãn hình thì mới có thể hồi hương.

Nghiêm Hộc bị phán sung quân Liêu Đông 10 năm... 10 năm, ai tin lão Nghiêm Tung còn có thể kiên trì 10 năm? Đây rõ ràng là không muốn để cho Nghiêm Tung nhìn thấy người thân duy nhất một lần.

Điều này còn chưa tín hết, ngoại trừ bãi quan, Từ Giai còn mệnh lệnh Hình bộ phái khâm sai đến Nam Xương kê biên tài sản Nghiêm phủ, nơi đó mới là bảo khố chân chính của Nghiêm gia, vàng bạc tài bảo, đồ cổ tranh chữ có bao nhiêu chứ? Chỉ kê biên tài sản thôi mà dùng thời gian tới hơn 1 tháng, danh sách kê biên dày tới cả quyển.

Nghiêm Tung đã cùng đồ mạt lộ, bất đắc dĩ mới đưa ra một yêu cầu cuối cùng, hy vọng có thể giữ một số tài sản cho mình, để cho lão nuôi được người hầu.

Mặc dù quan viên xét nhà là người của Từ đảng, nhưng ai có thể cự tuyệt thỉnh cầu đáng thương của một lão nhân chứ? Liền đáp ứng thay mặt chuyển tấu.

Rất nhanh câu trả lời được đưa xuống, không được!

Có quan viên nhìn không được, cầu tình cho Nghiêm Tung:

- Hiện tại ông ta cũng chỉ là một lão nhân đáng thương, xin các lão mở lòng từ bi đi.

- Khi thiết kỵ của người Mông Cổ đạp khắp kinh kỳ, bách tính dân chúng triều đình xuất binh cứu viện, ông ta có mở lòng tư bi không? - Câu trả lời của Từ Giai lạnh lùng mà không lưu tình chút nào: - Kẻ làm hại cả hàng vạn gia đình tan nát, không có tư cách yêu cầu từ bi.

Vì vậy Nghiêm Tung chỉ có thể cô độc, về quê nhà Phân Nghi chỉ có thể trông cậy vào gia hương phụ lão giúp đỡ thôi. Cũng may danh tiếng của Nghiêm Tung tại quê nhà cũng không tệ lắm, quan địa phương cũng là một tay lão đề bạt lên, cho nên cuộc sống miễn cưỡng cũng có thể không có trở ngại.

Sự tình đến tận đây thì thường nên kết thúc, bởi vì đả kích đối với kẻ thù chính trị đến một bước này cũng coi như được rồi, nhưng Từ Giai còn ngại không đủ. Đến cuối năm, ông ta thay đổi vị tân trưởng quan cho Phân Nghi -- Trương Xung một trong Nhâm Tuất tam tử. Nhâm Tuất tam tử bởi vì buộc tội Nghiêm gia phụ tử mà bị hoạch tội, hiện tại Nghiêm gia phụ tử đã ngã, tự nhiên được miễn tội và được khởi phục. Đây là điều hợp tình hợp lý. Nhưng trạm thứ nhất tái nhậm chức của Trương Xung lại đặt ở quê nhà của Nghiêm Tung thì quá không phúc hậu rồi.

Bách tính của Phân Nghi nghe nói là Nhâm Tuất tam tử tới Phân Nghi, thế mới biết Từ các lão cũng không dự định buông tha lão Nghiêm Tung, nên ai còn dám lui tới với lão nữa, càng không ai dám tiếp tế lão. Mấy người hầu còn sót lại cũng đều bỏ chạy hết, chỉ sợ có dính dáng quan hệ gì với lão.

Vì vậy cuộc sống của Nghiêm Tung bỗng chống trở nên khổ sở, thậm chí ngay cả ăn cơm cũng thành vấn đề, cuối cùng chỉ có thể dọn vào trong từ đường của dòng họ, dựa vào ăn đồ cúng của tổ tiên để sống qua ngày... Thường thường cũng chỉ là bữa có bữa không, thậm chí đói quá, còn phải đi ăn xin trên phố.

Đó cũng làm cho Trương Xung vốn hùng hổ mà đến bỗng chốc không biết làm sao lên, cũng chỉ mắt nhắm mắt mở, mặc cho lão ta kéo dài chút hơi tàn.

Đến lúc này, rất nhiều người mới hiểu được, đối với một lão nhân gần đất xa trời thì nghiêm phạt lớn nhất không phải là cái chết, mà là đoạt đi tất cả những thứ lão đã từng sở hữu, khiến lão chờ chết ở trong tuyệt vọng...

-o0o-


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Nạp Lịch Thạch