Nếu như nói nam tuần là cuộc hành trình vui vẻ mà khó quên, tin rằng hơn hai nghìn người đi theo thánh giá đều đồng ý, bọn họ thoát khỏi phiền não trong cuộc sống hàng ngày, theo hoàng đế ngồi thuyền, xem hết thắng cảnh Giang Nam, hưởng thụ đặc sản các nơi, vui quên lối về.
Nhưng tất cả định sẵn sẽ chấm hết trên đường trở về, chẳng phải quan viên nội địa chiêu đãi thiếu chu toàn, cũng chẳng phải cưỡi ngựa khó chịu hơn ngồi thuyền, mà là vì cái thời tiết quái quỷ đáng ghét.
- Cái thứ bại não nào định ra thời tiết này chứ!
Tam Xích đi trên con đường lầy lội, mấy lần suýt ngã, tức tối nhìn màn mưa u tối, chửi rủa luôn mồm:
- Sao mưa xuống một cái là không chịu dứt.
Thẩm Mặc thì ngã liền mấy lần, nhưng y chịu được lại còn cười:
- Đây là tiết mai vũ, biết uy lực của nó chưa?
Chẳng hiểu sao lại trùng hợp như vậy, ngày xuất phát trời còn tạnh, mà hôm sau may đen đã ùn ùn kéo tới, kiến rủ nhau chuyển nhà, chim én bay thấp, cho dù là kẻ ngốc nhất cũng biết, sắp có mưa rồi.
Rồi ngày thứ ba mưa đổ xuống, mưa không lớn lắm nhưng hết sức dai dẳng, mưa suốt một ngày không dừng, thêm một ngày nữa, vẫn không dừng, mà còn càng mưa càng lớn, đi trên mặt đất mà cứ như đi trên suối, người ngã ngựa đổ là chuyện cơm bữa.
Vì thế trong ngày thứ tư này sáng tạo ra một kỷ lục hành quân --- Mười lăm dặm đã phải cắm trại rồi, ba ngày cộng lại, vừa vặn đi được một trăm trăm dặm, mà mệt tới nhừ tử, không ít người bắt đầu kêu ca tại sao không đi về theo đường cũ. Nếu ngồi thuyền, mưa xuống chỉ coi như ngắm cảnh, đâu phải chịu tội chịu nợ thế này.
Nhưng bọn họ chưa phải thảm nhất, ít nhất sung sướng hơn thái giám Hỗn đường ti nhiều, cũng hành quân trong mưa, nhưng khi cắm trại chẳng được nghỉ ngơi, phải ngựa không ngừng vó đun nước nóng, đưa cho thần tiên các nơi, tránh cho họ bị lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tam Xích và Thẩm Mặc chiếm hai hạn ngạch vào đây, chẳng làm gì hết, tăng thêm không ít gánh nặng cho những người khác, ảnh hưởng tới đoàn kết, bất lợi cho việc ẩn giấu.
Cho nên hai người chủ động nhận nhiệm vụ đun nước, đối với hai người từng ăn sương nằm gió mà nói, đây chẳng phải chuyện khó khăn gì, nhưng mà phải nói sao đây nhỉ?
- Đun nước bằng củi ướt, vừa khó vừa tốn công.
Tam Xích đã bị hun thành quan công rồi, nhưng trong nồi chưa thấy sôi.
Thẩm Mặc cũng chẳng khá hơn, đun không được nước lại ho liên tục. Củi khô hôm qua đốt hết rồi, còn lại toàn củi ướt, đem đốt chỉ thấy khói bốc lên không thấy lửa đâu, thật khiên người ta tức điên.
Tới khi công việc trong ngày làm xong thì đã quá nửa đêm, Thẩm Mặc xoa bả vai đau nhức, cảm thấy toàn thân như có kim châm, muốn chui vào trong chăn không ra nữa.
Nhưng bọn họ vào đây không phải chỉ để bổ củi đun nước, cho nên nghỉ ngơi một chút lại sách nước đi, làm đám thái giám không hiểu nội tình than thở:" Chuyên nghiệp thật!"
Bước thấp bước cao đi tới lều của Thôi Duyên thì nước trong thùng đã đổ ra ngoài gần hết.
- Sao tới muộn thế?
Thấy bọn họ, Thôi Duyên chẳng đứng dậy, mắt quay lại quyển sách:
- Người ta bẩn hết rồi.
- Hôm nay bận quá... Bao nhiêu người cần nước nóng tắm rửa, chúng tôi làm kịp à?
Thẩm Mặc tức tối nói:
Thôi Duyên bỏ sách xuống, đi tới nhìn thùng nước, lại trách móc:
- Nước bên trong đâu? Không có nước làm sao mà tắm rửa đây?
Thẩm Mặc hừ một tiếng:
- Lão Thôi, ông coi ta thành thái giám thật đấy à?
Thôi Duyên ngẩn ra, vội vàng xin lỗi:
- Xấu hổ quá, quen rồi, quen rồi.
- Bỏ đi, ông coi cuốn sách kia hai ngày rồi, rốt cuộc có thu hoạch gì không?
- Có, quá có ấy chứ.
Thôi Duyên kích động nói:
- Ngài không biết đấy, cùng là chứng bệnh, nhưng ở Giết Giang và Hồ Quảng lại có khác biệt, cho nên phải liệu cơm gắp mắm, trị ngay ở đương địa... Đương nhiên, ta vừa mới biết thôi.
- Vậy có biện pháp không?
Thẩm Mặc không quan tâm kiến thức y thuật, y chỉ muốn biết tiến triển ra sao.
- Có, Lý sư phụ là người Hồ Quảng, kinh nghiệm ở phương diện này đặc biệt phong phú, có phương thuốc chuyên môn cho già trẻ, ví dụ như...
Ông ta liệt kê ra một lô một lốc ví dụ nghe đau tai.
Thẩm Mặc lại phấn phấn:
- Vậy ông còn chờ gì nữa, mau đi chữa trị đi chứ!
- Ta vẫn còn có chỗ chưa chắc lắm.
Thôi thái y cười khổ:
- Người thường có thể thử, nhưng hoàng thượng dùng thuốc phải hết sức thận trọng.
Thôi Duyên lại giở cái luận điệu đó ra, vì ngàn năm qua, các thái y có một điều hiểu ngầm trong lòng với nhau, là không dùng thuốc mạnh cho hoàng thượng, nếu hoàng thượng không chịu nổi thì ngươi chỉ còn đường chết cùng.
Nhưng nếu dùng không đủ liều, làm bệnh hoàng đế cứ trở đi trở lại, thì qua một thời gian chết rồi thì trách nhiệm của ngươi nhẹ hơn nhiều, cùng lắm cách chức cho ít tiền đưa về nhà.
Cho nên với thứ thuốc có khả năng mang tới phản ứng mạnh đều không có thiện cảm gì.
Thẩm Mặc bấy giờ mới hiểu, vì sao xưa nay bao nhiêu hoàng đế chết vì chứng bệnh không nguy hiểm, một số thậm chí còn bị người đời sau lấy làm ví dụ chứng minh Trung y là vô dụng, nhưng người thực sự gặp được mới biết, vấn đề không phải ở y thuật, mà là ở y đức.
Thẩm Mặc khuyên nhủ Thôi Duyên:
- Gần đây không khí rất khác thường, thời tiết cũng tệ hại, ta lo nếu có chuyện xảy ra, tới khi đó ông sẽ thành tội nhân lịch sử, lúc đó có chết cả trăm lần cũng có tác dụng gì? Nếu là phương thuốc của Lý thần y, không có khả năng có vấn đề lắm, nguy hiểm hai ta cùng gánh chịu, được không?
Thôi Duyên cũng biết tình hình nguy cấp, nghĩ rất lâu mới nhượng bộ:
- Vậy ta phải thí nghiệm trước.
- Thí nghiệm như thế nào?
- Thường là dùng người cùng chứng bệnh cho bọn họ uống thuốc trước, nếu như bệnh nhân khỏi thì mới cho hoàng thượng dùng.
- Không được.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Một là chúng ta không có nhiều thời gian như thế, hai là nếu thí nghiệm sẽ không qua được mắt Trần Hồng. Nếu Trần Hồng biết còn để ông tiếp tục sao?
- Hắn đồng ý cho chúng tôi chữa trị mà.
Thôi Duyên lấy làm lạ:
- Giờ có hi vọng chẳng nhẽ lại thái độ?
- Đương nhiên.
Thẩm Mặc cười lạnh:
- Thứ cho ta nói thẳng, tới ta còn biết tác phong "không cầu có công, chỉ mong không tội" của thái y, càng chẳng nói tới loại người ở trong cung cả đời như Trần Hồng. Hắn nhận định các ông tối đa mang tâm lý duy trì hiện trạng của hoàng thượng nên mới dám để các ông chữa trị.
Y nói với vẻ gây sự:
- Ta dám cược, chỉ cần ông đưa ra thuốc đặc hiệu, hắn sẽ trở mặt ngay, tin không?
Rồi đưa tay lên cổ cứa một cái, khiến Thôi Duyên hoảng sự rụt người lại.
- Vậy hắn làm thế chẳng phải bằng với mưu sát hoàng thượng sao?
Thôi Duyên nuốt nước bọt.
- Hắn có ý đó không thì ông rõ nhất.
Thôi Duyên ngồi phệt xuống ghế, những điều nhìn tận mắt thấy từ khi vào cung tới nay làm ông ta sớm có giác ngộ rồi.
Thẩm Mặc lặng lẽ đứng đó đợi ông ta trả lời.
Bên tai Thôi Duyên là tiếng ù ù, bị bóng tối và sợ hãi bao vây, nhưng nhìn đôi mắt sáng như sao, miệng mang nụ cười tự tin của Thẩm Mặc làm ông ta dần trấn tĩnh lại, ánh mắt không còn hoảng loạn nữa.
Cuối cùng ông ta gật đầu, Thẩm Mặc đáp lại bằng nụ cười ấm áp:
- Cuộc đời ông sẽ thay đổi vì quyết định này.
Thôi Duyên lại không cười, mà nghiêm nghị nói:
- Ta có thể không tìm người dùng thử, nhưng ta phải dùng thử trước.
- Vì sao?
- Điều này không liên quan tới thân phận của người bệnh mà là giới hạn của y sinh. Ta không thể đem phương thuốc chưa kiểm chứng dùng trên người bệnh nhân.
- Mất bao lâu?
- Ba ngày, không, hai ngày.
Thôi Duyên cắn răng đáp.
- Được.
Thẩm Mặc vỗ vai ông ta:
- Có điều thuốc này để ta dùng.
- Đại nhân...
Thôi Duyên cả kinh.
- Ta thấy để ta dùng thì hơn, chẳng may có chuyện thì ông còn cứu được ta, phải không?