- Nếu không vì sao khi nắm thế chủ động, y lại cam tâm thu binh? Y cố ý không để vụ án này kết thúc, muốn nó phải ầm ĩ lên, để hất nước bẩn lên người sư tướng.
- Đủ rồi.
Từ Giai vỗ mạnh tay vịn, sắc mặt khó coi:
- Ngươi đang xúi bẩy lý giản phải không?
- Sư tướng.
Trương Cư Chính quỳ xuống:
- Học sinh một lòng trung thành, trời cao chứng giám.
Từ Giai buông một tiếng thở dài, tưởng chừng lại già đi chục tuổi, bỏ mũ xuống, lộ ra mái tóc trắng đẫm mồ hôi dán sát trên đầu, giọng nghe chừng có chút lẫn lộn:
- Lão phu là ai chứ, sao có thể cùng học sinh của mình dùng đao kiếm nói chuyện với nhau? Điều này sư sách ghi lại ra sao? Sau này đừng nhắc lại nữa.
- Sư tướng.
Trương Cư Chính khuyên:
- Người ta kề dao lên cổ rồi, chẳng lẽ người muốn vươn cổ chịu chém sao?
- Y không dám chém ta.
Từ Giai mặt âm trầm, lắc đầu:
- Kẻ khi sư diệt tổ không có chỗ đứng trên đời. Y không dám.
- Sư tướng, thanh danh quan trọng như thế sao?
- Ngươi không coi trọng thanh danh, không có nghĩa người khác không coi trọng.
Từ Giai nhắm mắt lại, lúc lâu sau đột nhiên nói:
- Ngươi không cần phải lo cho bản thân, dù ta có sao thì cũng không ảnh hưởng tới ngươi.
~~~~~~o0o~~~~~~
Sau khi Long Khánh tuyên dụ trên thành lâu, hướng gió thay đổi hẳn, ngày càng nhiều quan viên dâng thư thỉnh cầu suy nghĩ lại vấn đề thụy hiệu. Lần này hành động của lễ bộ và nội các nhanh hơn rất nhiều, chỉ mất một ngày đã định ra thụy hiệu mới, Tương Mậu.
"Có công binh mã, uy đức vang xa là tưong; lấy đức nhận quan, lấy công nhận thưởng là mậu" nói đơn giản là "công lớn".
Mặc dù so với mong muốn của Long Khánh là "trung tương" còn kém rất nhiều, nhưng là cực hạn mà Từ Giai có thể chấp nhận rồi. Dù Từ Giai có nhượng bộ cũng không thể cho Hồ Tôn Hiến chữ "trung", nếu không khác gì tự viết chữ "gian" lên trán mình.
Mặc dù thắng một trận ở Tả An môn, nhưng với Long Khánh mà nói, chẳng qua là dựa thiên thời địa lợi nhân hòa, xả chút hận mà thôi, chứ muốn hắn đối đầu với Từ Giai?
Hắn không có tự tin đó, cho nên Long Khánh được là dừng, đóng dấu đỏ lên chỉ dụ. Chỉ nhân lúc truy điệu Hồ Tôn Hiến tranh thủ tôn vinh.
Từ Giai rút kinh nghiệm xương máu, thuận theo ý hoàng đế, không thể để xảy ra thêm chuyện rắc rối vào lúc kết thúc được. Vì thế mau chóng lệnh lại bộ, hộ bộ truy phong Hồ Tôn Hiến là thái bảo, cho con hưởng tước cẩm y vệ chỉ huy thiêm sự..v..v..v.. Chuyện này không cần nói kỹ.
Long Khánh còn chê chưa đủ, lại truy phong làm Hải Ninh Bá, cho ngự táng ở cố hương Thiên Mã Sơn, coi là tôn vinh cực độ rồi.
Long Khánh lúc này mới thỏa mãn nói với Trần Hoành:
- Thế này là đã có thể ăn nói với Thẩm sư phụ rồi chứ?
- Hoàng thượng ân sâu, đủ rồi ạ.
Trần Hoành híp mắt nói.
Tới đây dư luận hoàn toàn nghịch chuyển, thương tiếc Hồ Tôn Hiến thành dòng chính trong quan trường kinh thành. Huống chi Hồ Tôn Hiến còn sống công tích hiển hách, cuối cùng kết cục bi tráng, làm người ta không khỏi sinh lòng trắc ẩn, quan viên mời nhau tới Tiên Hiền Từ truy điệu.
Người tới điếu tang không ngớt, theo nghi thức của kinh thành, mỗi viên quan tới sẽ đưa một bức trướng, xếp ở trong linh đường, ai ngờ một ngày sau, xếp kín cả sân, đành phải bày ngoài cửa, tiếp đó tới cả ngõ cũng xếp đầy bức trướng.
Mấy hôm đó thời tiết kinh thành còn tốt khác thường, ban ngày trời trong xanh, ban đêm sao lấp lánh. Chỗ tiền giấy hoa trắng không gặp gió mữa, còn nguyên vẹn, làm Tiên Hiền Từ trắng muốt một màu, chẳng còn chỗ đặt chân.
Chớp mắt đã tới 21 tháng chạp, ngày truy điệu đã tới, từ sáng sớm quan viên từ bốn phương tám hướng đổ tới, đường phố mau chóng bị kiệu chen chúc tới giọt nước không qua được, quan viên đến sau đành bỏ kiệu đi bộ.
Mặc dù sớm đã nghe nói tới tình hình này, nhưng dọc đường nhìn thấy bức chướng xếp dài vô tận, đám quan viên chấn động hết sức, ai nấy suy nghĩ không khác nhau bao nhiêu:" Truy điệu vinh quang như thế, Hồ Tôn Hiến chết không còn gì phải tiếc nữa."
Thẩm Mặc hôm nay không đến sớm, cũng không thủ linh cho Hồ Tôn Hiến như rất nhiều suy tưởng, y chỉ mặc một bộ y phục trắng, dìu Từ Giai vào Thiên Hiền Từ, triệt để đánh tan tin đồn sư đồ bất hòa.
Lý Xuân Phương và Trương Cư Chính, cũng xua tin lời nói bọn họ sẽ không tới dự, thấy vẻ bi thương trên mặt hai người không giống đóng kịch, quan viên bách tính không khỏi nghĩ:" Xem ra lời đồn không thể tin được."
Lấy bụng ta suy bụng người, nếu đúng là họ hại chết người ta, vạn lần không dám mặt dày tới linh đường...
Thế nhưng bọn họ quên mất việc Gia Cát Lượng khóc tang Chu Du rồi...
Giờ tị đã tới, bên ngoài vang lên một tiếng pháo, lễ quan tuyên bố lễ truy điệu bắt đầu, mọi người đứng im lặng, nhạc tưởng niệm vang lên, tiếp đó Trần Dĩ Cần đứng ra tuyên độc điếu văn ban bố dưới danh nghĩa hoàng thượng..
Theo cùng giọng trầm thấp chậm rãi của Trần các lão, cuộc đời lúc lên lúc xuống, sóng gió chập trùng, oai hùng sa trường của Hồ Tôn Hiến như bức tranh đậm màu hiện ra trước mắt mọi người.
Cả đời Hồ Tôn Hiến mặc dù không thiếu tranh luận và u ám, nhưng không ai phủ nhận được công tích của hắn đủ để các vị công khanh ngửa mặt ngước nhìn, vỗ ngửa đuổi theo chẳng kịp.
Có thể thấy được, trăm nghìn năm sau, khi đại đa số tên những con người ở đây sẽ thối nát theo thân thể, thì đại danh của hắn sẽ ngày càng lưu truyền, được người đời tán tụng.
Bởi vì Hồ Tôn Hiến là anh hùng dân tộc, chỉ cần giống nòi Hoa Hạ không diệt vong, anh linh của hắn sẽ trường tồn.
Tiếp đó là tới đại thần tế điện, thủ phụ đại nhân đứng đầu trăm quan, tất nhiên phải tới trước.
Trong điện lặng ngắt như tờ, Từ Giai ra khỏi hàng, chàm chậm đi tới đài tế, ánh mắt phức tạp nhìn bài vị Hồ Tôn Hiến, tâm tình của Từ Giai cũng rất phức tạp.
"Hồ thiếu bảo, à không, thái bảo, lão phu thừa nhận cuộc đời của ông tụt dốc có liên quan lớn tới ta. Thế nhưng ta không sợ ông về tìm ta, vì ta không thẹn với lòng... Kéo ông khỏi ghế tổng đốc đông nam, là việc bất kỳ một vị tể tướng nào cũng làm, chẳng có gì để nói. Bắt ông lên kinh thành là có chứng cứ xác thực, chứng minh ông có tội, nên ta mới phê chuẩn. Ta có thể thề, ta không hề có ý hại ông, về sau tình hình mất kiểm soát, ta chỉ có thể nói vô cùng nuối tiếc..."
Người thời đại đó tin vào linh hồn sống trên trời, cho nên đứng trước linh cữu của Hồ Tôn Hiến, Từ Giai không khỏi chột dạ, thầm biện bộ cho bản thân.
Chỉ là những lời này bách quan không ai nghe thấy, cũng không ai dám giục, đứng đó im lặng, chờ đợi, tới khi Từ Giai tỉnh lại, mới mở văn tế ra đọc.
Với văn tài chuyên viết thanh từ cho Gia Tĩnh của Từ Giai, tất nhiên văn tế thuộc hàng thượng hạng, nhưng ở đây toàn nhân vật tài cao tâm tư mẫn tiệp, nghe ra chút chút chột dạ và biển giải trong đó...
Trong đó có hai câu mang tính đại biểu nhất là "chấn cửu tiêu nhi ứng thiên mệnh, tình hà dĩ kham? Hưu binh qua nhi ai thương sanh, tâm vi chi thương " Câu đầu nói nguyên nhân lên Hồ Tôn Hiến công cao át chủ chuốc lấy họa, câu sau lại nói vì đại kế quốc gia mà chỉ đành, thỏ hết chó vào nồi.
Văn tế họ Từ đầy thứ thiếu dinh dưỡng, lại còn dài lê thê, khiến người ta nghe mà ngáp ngắn ngáp dài. Có điều không trách được Từ Giai, ông ta nói dối trước linh đường, sợ ma ám, nên mới lấy bản lĩnh thanh từ ra trừ ma đuổi quỷ.
Đợi Từ giai đọc xong, đám quan viên cơ bản đã ngủ rồi, nhưng khi nhìn thấy vị tiếp theo, tất cả đều lên tinh thần. Vì sao? Vì tới lượt Lý Xuân Phương, không biết Lý các lão có thể thản nhiên đối diện với Hồ đại soái không.
Người đợi chê cười hắn phải thất vọng, Lý các lão có thể leo tới vị trí thứ phụ một là viết thanh từ hay, hai là luyện ô quy đại pháp tới lô hỏa thuần thanh.
Hai thứ pháp bảo này hôm nay đều dùng hết, họ Lý mặt tỉnh queo đọc thứ văn chương làm đầu óc người ta mụ hết cả đi, sau đó nghiêm túc quay về vị trí, chẳng có chút nào thiếu tự nhiên.
Hiệu quả thôi miên chả kém gì Từ các lão, nhưng quan viên nhìn thấy vị tiếp theo, lại lên tinh thần. Chu choa, hôm nay tới đây thật là đáng...
Vị này là ai? Là Thẩm Mặc Thẩm Chuyết Ngôn từng là cấp dưới, là chí hữu của Hồ Tôn Hiến lúc sinh thời.
Quan viên đều nhìn Thẩm Mặc, đợi y đọc một bài văn khổ tình, thế nhưng, bọn họ lại thất vọng.
Chỉ thấy Thẩm Mặc mặt nặng nề đi tới chút linh cữu, đưa tay ra khẽ vuốt nắm quan tài gỗ, chưa lên tiếng, người đã run run, lâu lắm mới bình tĩnh lại lấy văn tế ra, bi thương rống lên:
- Ôi thôi, thương thay...
Tựa như bi ai từ tận đáy lòng, tiếp đó đọc " Ngày nào tháng nào năm nào, tới điếu tang trưởng quan Hồ công úy Tôn Hiến, thuộc hạ ngày nào Thẩm Mặc điếu tế..."
Bài văn cực độ khái quát công tội cả đời của Hồ Tôn Hiến, hơn nữa nói cái sai trước rồi nhắc công sau, chẳng vì quan hệ thân mật với Hồ Tôn Hiến mà bôi vẽ.
Tiếp đó câu cuối cùng "nhi kim lưỡng bất tư dã, toại dĩ ly vu hung " nói hắn không tự giữ gìn bản thân, kết bạn với đám người vong ân phụ nghĩa nuôi thành bi kịch hôm nay. Cả đoạn đầu áp ức tâm tình của mình, như tìm lý do thuyết phục bản thân... Hồ Tôn Hiến chết không trách người khác vậy.
Áp ức tới cực điểm đã bùng phát sau câu "thương thay" thứ hai, nghe ý tứ bên ngoài tựa hồ y nói mình dưới sự chỉ huy của Hồ công cũng không giữ mình, hôm nay Hồ công đã đi, sao dám không biết hổ thẹn định luận Hồ công?
Đương nhiên với thân phận các lão tôn quý, tất nhiên không kém tới mức chỉ biết phát tiết, y dùng câu cuối cùng "hi vọng nhân môn do thử học hội ‘tự luật ’ hòa ‘tư tha nhân chi công ", thăng hoa bài văn tế, ngụ ý kỳ vọng giải hết oan ức cho Hồ Tôn Hiến.
Bài văn tế này ngắn mà khắc chế, nhìn tựa như bình tĩnh lý trí, kỳ thực đầy tình cảm, bi thương, đau đớn áp chặt dưới đáy lòng.. Càng thêm cảm động lòng người.
Bách quan có mặt đều nghe ra, nếu chẳng phải tình cảm áp chế tới mức độ nào đó, thì không làm được loại văn chương này. Lại liên tượng tới thân phận và hoàn cảnh của Thẩm các lão, lòng không khòi bùi ngủi, lại thầm ủng hộ vì sự khắc chế của y.