Ngọ môn mở ra, bách quan xếp hàng đi vào, sau một loạt nghi thức rườm ra, bách quan lại thấy long nhan xa cách vài ngày. Thấy hoàng đế như còn đang trong trạng thái nửa mơ nửa tỉnh, dù mặc long bào uy nghiêm, nhưng không che dấu được vẻ uể oải.
Dù sao hoàng đế xuất hiện, mọi người vẫn rất cao hứng, vì hắn không tới thì không có tảo triều, không có cơ hội cãi nhau. Cho nên dù Long Khánh có biến thành tượng gỗ thật, cũng méo mó có hơn không.
- Khởi tấu bệ hạ.
Đã quen với việc hoàng đế lờ đờ không nói, Thông chính sứ bắt đầu đọc tấu sớ tích trữ:
- Hình bộ, đô sát việt cùng tấu, đã bình xét xong án oan, định ra danh sách sơ bộ, trong đó người đã chết bốn mươi lăm, còn sống ba mươi ba, xin bệ hạ ngự lãm.
- Nhận lấy.
Long Khánh lấy tinh thần nói.
- Công bố trừ bỏ xây dựng hơn trăm đạo quán và Tây Uyển, số tiền phê duyệt những công trình này là 250 vạn, hộ bộ xin bớt số tiền này.
Hoàng đế nhìn thủ phụ, Từ Giai ra khỏi hàng nói:
- Bẩm bệ hạ, trừ bỏ việc này là điều lòng người khao khát, không nên trì hoãn.
- Chuẩn.
Long Khánh gật đầu.
- Hộ bộ xin miễn toàn bộ số nợ thuế toàn quốc.
Thông chính sứ đọc bản tấu thứ ba.
Long Khánh nhìn Từ Giai, ông ta nói:
- Điều này cũng trong tình lý.
Hoàng đế muốn chuẩn, nhưng nghe giọng hùng hậu nói:
- Toàn quốc có thể miễn, nhưng đông nam không thể miễn.
Chẳng cần nhìn cũng biết là ai nói.
Từ Giai lòng thấy phát ngán, hộ bộ thượng thư nói:
- Xin hỏi Cao các lão, vì sao lại phân biệt đối xử? Chẳng lẽ vì đông nam giàu có mà muốn giết giàu tế nghèo?
- Đông nam giàu có liên quan gì tới triều đình?
Cao Củng lạnh lùng nói:
- Một tỉnh Chiết Giang giàu bằng mười tỉnh, nhưng thuế nộp lên quốc khố chẳng bằng Sơn Đông nghèo khó, cái mánh lới trong đó ai cũng biết, nhưng chẳng biết vì sao không nói. Đối với tỉnh như thế, phải định lại tỉ lệ thuế, không thể thuê hoa lên gấm cho bọn họ, thứ thu được cũng không thu.
- Cao các lão nói thế không ổn.
Cao Diệu lắc đầu:
- Đông nam có giàu cũng không phải nhà nào cũng dư dả, kháng Oa mười năm, quân phí cơ bản lấy từ đông nam, khiến nhiều hộ giàu có phá sản, chưa nói tới bách tính phổ thông, nhiều người mạo hiểm ra biển làm giặc. Lại tăng quân, lại tốn thuế, lại nghèo đói, tình hình thế lặp đi lặp lại, dân sinh sớm cơ cực lắm rồi. Lần này miễn trừ phú thuế, khiến đông nam khôi phục phồn vinh, mới có được nhiều phú thuế hơn.
Lại tỏ ra đau đớn:
- Chuyện vớt cạn cá con, vạn vạn lần không thể làm.
Lời này rất nhiều người gật gù.
Thẩm Mặc thầm nghĩ:" Cao Túc Khanh lại chọc giận số đông rồi". Phải biết rằng công khanh triều đường có bảy phần là người phương nam, bất kể có phải là người Từ Giai hay không cũng sẽ chống đối với ông ta. Thậm chí có thể đối đầu với cả đông nam, chọc vào tổ ong lớn, sau này sống yên sao nổi.
Cao Củng và Cao Diệu tranh cãi không ai chịu thua ai, Từ Gia chỉ im lặng, lão hồ ly biết mình không nói gì, thì ý kiến Cao Củng chỉ là ý kiến cá nhân, không đại biểu cho nội các, nhiều người mới dám chống lại Cao Củng.
Từ Giai thích thú thể hiện phong thái thủ phụ, trong triều vang lên tiếng cãi vã ỏm tỏi.
- Cao các lão không coi nội các vào đâu sao?
Đó là lời phản đối.
- Chẳng lẽ Cao các lão không có quyền phát biểu.
Đó là người ủng hộ.
- Chỗ nào có Cao các lão là có cãi vã, thủ phủ sao không quản.
Kẻ phản cảm nói.
- Cao các lão chỉ lấy việc luận việc.
Kẻ ủng hộ nói.
- Ta thấy toàn sinh sự không đâu!
Kẻ phản đối nói.
Tóm lại là phản đối chiếm đa số.
Thấy lại cãi nhau không dứt, lễ quan lên tiếng:
- Yên tĩnh, yên tĩnh.
Đợi tiếng người lắng xuống, Từ Giai hắng giọng nói:
- Đừng cãi nhau nữa, nghe thánh ý đi.
Nói xong mãi mà không ai tiếp lời, mọi người ngẩng đầu lên, thấy hoàng thượng mắt mê ly, ngươi lắc lư, chẳng biết thoát hồn đi đâu rồi.
- Hoàng thượng!
Mã Toàn vội gọi.
Long Khánh tỉnh lại, nói:
- Thối triều.
Quan viên, thái giám, cung nữ thậm chí là cả quạ đen trên nóc nhà tức thì đứng như trời trồng.
Long Khanh thấy cảnh đó Long Khánh biết mình nói sai, cười ha hả:
- Thối triều thì hơi sớm, các khanh có chuyện gì không? Nói đi, đừng khách khí.
Từ Giai cố gắng khỏi ngất xỉu, nói với Thông chính sứ:
- Trình tấu lên, đợi sau hội triều, hoàng thượng ngự lãm.
Rồi kín đáo nháy mắt với hắn:
- Còn chuyện gì trọng yếu nữa không?
Thông chính sứ Từ Học Mô là môn sinh của Từ Giai, rất hiểu tâm ý ông ta, nên mới được đặt ở vị trí quan trọng này, liền lấy một bản tấu đọc:
- Lễ bộ trình lên, nghi thức lập thái tử, mời hoàng thượng ngự lãm.
Long Khánh quả nhiên lên tinh thần:
- Thái tử là gốc của nước, cần phải sắc lập, nội các xem xong thấy không có vấn đề thì chiếu đó chấp hành.
Lần đầu tiên tỏ thái độ trên triều đường:
- Đây là đại lễ hàng đầu của bản triều, không được có chút thiếu sót nào, phải làm cho tốt, cho long trọng, không sợ tiêu pha, nhất định phải báo cho các nước, mời bọn họ phái sứ tiết tới, ngoài ra...
Nghĩ một lúc không nghĩ ra gì nữa liền nói:
- Chư vị có bổ xung gì không?
Mọi người thầm nghĩ làm theo lời ngài thì đã là quy cách cao nhất trên lịch sử rồi, còn bổ xung cái gì?
Cao Củng đi ra nói:
- Theo ngu kiến của thần, các phương diện trong Nghi chú đã đủ, thiếu xót ở bên ngoài. Đó là cấp bậc quan viên chủ trì nghi thức không đủ, phải do lễ bộ thượng thư chủ trì, nay vị trí này thiếu, để thị lang làm e không long trọng.
- Cái này dễ lắm.
Long Khánh hi vọng nhi tử có cuộc phong lễ hoàn mỹ nhất, nói:
- Thẩm ái khánh hiện giờ là tả thị lang, thăng lên là được.
Thẩm Mặc thầm nghĩ, bệ hạ cuối cùng đã nhớ tới ta rồi, khi cùng hắn ngồi xe vào cung, Thẩm Mặc kích động một phen, ai ngờ Long Khánh hình như không hiểu ý nghĩa của chuyện đó, đăng cơ xong không xác định công tác cho y, thiếu chút nữa thành trò cười. Còn phải nhờ Cao Củng nhắc mới nhớ ra, chẳng nhanh gọn bằng thời Gia Tĩnh.
Dù lòng như nắng hạn gặp mưa rào, nhưng Thẩm Mặc vẫn phải giữ chừng mực, đứng ra nói:
- Thần không dám, chỉ sợ không đám nhiệm được, không dám tuân thánh lệnh.
Long Khánh muốn khuyên, Cao Củng nói:
- Bệ hạ, lễ bộ thượng thư là cửu khanh, phải đình thôi.
Long Khánh giờ mới nhớ ra, cười xin lỗi Thẩm Mặc:
- Là trẫm sơ xuất, vậy đình thôi đi.
Quan lớn chưa nói, ngôn quan Hồ Ứng Gia đã lên tiếng:
- Bệ hạ, đình thôi là trọng điển triều đình, xin bệ hạ xác định ngày, tề tụ quan viên tam phẩm trở lên, tiên hành khi bệ hạ tránh mặt.
Nếu là Gia Tĩnh sẽ nổi giận:" Tuyển thần tử cho trẫm mà trẫm phải tránh, đây là thứ quy củ chết tiệt gì?" Nhưng Long Khánh chỉ bình tình "à" một tiếng:
- Té ra là thế, vậy thủ phụ định ngày đi.
Từ Giai hết nhìn Cao Củng lại nhìn Thẩm Mặc, hồi lâu mới nói:
- Vị trí cửu khanh không thể để trống lâu, vậy đình thôi quyết định sau triều hội.
Cao Củng miệng giật giật nhưng không nói.
Thẩm Mặc mặt trấn tĩnh cũng không nói từ chối nữa.
- Chuẩn.
Long Khánh nói xong liền mặc cho quần thần tiếp tục cãi vã.
Thấy gần giờ thìn, các đại thần im lặng, vì trước tảo triều thủ phụ đại nhân phải dặn, tảo triều phải khống chế trong một canh giờ, tránh làm bệ hạ mệt kiếm lý do bãi triều.
Nhưng luôn có kẻ không biết điều, có quan viên nói:
- Bệ hạ, thần muốn đàn hặc.
Mọi người trố mắt nhìn, nhận ra hắn là Trịnh Lý Thuần, thầm bực mình:" Ngươi không phải ngôn quan, làm tốt văn kiện cơ yếu của mình là được, lắm lời làm gì?"
Nhưng Trịnh Lý Thuần bất chấp, khảng khái nói:
- Theo quy định, khi triều hội, quần thần có lời hỏi, bệ hạ phải trả lời. Nhưng bệ hạ ngự cực gần một tháng, lâm triều im lặng, không nghe không hỏi, mặc quần thần đấu đá, cứ lâu dài như thế quốc gia sẽ ra sao? Mong hoàng thượng cải chính, chú tâm học tập chính vụ, sớm ngày thành minh quân...