Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 1337: Gió Đông Nổi, Trống Trận Rung (4)

Chương 1337: Gió Đông Nổi, Trống Trận Rung (4)




Dịch: lanhdiendiemla.

Vì thế đám thế gia huân quý luôn khách khí kèm khinh thường quan văn, chẳng hề thực sự coi bọn họ ra gì. Mà quan văn cùng huân quý tương giao luôn là chuyện mẫn cảm, cho nên dù Thẩm Mặc có là đại học sĩ cũng có nguy hiểm bị từ chối tiếp.

Hồ Dũng làu bàu đi tới phía tên gác cửa ăn mặc khí phái, chắp tay nói:

- Làm phiền đưa dùm thiếp, trung đường đại nhân nhà ta tới bái kiến quốc công gia.

Gác cửa vừa khách khí nhận lấy danh thiếp, vừa sai người vào bẩm báo, vừa mời Hồ Dũng uống trà, lễ số chu đáo, làm Hồ Dũng phải cảm khái... Có điều hắn vẫn thầm lau mồ hôi vì đại nhân.

Đợi một lúc lâu cái cửa bên đáng chết không mở ra, bất quá cái cửa chính đáng chết lại mở ra, có một thanh niên mười bày mười tám, môi hồng răng trắng, mang phong phạm đại gia tuyệt trần cách thế xuất hiện:

- Tiểu chất Văn Bích cung nghênh Thẩm thế thúc đại giá quang lâm.

- Làm phiền đại giá thế tử, thật ngại quá.

Thẩm Mặc từ trên kiệu đi xuống, cười tủm tỉm nhìn phong tư tướng mạo Từ Văn Bích, thầm nghĩ:" Đúng là lớp người sau thay lớp người trước, mình chưa cảm thấy già, nhưng nhìn người ta trẻ tuổi, đúng là chẳng bì được."

Lại chẳng biết rằng Từ Văn Bích cũng ngầm cả kinh, dù hắn có nghe tiếng tăm vị các lão trẻ này, nhưng chưa từng gặp, giờ thấy quả nhiên gặp mặt hơn nghe danh..

Chỉ thấy Thẩm Mặc với chòm râu nắm nhánh uy nghi mà nho nhã, đôi mắt như nhìn thấu thế sự, làm Hứa Văn Bích là thế tử quốc công trán cao hơn trời, cũng bị tướng mạo khí chất của y làm khẩn trương, cung kính mời y vào phủ.

Nhìn đại nhân được người ta cung kính mời vào, Hồ Dũng cười tự trào:

- Mình đúng là... kẻ tầm thường tự chuốc lấy phiền não.

Vào phủ Từ Văn Bích mời Thẩm Mặc ngồi lên kiệu nhỏ, hai người cùng ngồi kiệu một trước một sau đi vào.

Kiệu đi qua nguyệt môn, tới thẳng hậu phủ, không ngờ được coi thành khách quan hệ thân thuộc, Thẩm Mặc vẫn bình thản như chẳng hề bất ngờ.

Kiệu đi tới dưới một giàn đậu tía tươi tốt leo khắp tường thì dừng lại, Thẩm Mặc thấy một lão nhân mặc đạo bạo, ngồi trên ghế dài, mỉm cười với mình:

- Kẻ tàn phế không thể trọn lễ số, Giang Nam tiên sinh chớ trách.

Vị lão giả này tướng mạo có vài phần giống Từ Văn Bích, Thẩm Mặc xuống kiệu, nghe Từ Văn Bích giới thiệu:

- Đây là gia phụ.

- Hạ quan Thẩm Mặc bái kiến quốc công gia.

Thẩm Mặc vội chắp tay vái, đáng lẽ đại học sĩ và quốc công dùng lễ ngang hàng, nhưng y không ngại vái vị huân quý đệ nhất đương triều này.

Từ Duyên Đức vội bảo con đỡ Thẩm Mặc dậy, mời y ngồi xuống uống trà, kiệu phu lui xuống, chỉ còn ba người bọn họ.

- Đây đúng là chốn thần tiên.

Giây leo kín mín che lấp ánh mặt trời, gió mát vi vui thổi tới làm lòng người thư thái, Thẩm Mặc khen:

- Quốc công thật biết hưởng thụ.

- Hưởng thụ gì đâu, kéo dài chú hơi tàn thôi.

Từ Duyên Đức cười vui vẻ.

Từ Văn Bích đứng dậy cười:

- Phụ thân và Thẩm thế thúc nói chuyện, con đi pha trà.

- Sao dám làm phiền thế tử.

- Để cho nó đi, hôm nay không có người ngoài, đại nhân cũng đừng gọi nó là thế tử, gọi Văn Bích là được.

- Không dám, không dám.

Từ Văn Bích đứng dậy đi tới một góc giàn đậu giá, ở đó có một cái thùng gỗ treo trên không, dưới đáy thùng tựa hồ là cát lọc, chỉ thấy từng giọt nước như những hạt trân châu chảy vào một cái ống trúc lớn có lớp cát trắng mịn dầy, cuối cùng qua nhiều lần lọc, nước chảy vào một cái chậu sứ Thanh Hoa trắng bóng.

Thẩm Mặc thầm nghĩ:" Cứ tưởng mình uống trà cầu kỳ lắm rồi, ai ngờ núi cao còn có núi cao hơn."

Thấy y nhìn Văn Bích lấy nước, Từ Duyên Đức cười:

- Có điều như thế làm uổng trà thúc thúc nó ở Nam Kinh đưa tới.

Trong đầu Thẩm Mặc hiện lên khuôn mặt viết chữ "tửu sắc" của Từ Bằng Cử, bật cười:

- Không ngờ Ngụy quốc công có nhã hứng đó.

- Ha ha, hắn mà có cái nhã hứng đó thì thứ "long viên thắng tuyết" một năm chỉ có năm cần này chẳng tới lượt ta dùng.

Từ Duyên Đức cười đắc ý.

Nghe thấy bốn chữ "long viên thắng tuyết" Thẩm Mặc tức thì nhớ tới Hồ Tôn Hiến, chẳng biết Mặc Lâm huynh giờ ra sao, đã bình thường trở lại chưa?

Thẩm Mặc vì sao có quan hệ với Định quốc công, điều này phải nói từ tộc phổ Từ gia.

Định quốc công đầu tiên là Từ Tăng Thọ, tứ nhi tử của Ngụy quốc công Trung Sơn Tĩnh Vương Từ Đạt.

Ai cũng biết rằng công thần khai quốc Đại Minh là thê thảm nhất, dưới đồ đao hoàng đế, bất kể văn võ đều không ai có kết cục tốt, chỉ Từ Đạt là ngoại lệ, ông ta chẳng những được chết già mà trong đám con cái có một hoàng hậu, hai vị quốc công, tiếp tục duy trì tới nay, thịnh vượng không thôi, không thẹn là dòng họ thứ hai thiên hạ.

Từ Đạt qua đời, trưởng tử Từ Duy Tổ thế tập tước cha làm Ngụy quốc công, chi này truyền tới đời quốc công thứ bảy là Ngụy quốc công Từ Bằng Cử, đề đông kinh doanh nam kinh.

Từ Tăng Thọ thân là tứ nhi tử của Từ Đạt đương nhiên không được thế tập, khi Chu Lệ làm phản, Từ Tăng Thọ làm nội gián, đem bố trí của triều đình mật báo cho ông ta.

Khi quân Chu Lệ qua Trường Giang, Kiến Văn Đệ phát hiện ra, tức giận đâm chết Từ Tăng Thọ.

Chu Lệ hay tin em vợ bị giết bi thống không thôi, sau khi phá thành Nam Kinh, ôm thi thể Từ Tăng Thọ khóc ròng, đồng phong làm Định Quốc công, cho nhi tử Từ Cảnh Xương kế thừa tước vị.

Từ Cảnh Xương sau này theo Chu Lệ tới Bắc Kinh, ở lại trong phủ đại tướng quân của Từ đạt năm xưa, truyền đời tới nay là Định quốc công thứ sáu, vừa vặn bối phận ngang hàng với Từ Bằng Cử.

Hai phủ quốc công cùng một gốc này trong một thời gian dài như người dưng, vì Ngụy quốc công Từ Huy Tổ trung thành với Kiếm Văn đế. Cho nên người phủ Ngụy quốc công xưa nay cho rằng Định quốc công làm hỏng danh trung nghĩa của Từ Đạt, vì thế đoạn tuyệt qua lại.

Sau này một theo Thành tổ ra bắc, một ở lại nam, cách nhau ngàn dặm, càng không qua lại nữa.

Đương nhiên đó là chuyện xưa cũ rồi, hơn trăm năm trôi đi oán thù lớn đến mấy cũng phai nhạt, thêm vào sau biến cố Thổ Mộc bảo, địa vị huân quý sụt giảm mạnh, tập đoàn quan văn hoàn toàn nắm lấy quốc chính.

Do áp lực cường đại bên ngoài quan hệ hai phủ quốc công hòa hoãn lại.

Mặc dù đều là quốc công, nhưng có khác biệt, Định quốc công gần thiên tử, xưa nay được hoàng đế tín nhiệm, địa vị chính trị hơn Ngụy quốc công.

Nhưng ở Bắc Kinh sói nhiều thịt ít, dựa vào chút bổng lộc điền trang, không nuôi nổi hơn nghìn người trong phủ, tuy cướp cơm của quan binh nhưng cuộc sống vẫn khốn khó.

Còn Ngụy quốc công ở Nam Kinh giàu có, kinh doanh nhiều năm, sản nghiệp vô số, dựa vào bọn họ không ngừng chi viện cho Định quốc công, mới duy trì được cuộc sống xa xỉ.

Một bên có quyền, một bên có tiền, mọi người hỗ trợ nhau lòng an tâm.

Nhưng Từ Tuyên Đức phát hiện, tình hình mấy năm qua đã thay đổi, bĩnh lĩnh Từ Bằng Cử ngày càng lớn, muốn làm việc gì không cần nhờ tới mình nữa, ngược lại còn giúp mình.

Xa đâu chưa nói, năm trước chuyện Từ Duyên Đức làm đế đốc kinh doanh, khi ấy được ủng hộ lớn nhất không phải Định quốc công già cả bệnh tật mà là Thành quốc công trẻ trung mạnh mẽ, ông ta cảm thấy mình hết hi vọng rồi, viết thư cho Nam Kinh kể lể vài câu. Ai ngờ Nam Kinh viết thư trả lời nói:" Ca ca yên tâm, hắn không tranh được cới ca", kết quả...

Từ Duyên Đức làm quốc công mấy chục năm đương nhiên nhìn ra Từ Bằng Cử ngầm giúp đỡ. Ông ta liền bảo nhi tử đích thân tới Nam Kinh cám ơn, đồng thời hỏi chân tướng...

Thì ra Từ Bằng Cử nhờ Thẩm Mặc giúp đỡ, lại sợ lão ca ca cho mình lỗ mãng, liền đem tình hình Thẩm Mặc nói ra, còn nói vống lên Thẩm Mặc và mình có "giao tình sống chết", hoàn toàn có thể tín nhiệm v..v..v..

Có điều Từ Bằng Cử biết sự lợi hại của Thẩm Mặc, sợ y biết trách tội mình, vì thế cũng thẳng thắn với y.

Đó là nguyên nhân chủ nhiệt tình, khách bình thản...

-o0o-


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Tải APP đọc truyện OFFLINE và nghe AUDIO khi mua combo. Điểm danh hàng ngày nhận Lịch Thạch