Hôm nay là tiệc ngoài trời, tuy mục đích chính không phải ăn uống, nhưng cũng không thể để toàn đồ ăn nguội. Trên tảng đá lớn trước đình Tế Vân đốt một đống lửa, có một đại sư phụ đang nướng nguyên một con dê. Lúc này toàn thân con dê đã chuyển sang màu vàng, đại sư phụ bèn rút ra một con sao sáng quắc rồi để cho đồ để tiếp tục quay dê, còn mình thoăn thoắt xẻo từng miếng thịt vàng óng, thơm nức mũi mà đặt trên những chiếc đĩa trắng như tuyết, lại thêm một nhúm muối. Sau đó chúng được đưa vào đình, đặt trước mặt mỗi vị quý nhân. Đương nhiên đám sĩ từ bên ngoài không được hưởng thứ này.
Vương Án Sát cùng đồng môn Thôi Tượng Sinh nói chuyện rất vui vẻ, thi thoảng mấy vị bộ lão địa phương cũng chen vào vài câu, đánh tửu lệnh, chơi đồ chữ, dù sao đây cũng là tiệc rượu của các văn nhân. Hạ lão lục là vũ phu không biết chữ, mấy chuyện này lão dốt đặc cán mai, chỉ quan tâm tới việc ăn thịt, thi thoảng ngoái đầu nhìn xem con gái và Diệp Tiểu Thiên đang ngoan ngoãn ngồi bên sông đúng phép tắc, cũng cảm thấy khá an tâm.
Rượu qua ba tuần, đồ ăn qua năm món, học sinh xung quanh đã lục tục đứng dậy mời rượu mấy người Vương Án Sát và Thi Thượng Sinh trong đình, cũng tự giới thiệu mình, chỉ mong có thể để lại một chút ấn tượng trong lòng vị Học chính đại nhân và đại nho Trung Nguyên này.
Cứ như vậy, không khí buổi tiệc cũng sôi động hơn, một vị bô lão cười đùa:
- Học sinh Quý Châu đều ngưỡng mộ đại danh Thôi tiên sinh mà đến. Thôi tiên sinh đã đến Quý Dương, sao không kiểm tra, chỉ dạy cho bọn họ một chút thôi cũng quá tốt rồi, không uống cống hôm nay đi xa.
Án Sát Sứ Vương Hạo Minh cười nói:
- Đúng vậy, Thôi tiên sinh, được ngài chỉ bảo một chút cũng là niềm vinh dự của họ. Ngài xem, những học sinh kia và cả những người hai bên bờ sông, ai nấy đầu chăm chú nhìn ngài.
Thối Tượng Sinh mỉm cười:
- Hạo Minh huynh, huynh làm khó huynh đệ rồi, nơi này là nơi danh nho Tâm An tiên sinh dạy học như vậy khác nào Tương sinh làm càn.
Chúng nhân sĩ ở đây đều hiểu lão chỉ nói khiêm tốn, há lại không biết đạo lý mà thừa cơ tâng bốc? Ai nấy đều động viên khen ngợi một hồi, xu nịnh Thối Tượng Sinh và Tâm An tiên sinh Mã Đình Tích như danh nho được khắp thiên hạ trọng vọng. Thôi Tượng Sinh mới miễn cưỡng nói:
- Nếu vậy, không bằng thế này, xin được lãnh giáo học vấn của các sĩ tử. Trước hết cứ chọn lấy một thứ gì đó làm đề, đầu tiên là làm thơ đi, do ta và các ngài bình, coi như kiểm tra tài học. Còn sau đó...
Khi lão đang nói những lời này, đám sĩ tư ngồi gần đình Tế Vân nghe được, lập tức dừng tiệc, vểnh tai nghe. Nghe được đề bài, họ liền nhìn xuống, quanh quẩn chọn vật tìm từ, coi như có lợi hơn những người ngồi xa.
- Còn sau đó, các học sinh học tập kinh điển của Thánh nhân là để làm quan tham chính, phụ tả quân vương, giáo hóa địa phương, đó là những điều vận dụng vào thực tế. Vậy Thôi mỗ ra một đề, đề tài này cũng chính là vấn đề trên triều đình đang bàn luận xôn xao: Quốc gia có nên tiếp tục chấp hành sách cấm biển không? Thư mời từng người phát biểu ý kiến của mình có được không?
Từ thời Nguyên, chính sách cấm biển này cứ cấm rồi bỏ, bỏ rồi lại cấm. Đầu thời Minh, Trương Sĩ Thành, Trần Hữu Lượng đã thất bại nhưng dư đảng vẫn còn lưu lạc trên biển rất nhiều, lại cân nhắc thêm nhiều yếu tố khác, Chu Nguyên Chương cũng thi hành chính sách cấm biển.
Tới năm Vĩnh Lạc, Thành tổ Chu Lệ phái Trịnh Hòa tới phương Tây, chính thức bỏ lệnh cấm biển. Nhưng đến năm Gia TĨnh, hải tặc giặc Oa hung hăng ngang ngược, bất đắc dĩ lại phải khôi phục lệnh cấm biển. Mấy năm trước, khi phụ thân của đương kim Hoàng đế Long Khánh còn tại vị, Tuấn phủ Phúc Kiến Từ Trạch Dân đã dâng thư thỉnh cầu cho dong thuyền ra biển để dễ dàng buôn bán thông thương.
Khi hải tặc giặc Oa bị danh tướng của Thích Kế Quang đánh cho tan tác, không còn là mối họa nữa, triều đình lại thuận thế điều chỉnh chính sách quốc gia, cho phép dân gian trong thuyền ra khơi thông thương, việc này, người đời sau gọi là “Long Khanh khai quan”. Có điều, trong triều vẫn có rất nhiều người phản đối mở biển, gần đây lại có người dâng biểu cầu cấm biển, các quan lại trong triều cũng kịch liệt tranh luận.
Vương Án Sát đích thân đứng trước đình tuyên bố đề tài, chúng sĩ tử lập tức phấn khởi. Có ai là không muốn thể hiện sở trường trước mặt vị đại nho này chứ? Nếu được lão bình, khen vài câu, chẳng phải vị trí của mình đã được nâng cao trong đám sĩ lâm sao.
Có điều, đối với thơ, quan trọng nhất là câu thơ diệu đẹp, lập ý cao xa, đây được coi là bản lĩnh làm thơ của mỗi cá nhân. Nhưng để sách luận kia không chỉ kiểm tra xem ngươi nghĩ thế nào, quan trọng là lập trường của ngươi có giống với vị Thôi tiên sinh này không. Nếu lão cảm thấy không vui, có thể cho ngươi một đánh giá tốt?
Cũng may, trước khi đến dự tiệc đám sĩ tử này đều đã chuẩn bị , tìm hiểu vị Thôi tiên sinh này cặn kẽ. Biết rõ lão là một nhân vật điển hình phản đối mở đường biển, muốn làm lão vui lòng, đương nhiên cũng phải xác định được thái độ của mình.
Có điều, trong số sĩ tử cũng không thiếu người thẳng thắn, hoặc bản thân là đệ tử của quan lại, hay tổ phụ làm quan trong triều, mà tổ phụ lại hoàn toàn ủng hộ việc mở đường biển, vậy thì không thể trái ý tổ phụ được, nên trong thâm tâm cũng đã sớm quyết định.
Nếu tất cả mọi người đều cùng lấy lòng Thôi Trọng Sinh thì cuộc thi văn này không có gì thú vị nữa, mà cũng nhờ một vài sĩ tử ủng hộ việc mở đường biển nên cuộc tranh luận cũng có phần thú vị hơn.
Sau khi có mấy sĩ tử lần lượt phát biểu ý kiến của mình, Từ Bá Di bước lên, dựa vào sông Nam Minh ngâm một bài thơ, được Thối Tượng Sinh khen ngợi thì phấn chấn tinh thần, nói tiếp về vấn đề cấm biển:
- Cấm biển quả thực là quy định từ lâu của Đại Minh ta. Thái Tổ Hoàng đế kiên quyết cấm biển. Tiếc rằng vào năm Long Khánh, có đại tướng nơi biên cương bị địa phương đầu độc, nhân khi Hoàng đế bệ hạ vừa mới đăng cơ, còn không rõ tình hình thiên hạ, đã thỉnh cầu xin mở lại đường biển. Ngu cho rằng, những người muốn lại đường mở biển, có mấy ai đã từng xem qua quy định từ trước!
Thôi Tượng Sinh nghe y nói liên tục gật gù, đối với người trẻ tuổi này, có lẽ lão còn có hơn cả hảo cảm.
Lúc này, lại một người thư sinh tên Nhan Thiên Tân đứng lên. Cha của vị nhân huynh họ Nhan này là thủ hạ của Bố Chính Ti Quý Châu, là quan viên ủng hộ mở đường biển.
- Thành Tổ mở đường biển, bảy lần tới phương Tây, khiến cho văn vật Trung Hoa chúng ta vươn xa tứ hải, khắp nơi thuần phục, cống nộp hơn ba mươi nước, mở rộng diện tích lãnh thổ vượt xa Hán Đường. Nếu không mở đường biển, những nước thiếu văn minh làm sao biết được Trung Hoa ta giàu mạnh ra sao?
Thôi Tượng Sinh sa sầm mặt. Từ Bá Di ung dung nói:
- Chuyện trong thuyền ra biển chỉ là của hững kẻ gian xảo trục lợi, thương gia từ xưa. Tất cả đều là đám con buôn, mượn xa hoa làm loạn nhân tâm. Ra khơi có lợi, với nước với dân như vậy chẳng lẽ không phải đại hại?
- Rong thuyền ra biển, người liều mạng giương buồm vạn dặm, làm bạn với kình ngư, sóng cả, cửu tử nhất sinh mà không oán không hận, truyền bá văn giáo Thánh nhân tới khắp nơi. Lợi hay hại?
Từ Bá Di vẫn dung ung cười:
- Đặt quan phân chức đều có tư lợi. Nắm chặt được tay để mọi chuyện quy về bản chất không được đánh mất.
Lý Thu Trì cũng đứng lên ủng hộ: - Trộm nghe, đạo chữa người, phòng âm dật, đại đức làm đầu, tránh vì lợi mà bỏ mặc nhân nghĩa. Dạy dần dùng đức, thì dân theo, lấy lợi dụ dân, thì dân theo mỏng...
Trên ghế bên bờ, Diêu Diêu đang ăn linh tinh. Trẻ con không ngồi yên một chỗ được, nó cũng biết hôm nay Tiểu Thiên ca ca dự tiệc không thể chơi với mình, nên ôm cổ hắn năn nỉ nằn ni, được hắn cho phép, nó bèn cười hí hửng dẫn Đại Cá Tử và PHắc Oa Nhi chạy vào rừng chơi.
Diệp Tiểu Thiên ăn một miếng thịt muối Oánh Oánh mang đến, lại bón cho nàng một miếng hoa quả, nhàm chán nhìn đám thư sinh đang ra sức thể hiện bản lĩnh của mình trước đình Tế Vân. Hắn nói với Oánh Oánh:
- Đường Quý Châu cũng không dễ đi, vị Thôi tiên sinh kia là đại nho, chắc hẳn ở Trung Nguyên rất sung sướng, tại sao lại bất chấp cực khổ mà đến Quý Châu? Cũng vì Vương An Sát là đồng niên với lão?
- Cũng không hẳn, vì lão là người Quý Châu. Nguyên quán lão vốn ở Đồng Nhân, bây giờ người trong nhà vẫn ở đó cả, lần này hồi hương thăm cha mẹ huynh đệ, thuận đường đến Quý Dương một chuyến.
Diệp Tiểu Thiên giật mình, khẽ gật đầu.
Lúc này, tụng sự ra mặt, Lý Thu Trì miệng lưỡi sắc bén đã bác bỏ được ngàn tầng chống đối, không ai đối đáp lại được. Y lại nói: - Đất nước có đồng cỏ phì nhiêu mà dân không có thức ăn, công thương thịnh mà nghề lại hoang, có núi biển mà dân không có tiền, chính là vì không dùng được dân đúng cách!
Thôi Tượng sinh nghe vậy mặt mày hớn hở, vỗ tay cười lớn:
- Tốt! Nói rất hay! Người này là ai?
Vương Án Sát lại cười nói:
- Người này là tụng sư nổi danh Quý Dương, tên Lý Thu Trì.
- Ô! Thì ra là tụng sư, nhân vật như vậy, chắc hẳn phải đến dự tiệc rồi!
Đối với những người chính thống, cái gọi là tụng sư, đều là những kẻ lừa gạt ngu dân, lôi kéo thưa kiện, tung tin đồn thất thiệt, đặt maru đặt kế, hoặc vu khống lương thiện, hoặc cãi lừa cho điệu dân vô tội. Pháp không biết sẽ không có uy, việc trị dân theo pháp luật chỉ có thể trông chờ vào quan phủ, mà nếu tụng sự thông hiểu pháp luật, chẳng khác nào cầm dao đằng lưỡi, hậu hoạn vô cùng, vì vậy mọi người cực kỳ khinh ghét tụng sư. Nơi Quý Châu này, văn nhân chính thống còn ít, nên tụng sự cũng khá tự do hơn.
Thực ra trong số các tụng sự chỉ có một vài kẻ tham tài, cũng không thiếu người chính nghĩa. Tiêu dân không biết pháp luật, có đôi khi chịu oan khó giải, hoàn toàn đều nhờ những vị tụng sự trượng nghĩa này rửa sạch oan khuất. Bất kỳ ở đâu cũng có chính có tà, cũng không thể đánh đồng làm một, về mặt này, hai đại tung sư trứ danh cuối đời nhà Thanh là Trần Mộng Cát và Phương Đường Kính chính là hai đại diện kiệt xuất.
Lý Thu Trì vốn đang định chắp tay tạ ơn Thối Tượng Sinh, vừa thấy thái độ của lão hình như có thay đổi, cũng cảm thấy vô cùng xấu hổ, vội vàng giải thích:
- Thôi tiên ính, đệ tử cũng xuất thân tú tài, đã đọc qua sách thánh hiền. Chỉ vì kế sinh nhai nên mới làm tụng sự. Tuy đệ tử làm tung sư, nhưng không làm xằng làm bậy, đảo điên luật pháp, từng giúp đỡ không ít dân chúng vô tội. Người phẩm đức, không thể chỉ nhìn vào thân phận, chỉ nhìn trong số các sĩ tử thôi, có người tuy là tủ tài nhưng không học vấn không nghề nghiệp, đạo đức hèn hạ, là mối nhục của văn nhã. So với đệ tử còn kém hơn nhiều!
Thối Tượng Sinh nghe y hạ nhục sĩ tử, lại càng không thích, thản nhiên nói:
- Lại có nhân vật như vậy sao? Hắn là ai?
Y chỉ một ngón tay lên bờ sông:
- Người này họ Diệp, tên Tiểu Thiên. Là người kia!